Bài giảng Tuần 33: Polime (tiếp)

MỤC TIÊU:

- Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ, caosu và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.

- Rèn luyện kỹ năng viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức của monome

 B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Mẫu vật hoặc tranh ảnh về chất béo, tơ, cao su.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 33: Polime (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần33: 
polime (tiếp)
Ngày soạn:
Tiết 66:
Ngày dạy: 
A. Mục tiêu: 
- Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ, caosu và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế. 
- Rèn luyện kỹ năng viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức của monome
 B. Phương tiện dạy học: 
Mẫu vật hoặc tranh ảnh về chất béo, tơ, cao su. 
C. Các bước lên lớp:
I. ổn định lớp (2')
9A Vắng 	9C Vắng 
9B Vắng 	 	9D Vắng 
II. Kiểm tra bài cũ(5’)
	? Thế nào là polime? có mấy loại polime ?
	? Nêu các tính chất vật lý của polime
III. Bài mới (32')
II. ứng dụng của polime
1. Chất dẻo là gì? 
GV: Đưa cho HS quan sát các vật dụng bằng chất dẻo. 
a) Khái niệm. 
? Chất dẻo là gì? 
HS nêu khái niệm chất dẻo
- Chất dẻo là loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo nghĩa là khi ép chất dẻo vào khuôn ở to thích hợp sẽ tan thu được các vật phẩn có hình dạng XĐ 
? Cho biết TP của chất dẻo bao gồm những chất gì? 
HS nêu TP của chất dẻo . 
b) Thành phần của chất dẻo 
GV: Lưu ý: Chất phụ gla rất độc, gây mùi. 
- Chất hoả dẻo. 
? Khí sử dụng cần lưu ý gì? 
Khi sử dụng các chất dẻo để đựng thực phẩm không được dùng chất dẻo có phụ gia gây độc 
- Chất độn 
- Chất phụ gia 
? Chất dẻo có ưu điểm gì?
HS nêu ƯD của chất dẻo: nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công..
c. Tính chất (SGK)
2. Tơ là gì?
GV dưa ra các loại tơ
? Tơ là gì?
HS nêu khái niệm về tơ
a. Khái niệm (SGK)
? Dựa theo nguồn gốc và cách chế tạo, tơ chia làm mấy loại? cho VD
HS nêu phân loại.
Cho VD về các loại tỏ
b. Phân loại
- Tơ thiên nhiên 
- Tơ hoá học
- Tơ nhân tạo
- Tơ tổng hợp
? So sánh tính chất của 2 loại tơ: 
Tơ TN và tơ hoá học?
- Tơ hoá học bền, đẹp, khi giặt dễ sạch, phơi mau khô
3. Cao su là gì?
? Cao su có đặc tính đặc biệt gì?
Từ đó GV khái niệm cao su
- Có đặc tính: Đàn hồi
a. Khai niệm 
(SGK)
? Cao su được chia làm mấy loại?
- Cao su được chia làm 2 loại
b. Phân loại
- Cao su thiên nhiên
- Cao su tổng hợp
? Nêu ưu điểm của cao su?
? Cao su được trồng nhiều ở đâu
HS nêu các Ưđ của cao su
HS nêu: Việt Nam Campuchia, Indonexia, Braxin
c. Tính chất
Đàn hồn, không thấm nước không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện 
IV. Củng cố bài - kiểm tra đánh giá (4’)
- Đọc kết luận SGK
- Làm bài 4-C; làm thế nào để phân biệt da giả và da thật.
V. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học bài
- Làm bài 5 SGK.
- Chuẩn bị tường trình giờ thực hành.
Tuần 34: 
Thực hành
Ngày soạn:
Tiết 67:
Ngày dạy: 
A. Mục tiêu: 
- Củng cố các kiến thức về phản ứng đặc trưng của glucozơ, Saccarozơ, tinh bột.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ thuật thực hành TN, rèn luyện ý thức cẩn thận kiên trì học tập và thực hành hoá học.
 B. Phương tiện dạy học: 
- ống nghiệp, giá TN, đèn cồn.
- Dung dịch glucozơ, Sacconzơ, tinh bột, AgNO3, NH3, IOT.
C. Các bước lên lớp:
I. ổn định lớp (2')
9A Vắng 	9C Vắng 
9B Vắng	 	9D Vắng 
II. Kiểm tra bài cũ
III. Bài mới (35')
Thí nghiêm 1: C6H12O6+Ag2Ođ
Yêu cầu HS nêu cách tiến hành TN
HS nêu cách tiến hành TN
* Cách tiến hành.
GV; Lưu ý: 
- Làm nhẹ nhàng không đung quá nóng, không lắc ống nghiệm 
- Cần sửa ống nghiệm thật sạch, trắng bằng dd NaOH loãng.
- Yêu cầu cá
c nhóm làm TN 
Các nhóm tiến hành làm TN 
GV: Theo dõi, uốn nắn. 
* Hiện tượng 
Gọi các nhóm báo cáo kết quả 
Các nhóm nêu hiện tượng của phản ứng 
- Có lớp Ag mỏng bám trên thành ống nghiệm giống như gương 
Gọi HS viết PT phản ứng 
Đại diện lên viết PT phản ứng 
NH3
* Phản ứng 
C6H12O6(dd) + Ag2O(dd) đ C6H12O7(dd) + 2Ag(r)
* Thí nghiệm 
Phân biệt glucozơ, saccarozơ
Yêu cầu đại diện trình bày cách tiến hành. 
Đại diện trình bày cách tiến hành TN
3 lọ
ddiot
GV: Treo sơ đồ bảng phụ 
Tinh bột glucozơ ,saccarozơ 
 +Ag2O trong NH3
 glucozơ saccarozơ
Yêu cầu các nhóm tiến hành làm TN 
Các nhóm làm TN theo sơ đồ 
* Hiện tượng 
- Nhỏ dd iot vào có 1ống nghiệm xuất hiện màu xanh đ tinh bột 
Gọi các nhóm nhận xét hiện tượng 
HS nêu nhận xét phản ứng 
2 ống nghiệm kia không có hiện tượng gì 
- Cho AgNO3 trong amoniac vào 2 ống nghiệm còn lại, 1ống nghiệm xuất hiện kết toả Ag đ glucozơ 
Gọi các nhóm viết PT phản ứng xảy ra 
HS viết PT phản ứng 
ống nghiệm kia là saccrozơ 
NH3
- PT phản ứng: C6H12O6(dd)+ Ag2O(dd) đ C6 H12O7(dd)+ 2Ag(r)
IV. Củng cố bài - kiểm tra đánh giá (5’)
? Nêu tính chất H2 khác nhau của gliexit? 
- GV: Nhận xét buổi thực hành 
- HS làm hoàn thành tường trình 
- Thu dọn dụng cụ 
V. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học bài
- Xem tiết ôn tập 

File đính kèm:

  • docHoa 9 - 66.doc