Bài giảng Tuần 3 - Tiết 67 - Bài 45: Bài thực hành 7
Kiến thức:
- Hs nắm vững :
+ Cách tính toán dựa vào nồng độ dung dịch và nồng độ mol
+ Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước và pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước với các dụng cụ cần thiết
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm
3. Thái độ:
- Hs biết các biện pháp an toàn khi học tập và nghiên cứu hoá học
Tuần: 3 Ngày soạn: Tiết: 67 Ngày dạy : Bài 45 BÀI THỰC HÀNH 7 I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Hs nắm vững : + Cách tính toán dựa vào nồng độ dung dịch và nồng độ mol + Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước và pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước với các dụng cụ cần thiết 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm 3. Thái độ: - Hs biết các biện pháp an toàn khi học tập và nghiên cứu hoá học II . CHUẨN BỊ: A. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Chuẩn bị cho 4 nhóm thí nghiệm: + Dụng cụ: chậu thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, cốc thủy tinh chia vach 250, 500 , cân, đũa thuỷ tinh + Hoá chất: đường, muối ăn 2. Chuẩn bị của học sinh - Xem trước bài B. PHƯƠNG PHÁP : Thực hành thí nghiệm – quan sát III . TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Giới thiệu bài: ( 1 phút) Để biết cách tính toán và pha chế một dung dịch trong phòng thí nghiệm tốt hơn cho những kiến thức sau này. Hôm nay chúng ta cùng thực hành để pha chế một dung dịch có khi biết nồng độ cho trước từ chất rắn hoặc pha loãng một dung dịch có nồng độ bất kì? 2. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs( 1 phút) - Gv kiểm tra sự chuẩn bị bản tường trình theo đề cương hướng dẫn của Gv - Gv kiểm tra lại sự chuẩn bị hoá chất dụng cụ của nhóm Hs báo cáo công tác chuẩn bị của mình phiếu học tập Hs kiểm tra lại hoá chất dụng cụ của nhóm mình Hoạt động 2: Nêu mục đích thí nghiệm( 3 phút) Gv cũng cố lại cho Hs kiến thức về : + Nêu cách pha chế một dung dịch có nồng độ cho trước ta làm như thế nào? + Nêu cách pha loãng một dung dịch có nồng độ cho trước ta làm như thế nào? + Cách pha chế làm sao? + Cần chú ý đến điều gì? Gv nêu lại cho học sinh mục đích thí nghiệm để học sinh nắm Học sinh trả lời câu hỏi Gv: + Ta phải tính toán để có khối lượng chất rắn , khối lượng nước đem pha thành dung dịch + Ta phải tính toán để tìm ra khối lượng hoặc thể tích của dung dịch cần pha loãng, sau đó cho nước vào + Sử dụng cốc thủy tinh, cân và hóa chất để pha chế + Phải thực hiện chính xác đại lượng cân đong và thao tác phải thành thạo Lắng nghe lại mục đích thí nghiệm Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm ( 20 phút) Gv hướng dẫn Hs làm: Thí nghiệm 1: pha chế 50 g dung dịch đường có nồng độ 15 % - Phần tính toán: + Tính khối lượng chất tan đường cần dùng: + Tính khối lượng nước cần dùng: - Nêu cách pha chế: Thí nghiệm 2: pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2mM - Phần tính toán: + Tính so mol chất tan cần dùng: + Tính khối lượng chất tan cần dùng: - Nêu cách pha chế: Thí nghiệm 3: pha chế 50 g dung dịch đường 5 % từ dung dịch đường có nồng độ 15 % trên - Phần tính toán: + Tính khối lương chất tan đường có trong 50g dung dịch đường 5% + Tính khối lượng dung dịch đường 15% có chứa lượng chất tan trên + Tính khối lượng nước cho vào? - Nêu cách pha chế Thí nghiệm 4: pha chế 50 ml dung dịch NaCl 0,1M từ dung dịch NaCl có nồng độ 0,2 M trên - Phần tính toán: + Tính số mol chất tan có trong 50ml dung dịch NaCl 0,1 M + Tính thể tich dung dịch NaCl trong đó chứa lượng mol trên - Nêu cách pha chế Hs lắng nghe chỉ dẫn của Gv Thí nghiệm 1: - Tính toán: + mct = = = 7,5 g mdm = mdd - mct = 50 - 7,5 = 42,5 g - Cách pha chế: Cân 7,5 g đường khan vào cốc có dung tích 250 ml, cân tiếp vào đó 42,5 g nước cất khuấy đều ta thu được 50 g dung dịch đường có nồng độ 15 % Thí nghiệm 2: - Tính toán: + n = CM x V = 0,2 x 0,1 = 0,02 mol + m = n x M = 0,02 x 58,5 = 1,17 g - Cách pha chế: Cân 1,17 g NaCl cho vào cốc chia độ, rót từ từ nước vào cốc và khuấy đều cho đến vach 100 ml. ta thu được 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2 M Thí nghiệm 3: - Tính toán: + mct = = = 2,5 g + mdd = = = 16,7g + mdm = mdd - mct = 50 - 16,7 = 33,3 g - Cách pha chế: Cân 16,7 g dưng dịch đường có nồng độ 15% cho vào cốc 250 ml , cân vào đó 33,3 g nước và khuấy đều ta thu được 50g dung dịch đường có nồng độ 5% Thí nghiệm 2: - Tính toán: + n = CM x V = 0,1 x 0,05 = 0,005 mol + V = = = 0,25 l = 25ml - Cách pha chế: Đong 25ml dung dịch NaCl 0,2 M cho vào cốc có chia vạch , rót từ từ nước vào đến vach 50 ml kuấy đều ta thu được 50 ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1 M Hoạt động 4:Hướng dẫn Hs viết bảng tường trình( 12 phút) Gv yêu cầu Hs hoàn thành bảng tường trình theo mẫu Gv có thể quan sát chỉ bảo những sai sót của nhóm Hs ghi chép quan sát hiện tượng,nhận xét,giải thích, viết PTHH, nhận xét? Nộp bản tường trình lại cho giáo viên Hoạt động 5:Cho Hs thu dọn vệ sinh phòng thí nghiệm( 5 phút) Gv yêu cầu các nhóm cử đại diện thu dọn hoá chất , dụng cụ về nơi qui định Những dụng cụ bẩn rửa sạch sẽ Hs dọn rửa dụng cụ,phòng thực hành. Hs thu hồi ống nghiệm, vệ sinh phòng thực hành. học sinh thu hồi hoá chất, rửa sạch Hoạt động 6:Nhận xét đánh giá( 2 phút) Gv nhận xét về ý thức, thái độ của học sinh trong buổi thực hành. + Gv nhận xét về kết quả thực hành của nhóm. Lắng nghe,theo dõi,rút kinh nghiệm 4. Dặn dò: ( 1 phút) - Chuẩn bị tốt tiết ôn tập theo đề cương IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 67 Thuc hanh Tinh chat Gluxit Hoa 9.doc