Bài giảng Tuần 3 - Tiết 6 - Bài 4: Một số axit quan trọng (tiết 2)

Biết được tính chất, ứng dụng HCl, H2SO4 loãng, cách nhận biết HCl, phương pháp điều chế HCl.

 - Có kĩ năng dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất của HCl, H2SO4 loãng. Viết được phương trình hoá học minh hoạ. Có kĩ năng tính toán nồng độ hoặc khối lượng dung dịch HCl, H2SO4 trong phản ứng.

- Giáo dục lòng say mê môn học, thích tìm tòi khoa học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 3 - Tiết 6 - Bài 4: Một số axit quan trọng (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
 tiết 6
Ngày soạn:10/0911 
Ngày dạy:14/09/11
Bài 4.Một số axit quan trọng (tiết 1)
A. Mục tiêu
- Biết được tính chất, ứng dụng HCl, H2SO4 loãng, cách nhận biết HCl, phương pháp điều chế HCl. 
 - Có kĩ năng dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất của HCl, H2SO4 loãng. Viết được phương trình hoá học minh hoạ. Có kĩ năng tính toán nồng độ hoặc khối lượng dung dịch HCl, H2SO4 trong phản ứng.
- Giáo dục lòng say mê môn học, thích tìm tòi khoa học.
B. Chuẩn bị.
* Giáo viên: 
 - Dụng cụ: Kẹp gỗ, ống hút, ống nghiệm, cặp hoá chất, giá TN.
 - Hoá chất: HCl, H2SO4(loãng), Mg, CuO, Zn, quì tím.
* Học sinh: Nghiên cứu trước bài.
c. Hoạt động dạy - học.
i.ổn định lớp
ii. Kiểm tra bài cũ
Axit có những tính chất hoá học nào? Viết PTHH minh hoạ cho các tính chất đó.
iii. Bài mới
I. tính chất của axit clohidric và axit sunfuric loãng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 - GV: Cho HS quan sát lọ đựng dd HCl và dd H2SO4.
- HS: Quan sát.
 - GV: Nhận xét đặc điểm của HCl và tính chất vật lý của H2SO4?
 - HS: Nhận xét.
 - GV: Bổ sung.
 - GV: Làm thí nghiệm: Nhỏ dd HCl và H2SO4 vào 2 đầu của mảnh quì.
 - HS: Quan sát, nhận xét, rút ra kết luận.
 - GV: Làm thí nghiệm: 
 + Dùng 2 ống nghiệm, cho vào cả 2 ống kim loại Zn.
 + Nhỏ lần lượt dd HCl và dd H2SO4 vào.
 - HS: 
 + Quan sát, nhận xét, rút ra kết luận.
 + Viết PTHH của phản ứng.
 - HS: Tương tự viết PTHH của phản ứng giữa dd HCl, H2SO4 với các kim loại Al, Fe, Mg.
 - GV: Làm thí nghiệm: Nhỏ lần lượt dd HCl và dd H2SO4 vào 2 ống nghiệm có chứa dd Ba(OH)2.
 - HS: 
 + Quan sát, nhận xét, rút ra kết luận.
 + Viết PTHH của phản ứng.
 - GV: Làm thí nghiệm: Nhỏ lần lượt dd HCl và dd H2SO4 vào 2 ống nghiệm có chứa dd CuO.
 - HS: 
 + Quan sát, nhận xét, rút ra kết luận.
 + Viết PTHH của phản ứng.
1.Tính chất vật lý:
Dd HCl
H2SO4
- Lỏng, không màu, dễ bay hơi, tan tốt trong nước.
- Axit đậm đặc: 37%.
- Lỏng, sánh, không màu, nặng gần gấp 2 lần H2O, không bay hơi, tan tốt trong nước (toả nhiều nhiệt)
- A. đậm đặc: 98%.
2. Tính chất hoá học:
a) Làm đổi màu chất quì tím?
Dung dịch HCl và H2SO4 đều làm quì tím hoá đỏ.
b) Tác dụng với kim loại?
Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2
Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2
c. Tác dụng với bazơ?
2HCl + Ba(OH)2 à BaCl2 + H2O
H2SO4 + Ba(OH)2 à BaSO4 + 2H2O
d. Tác dụng với oxit bazơ?
2HCl + CuO à CuCl2 + H2O
H2SO4 + CuO à CuSO4 + H2O
e) Tác dụng với muối: học ở bài 9.
II. ứng dụng 
 - GV: Treo tranh vẽ “Sơ đồ về một số ứng dụng của H2SO4”. - HS: Quan sát kết hợp đọc thông tin SGK.
 - GV hỏi: 
 + ứng dụng của HCl?
 + ứng dụng của H2SO4?
- HS nghiên cứu sgk phát biểu
- GV thông báo cách điều chế dung dịch HCl trong công nghiệp.
HCl
H2SO4
- Điều chế muối clorua.
- Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn, sơn, mạ.
- Sản xuất muối, axit.
- Dùng trong ắc qui.
- Chế biến chất tẩy rửa, phẩm nhuộm, phân bón, giấy, chất dẻo, tơ, thuốc nổ.
IV. Củng cố 
- HS: Vận dụng làm bài tập 1, 3 (SGK - 19).
V.Hướng dẫn về nhà
- Học, nắm nội dung.
- Làm bài tập 6 (SGK - 19).

File đính kèm:

  • docTiet 06. Mot so axit quan trong.doc
Giáo án liên quan