Bài giảng Tuần 27 - Tiết 54 - Bài 44: Rượu etylic

 1/ Kiến thức:

 - Nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất hóa học và ứng dụng của rượu.

 - Biết nhóm OH là nhóm nguyên tử gây ra tính chất hóa học đặc trưng của rượu.

 - Biết độ rượu, cách tính độ rượu, cách điều chế rượu.

 2/ Kĩ năng:

 Viết được PTHH của rượu với Na, biết cách giải BT về rượu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 27 - Tiết 54 - Bài 44: Rượu etylic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Tiết 54
 Chương V: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON - POLIME 
 Bài 44 
RƯỢU ETYLIC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức:
 - Nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất hóa học và ứng dụng của rượu.
 - Biết nhóm OH là nhóm nguyên tử gây ra tính chất hóa học đặc trưng của rượu.
 - Biết độ rượu, cách tính độ rượu, cách điều chế rượu.
 2/ Kĩ năng:
 Viết được PTHH của rượu với Na, biết cách giải BT về rượu.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên:
 + Dụng cụ: - Mô hình phân tử rượu etylic.
 - Cốc thủy tinh, đèn cồn, panh, diêm.
 + Hóa chất: Na, C2H5OH, H2O.
 2/ Học sinh:
 Kiến thức liên quan, rượu gốc (50ml).
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Trực quan , vấn đáp
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
 GV: Khi lên men gạo, sắn, ngô (đã nấu chín) hoặc quả nho, quả táo người ta thu được rượu etylic. Vậy rượu etylic có công thức cấu tạo như thế nào? Nó có tính chất và ứng dụng gì?
 GV: YC HS cho biết CTPT và PTK của rượu?
 HS: CTPT: C2H6O PTK: 46.
Hoạt động 2: I/ Tính chất vật lý.
 - Là chất lỏng không màu, sôi ở 78,30C, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen 
 - Số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước gọi là độ rượu.
 Công thức:
 ĐR = (VR n/c x 100)/ Vddr
GV: Giới thiệu về các hợp chất có oxi, giới thiệu các chất tiêu biểu: rượu etylic, axit axetic, glucozơ
GV: Cho các nhóm HS quan sát lọ đựng rượu etylic ( trong thực tế còn gọi là cồn). nêu các tính chất vật lý của rượu etylic?
GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét.
GV: Giới thiệu cách pha rượu 450, YC HS nhận xét.
GV: Cho HS quan sát lọ cồn 900 và cho biết ý nghĩa của con số đó? Vậy độ rượu là gì?
GV: YC HS cho biết khái niệm của độ rượu. 
GV: Gọi HS nhận xét – GV nh. xét.
GV: Giới thiệu công thức tính độ rượu.
HS: Lắng nghe.
HS: Quan sát và đọc thông tin nêu tính chất của rượu etylic:
 - Là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước.
 - Rượu etylic sôi ở 78,30C.
 - Rượu etylic hòa tan được nhiều chất như iot, benzen
HS: Quan sát và nhận xét: Trong 100ml rượu 450 có chứa 45ml rượu etylic nguyên chất. 
HS: Quan sát, nêu ý nghĩa: Trong 100ml cồn có 90ml rượu etylic nguyên chất.
HS: Nêu khái niệm độ rượu:“ Số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước gọi là độ rượu”.
HS: Nhận xét – ghi bài.
HS: Ghi công thức.
Hoạt động 3: II/ Cấu tạo phân tử.
 H H
 H -C - C - O - H
 H H 
Hay CH3 –CH2 - OH
 Nhóm – OH làm cho rượu etylic có những tính chất hóa học đặc trưng.
GV: Nhớ lại nội dung bài cấu tạo ptử của HCHC lắp ráp mô hình ptử R.etylic.
GV: YC các nhóm thực hiện lắp ráp mô hình.
GV: Cho các nhóm quan sát mô hình ptử rượu etylic, nhận xét đặc điểm cấu tạo, sau đó viết CTCT của rượu.
GV: HD HS lưu ý sự khác nhau về vị trí của 6 nguyên tử H).
GV: Viết CTCT của rượu etylic lên bảng trong đó nhóm – OH có màu khác.
GV: Giới thiệu chính nhóm – OH này làm cho rượu có tính chất đặc trưng.
HS: Nhớ lại kiến thức cũ lắp ráp mô hình phân tử rượu etylic.
HS: Trong CTPT của rượu etylic có 1 ngtử H không liên kết với ntử C mà lk với ntử O tạo ra nhóm – OH.
Viết CTCT: 
 H H
 H - C - C - O - H
 H H 
 Hay CH3 – CH2 - OH
HS: Lắng nghe.
Hoạt động 4: III/ Tính chất hóa học.
 1/ Rượu etylic có cháy không?
 Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh tỏa nhiệt.
 PT: C2H5OH + 3O2 
 Š 2CO2 + 3H2O
 2/ Rượu etylic có pứ với natri không?
 Rượu etylic đã pứ với Natri giải phóng khí H2‹
PT: C2H5OH + 2Na
 Š C2H5ONa + H2‹
 Natri etylat
3/ Tác dụng với axit axetic ( học ở bài 45).
GV: Biểu diễn TN đốt cháy rượu. YC HS quan sát và nhận xét hiện tượng.
GV: Rượu etylic tác dụng mạnh với O2 khi đốt nóng.
GV: Gọi 1 HS viết PTHH.
GV: Rượu etylic khi cháy tỏa nhiều nhiệt và không có muội than nên dùng làm nhiên liệu trong PTN 
(đèn cồn).
GV: Tiến hành phản ứng của rượu với natri:
 + Cho 1 mẫu Na vào ống nghiệm đựng sẵn rượu etylic
 + Cho 1 mẫu Na vào ống n0 đựng nước.
GV: Gọi HS nêu htượng, so sánh 2 TN.
GV: Giải thích: KL riêng của Na > rượu nên khi cho vào rượu, Na chìm xuống sau đó nổi lên mặt, vì khi pứ nhiệt tỏa ra làm Na giản nở, mặt khác các bọt khí bám xung quanh miếng Na cũng có tác dụng làm cho Na nổi lên.
GV: Ngtử Na thay thế nguyên tử H nào trong phân tử rượu etylic?
GV: Gọi 1 HS viết ptpứ.
GV: Giới thiệu: Pứ của rượu etylic với axit axetic.
HS: Quan sát TN và nhận xét:
 Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.
HS: C2H5OH + 3O2Š 2CO2 + 3H2O
HS: Ghi nhận kiến thức.
HS: Quan sát, nhận xét:
 + Có bọt khí thoát ra
 + Mẫu Na tan dần.
 Š Rượu etylic đã phản ứng với Natri Š H2‹
HS: Na pứ với rượu etylic không mãnh liệt bằng pứ của Na với nước.
HS: Lắng nghe giải thích.
HS: Na thay thế nguyên tử H của nhóm OH trong phân tử rượu etylic.
HS: C2H5OH + 2Na Š C2H5ONa + H2‹
HS: Ghi nhận tính chất ( sẽ học ở bài sau).
Hoạt động 5: IV/ Ứng dụng.
 - Sản xuất cao su tổng hợp, axit axetic, dược phẩm.
 - Pha vecni và nước hoa.
 - Dùng pha chế các loại rượu uống.
 * Uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe.
GV: Dùng tranh vẽ sẵn (theo dỏi trong SGK) sơ đồ ứng dụng của rượu etylic, sau đó nêu câu hỏi cho HS trả lời:
 Dựa vào tính chất nào mà rượu etylic được dùng làm nhiên liệu, dung môi, nguyên liệu cho công nghiệp?
GV: Giáo dục HS: Trong thực tế rượu etylic dùng để uống nhưng uống nhiều rất có hại cho sức khỏe.
GV: YC HS kể một vài câu chuyện về tác hại của rượu?
HS: Quan sát sơ đồ ứng dụng của rượu etylic:
+ Dùng làm nhiên liệu cho động cơ ô tô, nguyên liệu cho công nghiệp hóa học, dùng làm dung môi.
 + Dùng pha chế các loại rượu uống.
HS: Kể một vài câu chuyện về tác hại của rượu.
Hoạt động 6: V/ Điều chế.
Tinh bột hoặc đường (Lên men) Š R.etylic
C2H4 + H2O Š C2H5OH
GV: Trong thực tế các em thấy rượu uống được điều chế như thế nào?
GV: Nêu phương pháp điều chế rượu etylic từ tinh bột hoặc bột đường.
 Tinh bột hoặc đường Lên men R.etylic
GV: Phương pháp điều chế rượu etylic trong CN đi từ C2H4. Rượu etylic điều chế theo pp này chủ yếu được dùng làm nguyên liệu, dung môi cho công nghiệp. 
HS: Nêu cách điều chế trong dân gian.
HS: Lắng nghe.
HS: Nhớ nguồn nguyên liệu và phương pháp điều chế rượu etylic trong công nghiệp.
Hoạt động 7: Kiểm tra đánh giá – Dặn dò.
* Kiểm tra đánh giá 
 * Dặn dò:
GV: Gọi 1 HS nhắc lại tính chất hóa học của rượu etylic.
GV: YC HS làm BT 1/SGK/139.
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: YC HS làm BT 2/ SGK/ 139.
 * Chất nào tác dụng được với Na, viết phương trình phản ứng?
GV: * Học bài – Làm BT 3,4,5/SGK.
* Đọc phần :“Em có biết? ”/SGK/139.
* Xem trước bài: “ Axit axetic”.
 + Mỗi nhóm mang 1 lọ giấm ăn.
 + Axit axetic có CTCT, tính chất ứng dụng và cách điều chế axit axetic như thế nào?
HS: Nêu tính chất hóa học của rượu etylic.
HS: Làm BT chọn đáp án đúng: D
HS: Làm BT 2/SGK/139.
 Chất CH3 – CH3, C6H6, CH3 – O – CH3 không tdụng với Na vì không có nhóm – OH.
 CH3 – CH2 – OH pứ được với Na vì trong ptử có nhóm – OH.
 PTHH: CH3 – CH2 – OH + Na 
 Š CH3 – CH2 – ONa + H2‹
GV: * Học bài – Làm BT 3,4,5/SGK/139.
 * Đọc phần : “ Em có biết? ”/SGK/139.
 * Xem trước bài: “ Axit axetic”.
 + Mỗi nhóm mang 1 lọ giấm ăn (50ml)
 + Axit axetic có CTCT, tính chất như thế nào?
 + Nêu các ứng dụng và cách điều chế axit axetic?

File đính kèm:

  • docBai 44.doc