Bài giảng Tuần 28 - Tiết 56 - Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

/ Kiến thức:

 Nắm được mối liên hệ giữa hiđrocacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là etilen, rượu etylic, axit axetic và etylaxetat.

 2/ Kĩ năng:

 Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa giữa các chất.

II/ Chuẩn bị:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 28 - Tiết 56 - Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 – Tiết 56
 Bài 46 
MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETILEN, RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức:
 Nắm được mối liên hệ giữa hiđrocacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là etilen, rượu etylic, axit axetic và etylaxetat.
 2/ Kĩ năng:
 Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa giữa các chất. 
II/ Chuẩn bị:
 1/ Giáo viên:
 - Bảng phụ ghi sơ đồ mối quan hệ giữa các chất.
 - Bảng phụ đáp án bài tập.
 2/ Học sinh: 
 Xem trước nội dung bài ở nhà, làm các BT SGK/144.
III/ phương pháp:
 Vấn đáp, trực quan
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
GV: Kiểm tra lý thuyết HS1: “ Nêu cấu tạo và tính chất hóa học của axit axetic”.
GV: Gọi HS2 làm BT 2/ SGK/143.
 * Chất nào tác dụng được với Na? Viết các pthh?
 * Chất nào tác dung được với NaOH, Mg, CaO? Viết các pthh?
GV: Gọi các em HS khác nhận xét, sửa sai ( nếu có).
GV: Đánh giá, cho điểm HS.
HS1: Trả lời lý thuyết.
HS2: Chữa BT 2/ SGK/143:
 1/ Các chất tác dụng được với Na là: a,b,c,d
PT: 2C2H5OH + 2Na Š 2C2H5ONa + H2
 2CH3COOH + 2Na Š 2CH3COONa + H2
 2C3H7OH + 2NaŠ 2C3H7ONa + H2
 2C2H5COOH + 2Na Š 2C2H5COONa + H2 
 2/ Chất tác dụng được với NaOH, Mg, CaO là: b, d.
PT: CH3COOH + NaOH Š CH3COONa + H2O
 C2H5COOH + NaOH Š C2H5COONa + H2O
 2CH3COOH + Mg Š (CH3COO)2Mg + H2
 2C2H5COOH + Mg Š (C2H5COO)2Mg + H2
 2CH3COOH + CaO Š (CH3COO)2Ca + H2O
 2C2H5COOH + CaO Š (C2H5COO)2Ca + H2O
HS: Sửa BT vào vở BT.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.
 GV: Các em đã học hiđrocacbon, rượu, axit. Vậy các hợp chất trên có mối liên hệ với nhau như thế nào? Chúng có thể chuyển đổi cho nhau được không?
Hoạt động 3: I/ Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic.
GV: Giới thiệu : Giữa các hợp chất hữu cơ có mối liên hệ với nhau Š Treo sơ đồ lên bảng:
R.Etylic
Etilen
 + O2
 Men giấm 
 GV: Gọi lần lượt HS tham gia ý kiến để hoàn thành sơ đồ 
GV: Dùng thẻ cài gắn vào bảng phụ. nhận xét để hoàn chỉnh sơ đồ. 
A.axetic
R.Etylic
Etilen
 + O2
 Men giấm
GV: Gọi HS lên bảng viết ptpứ.
GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét hoàn thành phần sơ đồ mối quan hệ giữa các chất.
 + R .Etylic 
 H2SO4đ,to 
HS: Trả lời câu hỏi của GV để xây dựng sơ đồ.
HS: Quan sát sơ đồ hoàn chỉnh, nắm được mối qhệ giữa các chất.
Etylaxetat
 + R .Etylic
 H2SO4đ,to 
HS: Viết ptpứ minh họa sơ đồ:
1/ C2H4 + H2O Š C2H5OH
2/ C2H5OH + O2 Š CH3COOH +
 H2O
3/ CH3COOH + C2H5OH Š 
 CH3COOC2H5 + H2O
Hoạt động 4: II/ Bài tập.
* BT1/SGK/144
* BT4/SGK/144.
GV: YC HS làm BT 1 b/SGK/144.
GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét.
GV: Hướng dẫn HS làm BT 4/SGK/144.
 * Gọi 1 HS phân tích đề bài: cho dữ kiện nào, yêu cầu tính gì?
 * Gọi 1 HS lên bảng tính số mol của CO2 và H2O.
 * Gọi 1 HS tính khối lượng của C, H, O có trong 23g hợp chất hữu cơ A.
 * YC HS xác định trong hợp chất hữu cơ A gồm có những ngtố nào?
GV: Giả sử A có công thức là: CxHyOz
( x, y, z là các số nguyên dương ).
GV: YC HS lập tỉ lệ giữa các ntố trong hợp chất.
GV: YC HS cho biết CT của A dựa vào tỉ khối hơi của A so với H.
GV: Kết luận về các bước giải của bài toán lập công thức hóa học.
GV: YC 2 HS làm BT 2/ SGK /144.
 Nêu 2 phương pháp phân biệt 2 dd C2H5OH và CH3COOH.
GV: Gọi HS nhận xét – GV có thể yêu cầu HS nêu thêm các phương pháp khác để phân biệt 2 dd trên.
HS: Làm BT 1b/ SGK/144.
 CH2 = CH2 + Br2 Š CH2Br – CH2Br
 n CH2 = CH2 Š ( - CH2 – CH2 - )n
HS: Làm BT theo hướng dẫn của GV.
HS: Phân tích đề bài.
HS: Tính:
 n CO2 = m : M = 44 : 44 = 1mol
 n H2O = m : M = 27 : 18 = 1,5 mol
HS: Khối lượng của C, H, O có trong 23g hợp chất hữu cơ A:
 nC = 1 x 12 = 12g
 mH = 1,5 x 2 = 3 g
 mO = 23 – ( 12 + 3) = 8g
HS: Trong hợp chất hữu cơ A gồm các nguyên tố C, H, O.
HS: Giả sử A có công thức là: CxHyOz
( x, y, z là các số nguyên dương ).
HS: Lập tỉ lệ:
 Ta có: x : y : z = 
 = 
HS: Công thức của A là: (C2H6O)n
 Vì MA = 23 x 2 = 46
Ta có: MA = ( 12 x 2 + 6 + 16 x 1) x n = 46
n = 1
 Vậy công thức phân tử của A là: C2H6O.
HS: Sửa BT vào vở BT.
HS: Làm BT 2/ SGK/144.
 * Phương pháp 1: 
 - Dùng quỳ tím nhận CH3COOH Š quỳ tím hóa hồng.
 - Còn lại là C2H5OH
 * Phương pháp 2 : 
 - Dùng Mg nhận CH3COOH Š có bọt khí xuất hiện.
 - Còn lại là C2H5OH
HS: Nêu các phương pháp phân biệt 2 dung dịch.
Hoạt động 5: Dặn dò.
GV: * Làm BT 3,5 / SGK / 144.
 * Chuẩn bị bài 47: “ Chất béo”. 
 - Chất béo có ở đâu?
 - Chất béo có những tính chất vật lý, hóa học quan trọng nào?
 - Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào?
 - Chất béo có ứng dụng gì?
HS: * Làm BT 3,5 / SGK / 144.
 * Chuẩn bị bài 47: “ Chất béo”. 
 - Chất béo có ở đâu?
 - Chất béo có những tính chất vật lý, hóa học quan trọng nào?
 - Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào?
 - Chất béo có ứng dụng gì?
Duyệt của tổ trưởng
Trần Văn Đỏ

File đính kèm:

  • docBai 46.doc
Giáo án liên quan