Bài giảng Tuần 30 - Tiết 59 - Bài 39: Bài thực hành 6 (tiếp)

MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức

- Củng cố và nắm vững tính chất của nước.

- Củng cố về các biện pháp đảm bảo an toàn khi học tập và nghiên cứu hoá học .

2. Kĩ năng

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm hoá học , viết PTHH.

3. Thái độ

- Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và trong thực hành thí nghiệm

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 30 - Tiết 59 - Bài 39: Bài thực hành 6 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn :28/03/2010
Tiết 59 Ngày dạy :	
BÀI 39: BÀI THỰC HÀNH 6 
I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải: 
1. Kiến thức
- Củng cố và nắm vững tính chất của nước.
- Củng cố về các biện pháp đảm bảo an toàn khi học tập và nghiên cứu hoá học .
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm hoá học , viết PTHH. 
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và trong thực hành thí nghiệm 
II. CHUẨN BỊ
GV: Nước tác dụng với Na, tác dụng với vôi sống, tác dụng với điphotpho pentaoxit.
HS: Ôn lại kiến thức và xem trước bài thực hành. 
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định lớp: (1’) 8A1/ 8A2/
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Để củng cố các kiến thức về tính chất hoá học của nước đồng thời rèn luyện kĩ năng tiến hành một số thí nghiệm với Na, với điphotpho pentaoxit .
b. Các hoạt động chính: 
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức (5’)
- GV: Ổn định tổ chức lớp, nêu quy định của buổi thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị 
- GV: Nêu tính chất hoá học của nước ?
- GV: Hôm nay các em sẽ tiến hành làm các thí nghiệm chứng minh cho các tính chất đó
- HS: Ổn định lớp
- HS: Nước tác dụng với Na, oxit bazơ, oxit axit
- HS: Nghe giảng
Hoạt động 2: Thí nghiệm “ nước tác dụng với Na” (10’) 
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 
-GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng thí nghiệm
- GV: Vì sao quỳ tím chuyển sang màu xanh ?
- GV: YC HS viết phương trình phản ứng
- HS: Làm thí nghiệm theo nhóm
- HS: Miếng Na chạy trên mặt nước, có khí thoát ra và quỳ tím chuyển sang màu xanh 
- HS: Vì phản ứng giữa Na và nước tạo thành dung dịch bazơ
- Na + H2O NaOH +H2
Hoạt động 3: Thí nghiệm “ nước tác dụng với vôi sống” (10’) 
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2
- GV: Gọi HS nêu các bước làm 
- GV: Gọi 1 nhóm nêu hiện tượng 
- GV: Gọi HS viết phương trình phản ứng
- HS: Lam thí nghiệm 
- HS: Cho 1 mẫu vôi sống bằng hạt ngô vào bát sứ. Rót 1 ít nước vào vôi sống. Nhúng mẫu giấy quỳ tím vào. Quan sát
-HS: Mẫu vôi sống nhão ra, phản ứng toả nhiều nhiệt, mẫu giấy quỳ chuyển sang màu xanh 
- HS: CaO + H2O Ca(OH)2
Hoạt động 4: Thí nghiệm “ nước tác dụng với P2O5 (10’) 
-GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3
- Cho 1 lượng nhỏ phot pho đỏ vào muỗng sắt. Đốt photpho đỏ trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh muỗng sắt có chứa photpho đỏ đang cháy vào lọ oxi ( trong lọ đã có sẵn 3 ml nước). Lắc cho P2O5 tan hết trong nước. Cho mẫu giấy quỳ vào lọ và quan sát 
- GV: Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng 
- GV: Gọi HS viết phương trình phản ứng 
- HS: Làm thí nghiệm 
- HS: Photpho đỏ cháy sinh ra khói trắng. Miếng giấy quỳ chuyển sang màu đỏ
- HS: P2O5 + H2O H3PO4 
Hoạt động 5: Thu dọn và làm tường trình (7’)
- GV: Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm
- GV: Cho HS làm tường trình
- HS: Làm theo hướng dẫn
- HS: Làm tường trình
3. Nhận xét – Dặn dò: (2’)
- Dặn các em Chuẩn bị bài 40” Dung dịch “.
4. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docbai 39 thuc hanh 6.doc