Bài giảng Tuần 32 - Tiết 68: Bài ôn tập học kì II
1. Kiến thức: - Học sinh cần nắm được khái quát lại các kiến thức đã học ở chương IV, V, VI về tính chất, điều chế, ứng dụng của oxi, hidro, nước
- Nắm lại định nghĩa về dung dịch, nồng độ dung dịch , độ tan của một chất
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng viết CTHH của các chất
- Kĩ năng giải toán theo PTHH
3. Thái độ: Có lòng ham học hỏi, say mê nghiên cứu tìm tòi
Tuần:32 Ngày soạn: 27/04/08 Tiết: 68 Ngày dạy : 29/04/08 Bài ÔN TẬP HỌC KÌ II I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Học sinh cần nắm được khái quát lại các kiến thức đã học ở chương IV, V, VI về tính chất, điều chế, ứng dụng của oxi, hidro, nước - Nắm lại định nghĩa về dung dịch, nồng độ dung dịch , độ tan của một chất 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng viết CTHH của các chất - Kĩ năng giải toán theo PTHH 3. Thái độ: Có lòng ham học hỏi, say mê nghiên cứu tìm tòi II . CHUẨN BỊ: A. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ ( Nội dung ôn tập) - Phiếu học tập cho các nhóm 2. Chuẩn bị của học sinh - Oân lại các bài học của chương IV, V, VI B. PHƯƠNG PHÁP : Thảo luận nhóm, nêu vấn đề III . TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Giới thiệu bài: ( 1 phút):Các em đã tìm hiểu được khí oxi, khí hidro, nước có những tính chất , điều chế và ứng dụng như thế nào? Chúng ta đã biết làm thế nào để có một dung dịch? Cách đọc tên, phân loại của các oxit, axit, bazơ, muối. Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn lại những kiến thức đó để chuẩn bị tốt cho học kì II 2. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ( 38 phút) Gv cho học sinh các nhóm lần lược thảo luận và hoàn thành thông tin vào phiếu học tập 1, 2, 3 Gv có thể gọi hoặc chỉ định một vài học sinh đại diện các nhóm lên hoàn thành thông tin vào bảng phụ trên bảng của Gv hoặc học sinh đọc Gv điền thông tin vào bảng + Ở bảng 1 nước không có điều chế nên cho học sinh phân tích thành phần của nước? + Bảng 2 nêu lại chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa? Yêu cầu Hs xác định quá trình sự khử và oxi hóa? + Bảng 3 đọc tên các hợp chất đó? Gv đặt câu hỏi cho học sinh trả lời độc lập: + Thế nào là chất tan, dung môi, dung dịch? + Độ tan của một chất trong nước được xác định như thế nào? Gv lưu ý cho học sinh xem bảng tính tan + Thế nào là nồng độ % của dung dịch? Viết biểu thức tính? + Thế nào là nồng độ mol/ lít của dung dịch? Viết biểu thức tính? Học sinh các nhóm thảo luận và hoàn thành thông tin vào phiếu học tập. Đại diện các nhóm hoàn thành thông tin bài học. + Nước là hợp chất gồm có 2 nguyên tố H và O.Chúng đã hóa hợp với nhau theo tỉ lệ: Về thể tích: 2 phần H và 1 phần O Về khối lượng: 1 phần h và 8 phần O + Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác + Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác + Sự oxi hóa là sự tác dụng một chất với oxi + Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất + Đọc tên: + Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi + Dung môi là chất có khả năng hoà tan được chất khác để tạo thành dung dịch + Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi + Số gam chất đó tan được trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ xác định + Nồng độ phần trăm của dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 g dung dịch. C% = 100% + Là cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch CM = Bảng 1. Tính chất, ứng dụng, điều chế Oxi, Hidro, Nước. Tính chất vật lí Tính chất hóa học Điều chế Oxi Oâxy là chất khí không màu, không mùi, Ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oâxy hóa lỏng ở –183 độ C. Oâxy lỏng có màu xanh nhạt. Tác dụng với phi kim S + O2 SO2. 4P + 5O2 2 P2O5 Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 Fe3O4 Tác dụng với hợp chất CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Trong phòng thí nghiệm phân hủy các chất ở nhiệt độ cao như : KMnO4, KClO4 Trong công nghiệp từ nước, không khí. Hidro Chất khí không màu, không mùi, không vị. - Ít tan trong nước. - Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí. Tác dụng với oxi: 2 H2 + O2 2 H2O Tác dụng với oxit kim loại: CuO+ H2 H2O + Cu Trong phòng thí nghiệm cho kim loại như Zn , Al , Fe tác dụng với ddịch HCl , H2SO4 Trong CN bằng cách điện phân nước, dùng than khử hơi nước Nước Là chất lỏng , không màu , không mùi, không vị.. - Hoà tan được một số chất tạo thành dung dịch - Sôi ở 100o C tạo chất hơi - Hoá rắn ở 0oC tạo chất rắn Tác dụng với Na 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 Tác dụng với oxit bazơ CaO + H2O Ca(OH)2 Tác dụng với oxit axit: P2O5 + 3H2O 2H3PO4 Bảng 2. Các phản ứng hóa học Phản ứng hóa học Định nghĩa Cho ví dụ Hóa hợp Trong đó chỉ có 1 chất mới tạo thành (Sphẩm) từ 2 hay nhiều chất ban đầu CaO + H2O Ca(OH)2 2 Fe + 3 Cl2 2 FeCl3 Phân hũy Trong đó có một chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới. 2KClO3 2 KCl + 3O2 Oxi hóa – khử Trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. CO2 + 2Mg 2MgO + C Phản ứng thế Giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của nguyên tố có trong hợp chất. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 Cu+2AgNO3Cu(NO3)2+2Ag Bảng 3. Các loại hơp chất vô cơ Định nghĩa CTTQ Phân loại Cho ví dụ Oxit Gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxy. R2Ox Oxit axit Oxit bazơ P2O5 ,CO2 ,SO3 K2O , Fe2O3 ,CaO Axit 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. HnA Axit có oxi Axit không có oxi H2SO4 ,H2SO3 HCl, H2S Bazơ Có một nguyên tủ kim loại liên kết môt hay nhiều nhóm hiđrroxit OH B(OH)n Bazơ tan( kiềm) Bazơ không tan NaOH, KOH Fe(OH)3 Zn(OH)2 Muối Có nhiều nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit MxAy Muối axit Muối trung hòa NaHCO3, KH2PO4 Na2CO3 , NaCl IV . CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố: (5 phút): - Cho Hs nhắc lại một số tính chất hóa học của oxi, nước - Cho Hs nhận biết 4 chất khí bị mất nhãn đựng trong các lọ riêng biệt: Oxi, Hidro, Nitơ, Không khí 2. Dặn dò: ( 1 phút): - Về nhà học lí thuyết đã ôn - Xem lại dạng bài tập tính theo PTHH . V . NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tiet 68 On tap Hoa 9 HKII.doc