Bài giảng Tuần: 3 - Tiết 6 - Bài 4: Amin – anilin
-Nắm khái niệm, phân loại, danh pháp của AMIN.
-Nắm được các tính chất vật lí của anilin: Trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính tan.
-Hiểu được các tính chất hoá học của anilin.
-Hiểu được phương pháp điều chế và ứng dụng của anilin.
-Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.
Tuần: 3 Ngày soạn: 13/09/07 Tiết 6 Bài 4. AMIN – ANILIN I)Mục tiêu cần đạt: -Nắm khái niệm, phân loại, danh pháp của AMIN. -Nắm được các tính chất vật lí của anilin: Trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính tan. -Hiểu được các tính chất hoá học của anilin. -Hiểu được phương pháp điều chế và ứng dụng của anilin. -Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử. II.Phương Pháp –Phương tiện : -Phương Pháp : đàm thoại – Vấn đáp. -Phương tiện: III.Các bước lên lớp: 1.Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ : Câu 1: Thực hiện sơ đồ chuyển hóa: CH4 à C2H2 à C6H6 à C6H5Cl à C6H5OH à C6H5Ona Câu 2: Nhận biết: C6H12, C2H5OH và C6H5OH 3.Vào bài : Họat động thầy trò Nôïi dung bài học A. AMIN : I. Công thức cấu tạo : @ Khái niệm : Amin là những hợp chất hữu cơ sinh ra do nguyên tử H trong phân tử amoniac được thay thế bằng gốc hydrocacbon. Amin bậc 1: 1 nguyên tử H được thay bằng 1 nhóm ankyl. Amin bậc 2: 2 nguyên tử H được thay bằng 2 nhóm ankyl. Amin bậc 3: 3 nguyên tử H được thay bằng 3 nhóm ankyl. II. Danh pháp : Tên amin = tên gốc HC + amin III. Tính chất chung : - Dung dịch amin mạch hở trong nước làm quỳ tím hoá xanh. - Amin phản ứng với axit cho muối. CH3-NH2 + HCl à CH3 – NH3Cl (metyl amoni clorua) B. ANILIN : I. Công thức cấu tạo : anilin II. Tính chất vật lí : - Chất lỏng không màu. - Dễ bị oxy hoá --> màu nâu đen trong không khí. - Nặng hơn nước, ít tan trong nước, tan nhiều trong rượu ete, benzen. - Anilin rất độc và có mùi khó chịu. III. Tính chất hoá học : 1. Tính bazơ :( Không làm đổi màu quỳ tím ) Phenyl amoni clorua Do ảnh ưhởng của gốc phenyl len nhóm amino làm cho tính bazơ của anilin yếu hơn amoniac Do anilin có tính bazơ yếu nên bị đẩy ra khỏi dd muối 2. Phản ứng với dung dịch Br2 : 2,4,6-tribrom anilin Do ảnh hưởng của nhóm amino lên gốc phenyl làm cho anilin đẽ tham gia phản ứng thế hơn benzen * Kết luận: tương tự như phenol, trong phân tử của anilin cũng có sự ảnh hưởng qua lại giữ các nhóm nguyên tử trong phân tử. IV. Điều chế : Nitro benzen Anilin V. Ứng dụng : - Sản xuất phẩm nhuộm. - Điều chế thuốc chữa bệnh. GV : Hướng dẫn HS đi đến khái niệm về Amin. Dựa vào các ví dụ trong SGK cho biết thế nào là amin bậc 1, bậc 2, bậc 3. Có amin bậc 4 hay không? tại sao? HS : Dựa vào SGK trả lời. Không có amin bâc 4 vì amoniac chỉ có 3 H GV: Hướng dãn HS cách goị tên và rút ra cách gọi tên chung. HS : Tên amin = tên gốc HC + amin GV : Amin xuất phát từ NH3 nên có tính chất tương tự NH3. Vậy amin có tính chất gì? HS : - Amin phản ứng với axit cho muối. -GV: Hướng dẫn học sinh viết PTPU metyl amin với HCl Ta xét một chất tiêu biểu của amin là anilin. Cho biết một số tính chất vật lí quan trọng. -HS: dựa vào SGK trả lời Anilin cũng xuất phát từ NH3 nên cũng có tính Bazơ nhưng yếu hơn NH3( do ảnh hưởng gốc –C6H5 hút e ) và anilin không làm quỳ tím hóa xanh Cho HS viết phương trình phản ứng. Anilin là một bazơ yếu nên bị NaOH đẩy ra khỏi dung dịch muối. Viết phương trình ? NH2 là nhóm đẩy e , vậy khi tác dụng với ddBr2 thì ưu tiên thế vào vị trí nào ? HS : Vị trí o,p. ( Ảnh hưởng của nhóm –NH2 ) -GV: hãy viết phương trình điều chế anilin từ benzen Cho biết một số ứng dụng cơ bản của anilin. 4. Cũng cố : 5’ Viết phương trình phản ứng chứng minh anilin là một bazơ và là một bazơ yếu. 5. Dặn dò : Về nhà làm bài tập SGK. Chuẩn bị một số bài tập sách bài tập hóa 12.
File đính kèm:
- tiet 6.doc