Bài giảng Tuần 32 - Tiết 64: Protein

Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS nắm protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống.

- Biết được protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều aminoaxit tạo nên.

- Nắm được hai tính chất hoá học quan trọng của protein là phản ứng thuỷ phân và sự đông tụ.

2. Kỹ năng:

Rèn kỹ năng liên hệ thực tế đời sống với hoá học hữu cơ.

3. Thái độ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 32 - Tiết 64: Protein, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	32	Soạn ngày: 20/04/09
Tiết:	64 	 Giảng ngày: 24/04/09
protein
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nắm protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống.
- Biết được protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều aminoaxit tạo nên.
- Nắm được hai tính chất hoá học quan trọng của protein là phản ứng thuỷ phân và sự đông tụ.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng liên hệ thực tế đời sống với hoá học hữu cơ.
3. Thái độ: 
Giáo dục ý thức tìm hiểu các hiện tượng hoá học hữu cơ, các chất hoá học liên quan đến cuộc sống.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Tranh mẫu vật có chứa protein; 5 ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, đèn cồn, diêm,ống hút, ống hút hoá chất, chổi rửa. Hóa chất: lòng trắng trứng, dd rượu etylic.
- Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài và đem theo lòng trắng trứng.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
 ? Chữa BT4 SGK tr.158?
Giớ thiệu bài mới :
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên:
* Mục tiêu: - HS nắm protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
GV cho HS xem tranh mẫu vật có chứa protein.
? Liên hệ thực tế và tham khảo SGK cho biết trong tự nhiên protein có nhiều ở đâu?
Xem tranh và trả lời:
- Protein có nhiều trong cơ thể người và động thực vật: máu, trứng, sữa,.....
* Tiểu kết: Protein có nhiều trong cơ thể người và động thực vật: máu, trứng, sữa,.....
 * Hoạt động 2: Thành phần và cấu tạo phân tử.
* Mục tiêu: - Biết được protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều aminoaxit tạo nên.	
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
GV thuyết trình cấu tạo phân tử protein: Protein có phân tử khối rất lớn, từ vài vạn đến vài triệu đơn vị cacbon và có cấu tạo rất phức tạp.
HS nghe và ghi.
* Tiểu kết: 
1. Thành phần nguyên tố.
- Thành phần chủ yếu trong protein là C,H,N,O và một lượng nhỏ S, P, K
2. Công thức phân tử.
- Protein có phân tử khối rất lớn được tạo ra từ các aminoaxit (mắt xích)
 * Hoạt động 3: Tính chất hoá học.
* Mục tiêu: - Nắm được hai tính chất hoá học quan trọng của protein là phản ứng thuỷ phân và sự đông tụ.
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế đời sống với hoá học hữu cơ.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
GV: giới thiệu vì phân tử protein được tạo thành từ nhiều mắt xích aminoaxit nên sẽ bị thuỷ phân tạo thành các aminoaxit.
GV hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm:
Đốt cháy một ít tóc hoặc sừng.
? Nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận?
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các bước:
Cho một ít lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm.
ống 1+H2O đun nóng
ống 2+ rượu lắc đều
? Hãy quan sát và nhận xét hiện tượng?
GV: Đó chính là sự đông tụ. Liên hệ với riêu cua nổi khi nấu canh.
HS: Chú ý nghe giảng.
- Các hóm HS làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
- Có mùi khét, vậy ở nhiệt độ cao protein phân huỷ thành chất bay hơi có mùi khét.
HS làm TN theo hướng dẫn.
Có xuất hiện chất không tan màu trắng.
* Tiểu kết: 
1. Phản ứng thuỷ phân:
 axit 
Protein + H2O hỗn hợp aminoaxit
 to
2. Sự phân huỷ bởi nhiệt độ tạo thành chất bay hơi và có mùi khét.
3. Sự đông tụ (đây không phải là phản ứng hoá học)
Khi đun nóng hoặc cho thêm rượu etylic protein bị đông tụ.
* Hoạt động 4: Ứng dụng:
* Mục tiêu: - Nắm được một số ứng dụng của Prôtêin. 
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
? Bằng hiểu biết thực tế hãy nêu ứng dụng protein?
Học sinh trả lời.
* Tiểu kết: 
4. Củng cố
? Nêu hiên tượng xảy ra khi vắt chanh vào sữa bò hay sữa đậu nành?
(Có sự đông tụ. Nếu đun nóng thì kết tủa đó lại bị phân huỷ thành các aminoaxit)
? Tương tự CH3COOH, NH2- CH2- COOH cũng có các tính chất hoá học tương tự. Hãy viết PTPƯ với aminoaxetic:
( .....+ Na 
( .....+ Na2CO3 
( .....+ NaOH 
( .....+ Na2O 
( .....+ C2H5OH 
5. Dặn dò:
BTVN: 1,2,3,4 SGK
Đọc trước bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 64.doc