Bài giảng Tuần 31 - Tiết 61 - Bài 47: Chất béo

A. Mục tiêu :

- Nắm được định nghĩa chất béo

- Nắm được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của chất béo

- Viết được công thức phân tử của glixeryl, công thức tổng quát của chất béo

- Viết được phương trình hoá học của phản ứng thủy phân và phản ứng xà phòng hoá

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 31 - Tiết 61 - Bài 47: Chất béo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61 Bài 47 CHẤT BÉO
Tuần 31
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Nắm được định nghĩa chất béo
- Nắm được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của chất béo 
- Viết được công thức phân tử của glixeryl, công thức tổng quát của chất béo 
- Viết được phương trình hoá học của phản ứng thủy phân và phản ứng xà phòng hoá 
B. Đồ dùng dạy học :
- 2 ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 1 giá ống nghiệm 
- Dầu ăn, benzen, nước 
C. Tién trình bài giảng :
1. Mở bài : 1’
Chất béo là một thành phần quan trọng trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta . Vậy chất béo là gì ? Thành phânf và tính chất của nó tnhư thế nào ? Ta cùng tìm hiểu bài 47
2. Phát triển bài : 35’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
5’
10’
10’
5’
I. Chất béo có ở đâu ?
Trong cơ thể động vật chất béo tập trung nhiều ở mô mỡ, thực vật tập trung nhiều ở quả và hạt 
II. Chất béo có những tính chất vật lí quan trọng nào ?
Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hoả 
III. Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào ?
Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixeryl và các axit béo 
Công thức tổng quát : (R-COO)3C3H5
- R-COOH : Axit béo
- R : C17H33 , C17H35 , C15H31 , . . .
- C3H5(OH)3 : Glixeryl
IV. Chất béo có những tính chất quan trọng nào ?
1. Phản ứng thuỷ phân :
Đun chất béo với nước có axit làm chất xúc tác , chất béo bị thuỷ phân thành glixeryl và axit béo 
(R-COO)3C3H5 + 3H2O 3R-COOH + C3H5(OH)3
2. Phản ứng xà phòng hoá :
Khi đun chất béo với dung dịch kiềm tạo thành glixeryl và muối của các axit béo 
(R-COO)3C3H5 + 3NaOH C3H5(OH)3 + 3R-COONa
IV. Ứng dụng :
- Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn
- Trong công nghiệp chất béo đùng để điều chế glixeryl và xà phòng 
- Cần bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc cho vào chất béo 1 ít chất chống oxi hoá hay đun với muối 
- Em hãy kể tên những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo mà em biết ?
- Bổ sung và giới thiệu thêm 
- Tiến hành thí nghiệm cho 1 ít nước và benzen vào 2 ống nghiệm . Cho vài giọt dầu ăn vào . Nhận xét ?
- Nêu tính chất vật lí quan trọng của benzen
- Giới thiệu :
+ Ở nhiệt độ phòng : Chất béolấy từ mỡ động vật ở thể rắn. Chất béo lấy từ dầu thực vật ở thể lỏng 
+ Khi đun chất béo với nước ở nhiệt độ và áp suất cao : Tạo thành glixeryl và axit béo 
- Hãy phát biểu định nghĩa ?
- Lưu ý :
+ R no : chất béo ở thể rắn
+ R không no : Chất béo ở thể lỏng 
- Do phản ứng xảy ra chậm , nên không thể tiến hành trên lớp 
- Gọi 1 học sinh lên bảng viết và cân bằng phương trình 
- Giới thiệu phản ứng xà phòng hoá 
- Viết phương trình hoá học ? 
- Chất béo có vai trò gì đối với con người và động vật ?
- Sửa chữa - Bổ sung 
- Giới thiệu 1 số biện pháp bảo quản chất béo ?
- Học sinh kể tên những loại thực phẩm có chất béo : Mỡ, dầu . . .
- Nhận xét : Dầu ăn nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong benzen
- Học sinh phát biểu định nghiã theo phương pháp thuỷ phân 
- Viết phương trình thuỷ phân chất béo 
- Viết phương trình 
- Là thành phần cơ bản trong khẩu phần ăn
3. Củng cố : 5’
Viết 2 phương trình hoá học : Phản ứng thuỷ phân và phản ứng xà phòng hoá 
4. Kiểm tra, đánh giá : 3’
Phương pháp để làm sạch dầu ăn đính vào quần áo là :
a. Giặt bằng nước 
b. Giặt bằng xà phòng 
c. Tẩy bằng cồn 960
d. Tẩy bằng giấm 
e. Tẩy bằng xăng 
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : Bài 4 SGK
- Chuẩn bị trước bài luyện tập 48 

File đính kèm:

  • docTiết 61 Bài 47 CHẤT BÉO.doc