Bài giảng Tuần 25 – Tiết 50 - Bài 41: Nhiên liệu (tiếp theo)

/ Kiến thức: Giúp HS:

 - Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

 - Cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng.

 - Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả.

 2/ Kỹ năng:

 Biết sử dụng nhiên liệu hiệu quả, an toàn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 25 – Tiết 50 - Bài 41: Nhiên liệu (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 – Tiết 50
 Bài 41
NHIÊN LIỆU
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1/ Kiến thức: Giúp HS:
 - Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
 - Cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng.
 - Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả.
 2/ Kỹ năng:
 Biết sử dụng nhiên liệu hiệu quả, an toàn. 
II/ CHUẨN BỊ: 
 1/ Giáo viên:
 Aûnh hoặc tranh vẽ về các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí.
 Biểu đồ hàm lượng cacbon trong than, năng suất tỏa nhiệt của các nhiên liệu.
 2/ Học sinh:
 Kiến thức cũ liên quan. Xem trước bài mới.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Diễn giảng, trực quan, đàm thoại.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
GV: Kiểm tra lý thuyết HS1: 
 Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ?
GV: Gọi HS2 làm BT 2/ SGK/129.
GV: Gọi 1 HS nhận xét, GV cho điểm HS.
HS1: Trả lời lý thuyết.
HS2: Làm BT 2/ SGK/129:
 a. Xăng, dầu hỏa và nhiều sản phẩm khác.
 b. Crăckinh dầu nặng.
 c. Metan
 d. Thành phần.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.
 GV: Nhiên liệu là vấn đề được mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Vậy nhiên liệu là gì? Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
Hoạt động 3: I/ Nhiên liệu là gì?
 Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
GV: Đặt vấn đề: Em hãy kể tên một vài nhiên liệu thường dùng?
GV: Khi các chất trên cháy có hiện tượng gì?
GV: Các chất trên khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng người ta gọi đó là gì?
GV: Vậy nhiên liệu là gì?
GV: Nhiên liệu có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?
GV: Các nhiên liệu thường được dùng là loại nào?
GV: Nhận xét – kết luận về nhiên liệu.
HS: Than, củi, dầu hỏa, gaz
HS: Các chất trên khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
HS: Nhiên liệu
HS: Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
HS: Nhiên liệu có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
HS: + Nhiên liệu có sẳn trong TN: than củi, dầu mỏ
 + Nhiên liệu được điều chế: cồn đốt, khí than
Hoạt động 4: II/ Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
 1/ Nhiên liệu rắn: gồm than mỏ, gỗ,
 2/ Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu hỏa và rượu. 
GV: Dựa vào trạng thái người ta phân nhiên liệu ra làm mấy loại?
GV: Thuyết trình về quá trình hình thành than mỏ. 
GV: Nêu đặc điểm của các loại than gầy, than mỡ, than bùn, gỗ.
GV: Cho HS xem biểu đồ H 4.21/SGK/130.
GV: Kể một số nhiên liệu lỏng mà gia đình có sử dụng.
GV: Nhiên liệu này được dùng để làm gì?
GV: Giới thiệu nhiên liệu khí gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí than, khí lò cao.
GV: YC HS đọc SGK về đặc điểm, ứng dụng của nhiên liệu khí.
HS: Có 3 loại nhiên liệu: rắn, lỏng, khí.
HS: Nghe và ghi bài.
HS: Xem biểu đồ các loại than.
HS: Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: xăng, dầu hỏa và rượu.
HS: Dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, phần nhỏ dùng để đun nấu và thấp sáng.
HS: Đọc SGK và tóm tắt đặc điểm ứng dụng của nhiên liệu khí.
Hoạt động 5: III/ Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
 + Cung cấp đủ oxi (không khí) cho quá trình cháy.
 + Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với kk.
 + Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu cần sử dụng.
GV: Đặt vấn đề: Vì sao chúng ta phải sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả? Sử dụng nhiên liệu như thế nào là hiệu quả?
GV: Muốn sử dụng nhiên liệu hiệu quả, chúng ta thường phải thực hiện những biện pháp gì?
GV: Gợi ý HS trả lời theo nội dung SGK/131.
GV: Tóm tắt nội dung trả lời của HS.
HS: Sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả vì:
 + Nếu nhiên liệu cháy không hoàn toàn sẽ vừa gây lãng phí vừa làm ô nhiễm môi trường.
 + Sử dụng nhiên liệu hiệu quả là phải làm thế nào để nhiên liệu cháy hoàn toàn đồng thời tận dụng được nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra.
HS: + Cung cấp đủ oxi (không khí) cho quá trình cháy: thổi không khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió.
 + Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với kk: trộn đều nhiên liệu lỏng, khí với không khí, chẽ nhỏ củi, đập nhỏ than khi đốt cháy.
 + Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra.
Hoạt động 6: Kiểm tra đánh giá– Dặn dò.
* Kiểm tra đánh giá:
GV: Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
GV: YC HS làm BT SGK/132.
 * Bài tập 1/SGK/132:
 Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:
 a/ Vừa đủ b/ Thiếu c/ Dư
Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích?
 * Bài tập 3/ SGK/ 132: Gthích:
 a/ Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.
 b/ Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa.
 c/ Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét.
GV: * Học bài – làm BT 2,4/SGK /132.
 * Xem trước bài : 
 “Luyện tập chương IV”.
 + Ôn lại các kiến thức đã học về metan, etilen, axetilen, benzen. 
 + Kẻ sẳn bảng như SGK vào tập.
 + Làm trước các BT?SGK/133.
HS: Nhắc lại nội dung chính của bài.
HS: Làm BT SGK/132.
 * Bài tập 1/ SGK/ 132:
 + Câu a đúng 
 + Câu b sai vì nhiên liệu không cháy hết
 + Câu c sai vì khi đó phải tiêu tốn năng lượng để làm nóng không khí dư.
* Bài tập 3/ SGK/ 132:
 a/ Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
 b/ Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra.
 c/ Giảm lượng oxi để hạn chế quá trình cháy.
HS: Nhận xét – sửa BT vào vở BT.
HS: * Học bài – làm BT 2,4/SGK /132.
 * Xem trước bài : 
 “Luyện tập chương IV”.
 + Ôn lại các kiến thức đã học về metan, etilen, axetilen, benzen. 
 + Kẻ sẳn bảng như SGK vào tập.
 + Làm trước các BT?SGK/133.
 * Bổ sung: -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docBai 41.doc