Bài giảng Tuần 29 - Tiết 57 : Axit - bazơ - muối (tiết 2 )

Kiến thức :

- HS biết và hiểu các định nghĩa theo thành phần hoá học,CTHH, tên gọi

và phân loại muối , gốc axit, nhóm hiđroxit .

- Củng cố các kiến thức đã học về định nghĩa ,CTHH, tên gọi, phân loại các

 axit và bazơ

2/ Kĩ năng :

 -Rèn luyện kĩ năng gọi tên một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược

 lại,viết được CTHH khi biết tên của hợp chất

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 29 - Tiết 57 : Axit - bazơ - muối (tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/04/09 TUẦN 29 HOÁ HỌC 8
 Tiết 57 : AXIT -- BAZƠ -- MUỐI (tiết 2 )
A>MỤC TIÊU : 
1/ Kiến thức :
HS biết và hiểu các định nghĩa theo thành phần hoá học,CTHH, tên gọi
và phân loại muối , gốc axit, nhóm hiđroxit .
- Củng cố các kiến thức đã học về định nghĩa ,CTHH, tên gọi, phân loại các 
 axit và bazơ 
2/ Kĩ năng :
 -Rèn luyện kĩ năng gọi tên một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược 
 lại,viết được CTHH khi biết tên của hợp chất
B>CHUẨN BỊ : Bảng 3 muối 
C>LÊN LỚP :
1/ Oån định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
 + Định nghĩa axit, cho ví dụ , đọc tên 
 + Định nghĩa bazơ, cho ví dụ , đọc tên .
3/ Bài mới :
Bài ghi
Giáo viên
Học sinh
III) Muối :
1. Định nghĩa :
Muối là hợp chất mà phân tử gồm có nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit .
Ví dụ : NaCl , CuSO4,
Al2(SO4)3 
2.Công thức hoá học :
Gồm kim loại và gốc axit .
Ví dụ : NaHCO3
 Gốc axit: - HCO3 
3. Tên gọi :
Tên muối = Tên KL (kèm hoá trị nếu KL nhiều hoá trị ) + Tên gốc axit .
4. Phân loại :
Gồm hai loại :
+ Muối trung hoà : là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thế bằng nguyên tử KL( Na2SO4)
+ Muối axit là muối mà gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử KL ( NaHCO3)
HOẠT ĐỘNG 1:
-GV yêu cầu HS :
+ Viết CTHH và gọi tên một số muối mà em biết .
+ So sánh CTHH các muối với CTHH của axit và bazơ.
-GV dùng bảng 3 yêu cầu HS lên ghi thành phần các muối .và :
+ Các em hãy so sánh CTHH của muối có gốc axit (–Cl )và muối có gốc(–NO3)
+ So sánh thành phâøn hoá học của các phân tử muối ?
+Định nghĩa muối ?
HOẠT ĐỘNG 2:
+Từ CTHH của muối 
Al2 (SO4)3 em có nhận xét gì về hoá trị của KL và chỉ số của gốc axit và ngược lại
+Để lập CTHH của muối chúng ta vận dụng quy tắc nào ?
+ Lập CTHH của muối có :
thành phần phân tử gồm : Mg lần lượt với các gốc 
(-Cl), (=SO4), ( PO4)
HOẠT ĐỘNG 3:
-GV : Hãy nêu nguyên tắc gọi tên muối ?
+ Cho các CTHH : FeSO4,
FeCl3 , Ca(HCO3)2 ,KHSO4 đọc tên các muối đó .
HOẠT ĐỘNG 4:
-GV tiếp tục hỏi :
+ Dựa vào thành phần hoá học của muối ta có thể chia muối làm mấy loại ?
-GV giới thiệu hai loại muối 
+ muối trung hoà khác muối axit như thế nào ?
+ Có nhận xét gì về hoá trị của gốc axit với số nguyên tử H trong axit được thay thế bởi KL ?
- GV yêu cầu HS đọc sgk phần III
-HS lên bảng ghi CTHH của muối ,đọc tên .
-HS thảo luận đôi một so sánh CTHH của muối , axit, bazơ .
-HS lên bảng ghi thành phần của muối 
-HS phát biểu
-HS phát biểu
-HS phát biểu
-HS phát biểu
-HS phát biểu
-HS thảo luận nhóm lập CTHH các muối vào bảng con,GV và HS nhận xét kết quả của các nhóm
-HS phát biểu 
-HS đọc tên các muối 
(tổ chức dưới dạng trò chơi tiếp sức)
- HS trả lời 
-HS trả lời 
-HS đọc sgk
4/ Củng cố :
 Đọc tên các muối sau : Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS , Na2HPO4,
 KH2PO4.
5/ Kiểm tra đánh giá :
 Cho các CTHH sau : HCl, NaNO3, Zn(OH)2, H2SO4, Cu(NO3)2, Fe(OH)3 Ag(OH)2, H2PO4, CaPO4 , hãy cho biết CTHH nào sai , sủa công thúc sai 
 Và cho biết chúng thuộc loại hợp chất nào ? ( Làm theo nhóm )
6/ Về nhà : Hoàn thành bài tập 6 vào vở bài tập.
Oân lại phần kiến thức cần nhớ trong tiết luyện tập .
 Thúc Đào 

File đính kèm:

  • doc57h8.doc