Bài giảng Tuần 28 – Tiết 55 - Bài 45: Axit axetic (tiếp)

/ Kiến thức:

 - Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, và ứng dụng của axit axetic.

 - Biết nhóm – COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.

 - Biết khái niệm este và phản ứng este hóa.

 2/ Kĩ năng:

 Viết được phản ứng của axit axetic với các chất, cũng cố kĩ năng giải bài tập hữu cơ

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 28 – Tiết 55 - Bài 45: Axit axetic (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 – Tiết 55
 Bài 45 
AXIT AXETIC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức:
 - Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, và ứng dụng của axit axetic. 
 - Biết nhóm – COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.
 - Biết khái niệm este và phản ứng este hóa.
 2/ Kĩ năng:
 Viết được phản ứng của axit axetic với các chất, cũng cố kĩ năng giải bài tập hữu cơ.
II/ chuẩn bị:
 1/ Giáo viên:
 - Mô hình phân tử axit axetic.
 - Dung dịch phenolphtalein, CuO, Zn, Na2CO3, rượu etylic.
 - CH3COOH, dd NaOH, axit sunfuric đặc.
 2/ Học sinh:
 Mỗi nhóm đem một lọ giấm (50ml), đọc trước nội dung bài ở nhà.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Trực quan, đàm thoại, thực hành.
IV/ tiến trình bài giảng:
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
GV: Kiểm tra lý thuyết HS1:
 Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của rượu etylic?
GV: Gọi HS2 làm BT 5/SGK/139
 * YC HS viết pt hóa học.
 * Tìm số mol của rượu etylic
 * Thế số mol vào pt tìm số mol của các chất Š tính thể tích khí CO2.
 * Tìm thể tích khí oxi Š thể tích không khí. 
GV: Gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét – chấm điểm cho HS.
HS1: Trả lời lý thuyết.
HS2: Làm BT 5/SGK/139.
 C2H5OH + 3O2 Š 2CO2 + 3H2O
 1mol 3mol 2mol 3mol
 0,2mol 0,6mol 0,4mol 0,6mol
 Số mol của C2H5OH = 9,2 : 46 = 0,2mol
 a/ Thể tích khí CO2:
 VCO2 = n x 22,4 
 = 0,2 x 22,4 = 8,96l
 b/ Thể tích khí oxi:
 VO2 = n x 22,4 
 = 0,6 x 22,4 = 13,44l
 Thể tích không khí:
 Vkk = (13,44 x 100) : 20 = 67,2l
HS: Nhận xét – sửa BT vào vở BT.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.
 GV: Khi lên men dung dịch rượu etylic loãng, người ta thu được giấm ăn, đó chính là dung dịch axit axetic. Vậy axit axetic có công thức cấu tạo như thế nào? Nó có tính chất và ứng dụng gì?
 GV: YC HS nêu CTPT và PTK của rượu? 
 HS: CTPT: C2H6O PTK: 46. 
Hoạt động 3: I/ Tính chất vật lý.
 Axit axetic là chất lỏng không màu vị chua, tan vô hạn trong nước.
GV: Cho các nhóm HS quan sát lọ đựng axit axetic. Liên hệ với thực tế ( giấm ăn là dd CH3COOH 3 -5%).
GV: Cho các nhóm HS nhỏ vài giọt axit axetic vào ống ng0 đựng nước, quan sát.
GV: Gọi 1 HS nhận xét.
HS: Quan sát và nêu tính chất vật lý: Axit axetic là chất lỏng không màu vị chua, tan vô hạn trong nước.
HS: Nhận xét – ghi bài.
Hoạt động 4: II/ Cấu tạo phân tử.
Axitaxetic có CTCT: 
 H O
 H – C – C 
 H O – H
 Trong ptử của axit axetic có nhóm 
( - COOH). Nhóm này làm cho phân tử có tính axit.
GV: Cho các nhóm HS quan sát mô hình ptử axit axetic ( dạng đặc, dạng rỗng) Š gọi 1 HS viết CTCT. 
GV: YC HS nhận xét đặc điểm cấu tạo.
GV: Lưu ý với HS về nguyên tử H trong nhóm ( - COOH).
HS: Quan sát mô hình ptử axit axetic.
HS: Viết CTCT:
 H O
 H – C – C 
 H O – H 
 hoặc CH3COOH
HS: Trong ptử của axit axetic có nhóm ( - COOH). Nhóm này làm cho phân tử có tính axit.
Hoạt động 5: III/ Tính chất hóa học.
1/ Axit axetic có các tính chất của axit không?
 A.axetic là một axit hữu cơ có tính chất của một axit yếu.
 2/ Axit axetic có tác dụng với rượu etylic không?
 Axit axetic tác dụng với rượu etylic.
 CH3 – C – OH 
 O 
 + HO - C2H5 Š 
 CH3 – C – OC2H5 
 O + H2O
Phản ứng axit axetic với rượu etylic thuộc pứ este hóa.
GV: Gọi 1 HS nêu các tính chất chung của axit, sau đó đặt vấn đề: axit axetic có các tính chất của axit không?
GV: HD HS làm các TN: 
 + TN1: Nhỏ 1 giọt dd CH3COOH vào 
Một mẫu giấy quỳ tím.
 + TN2: Nhỏ vài giọt dd CH3COOH ống n0 có chứa dd Na2CO3 (or CaCO3).
 + TN3: Nhỏ vài giọt dd CH3COOH ống n0 có chứa dd NaOH có vài giọt phenolphtalein ( dd có màu đỏ).
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Lưu ý: axit axetic là một axit yếu.
GV: Đặt vấn đề: Ngoài các tính chất chung của axit. Axit axetic còn có tính chất hóa học nào nữa không?
GV: Biểu diễn TN như H 5.5/SGK/141.
GV: Gọi 1 HS nâu nhận xét.
GV: KL: Pứ axit axetic với rượu etylic thuộc pứ este hóa.
GV: Giới thiệu etyl axetat là pứ este.
HS: Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
HS: Làm các TN, ghi nhận hiện tượng của TN và viết ptpứ.
TT
HT
Ptpứ
1
Qt Š đỏ
2
Sủi bọt
(1)
3
Dd bđ có mđỏŠk màu
(2)
(1) Na2CO3 + 2CH3COOH Š 
 2CH3COONa + 2H2O + CO2‹
(2) CH3COOH + NaOH Š 
 CH3COONa + H2O
HS: Nhận xét: Axit axetic là một axit hữu cơ có tính chất của một axit yếu.
HS: Nắm được vấn đề.
HS: Quan sát GV làm TN.
HS: Axit axetic tác dụng với rượu etylic.
 CH3 – C – OH + HO- C2H5 Š 
 H 
 CH3 – C – OC2H5 + H2O
 O
Hoạt động 6: Ứng dụng.
 - Điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng, chất dẻo, sản xuất, 
 - Pha giấm ăn, tơ nhân tạo
GV: Treo tranh sơ đồ ứng dụng axit axetic. Gọi 1 HS nêu các ứng dụng.
GV: Gọi 1 HS nhận xét.
HS: Nêu các ứng dụng của axit axetic.
HS: Nhận xét.
Hoạt động 7: V/ Điều chế
 - Trong CN, axit axetic điều chế theo cách sao: 
2C4H10 + 5O2 Š 
 4CH3COOH + 2H2O 
 - Lên men dd rượu etylic loãng.
C2H5OH + O2 Š 
 CH3COOH + H2O 
GV: Thuyết trình cách sản xuất axit axetic, trong công nghiệp từ butan.
GV: Để sản xuất giấm ăn, ngta dùng pp lên men dd rượu etylic loãng.
HS: Ghi bài.
 2C4H10 + 5O2 Š 4CH3COOH 
 + 2H2O
HS: Viết pthh.
C2H5OH + O2 Š CH3COOH 
 + H2O 
Hoạt động 8:Kiểm tra đánh giá– Dặn dò.
* Kiểm tra đánh giá
 * Dặn dò:
GV: YC HS làm BT 1/ SGK/ 143.
GV: Điền thẻ từ vào bảng phụ cho phù hợp.
GV: YC HS làm BT 3/ SGK/ 143.
GV: * Học bài – Làm BT 2,4,5,6,7,8/ SGK/ 142.
 * Xem trước nội dung bài mới:
“ Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic”.
 + Các hợp chất trên có mối quan hệ với nhau ntn?
 + Các hợp chất đó có chuyển đổi cho nhau được không?
HS: Điền vào chỗ trống bằng thẻ từ.
 a/ lỏng – chua – vô hạn.
 b/ dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo
 c/ axit axetic có nồng độ từ 2 – 5%
 d/ oxi hóa
HS: Chọn đáp án đúng: câu d.
* Học bài – Làm BT 2,4,5,6,7,8/ SGK/ 142.
* Xem trước nội dung bài mới:
“ Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic”.
 + Các hợp chất trên có mối quan hệ với nhau ntn?
 + Các hợp chất đó có chuyển đổi cho nhau được không?

File đính kèm:

  • docBai 45.doc