Bài giảng Tuần: 25 - Bài 37: Etilen

- Liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ.

- Từ công thức phân tử viết công thức cấu tạo dạng đầy đủ và thu gọn.

- Viết phương trình hóa học phản ứng cháy của hợp chất hữu cơ gồm 2 nguyên tố C và H.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần: 25 - Bài 37: Etilen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sát}.
-{Nêu tính chất hóa học của Mêtan và viết phương trình hóa học minh họa}.
-{Nhận xét, bổ sung (nếu có)}.
3 phút
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.
-{Chiếu SLIDE 2, chạy hiệu ứng xuất hiện sọt trái cây}.
-“Nếu ta xếp 1 số quả chín vào giữa sọt quả sống. Em nào có thể dự đoán hiện tượng xảy ra?”.
-“Tại sao vậy?”.
-“Từ lâu người ta đã biết : khi xếp 1 số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chống chín đều. Bí mật của hiện tượng trên đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây”.
-{Chạy hiệu ứng xuất hiện khí etilen và trái cây xanh chín dần và giới thiệu}.
-“Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra lượng nhỏ 1 loại chất khí. Khí này có tác dụng xúc tiến quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả xanh mau chín. Đó chín là khí etilen. Vậy etilen có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 48, bài 37: etilen”.
-{Chiếu SLIDE 3 và ghi bảng}.
-“Hãy cho thầy biết công thức phân tử và phân tử khối của etilen?”.
-{Ghi bảng}.
-“Trước hết ta cùng tìm hiểu xem etilen có những tính chất vật lí nào?”.
-{Chạy hiệu ứng xuất hiện mục “I.TÍNH CHẤT VẬT LÍ:” và ghi bảng}.
-{Quan sát và lắng nghe}.
-“Các quả sống sẽ chín dần đều”.
-{Lắng nghe}.
-{Quan sát và lắng nghe}.
-{Ghi bài}.
-“Công thức phân tử: C2H4. Phân tử khối: 28”.
-{Ghi bài}.
-{Ghi bài}.
Tiết: 48-
Bài 37 : ETILEN.
-Công thức phân tử: C2H4. 
-Phân tử khối: 28
I.TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
2 phút
Hoạt động 3: Tính Chất Vật Lí
-{Cho HS quan sát ống nghiệm chứa khí etilen}.
-“Quan mẫu khí etilen, hãy nêu trạng thái, màu sắc của etilen?”.
-“Thầy mời 1 em ngưỡi và nhận xét mùi của etilen”.
-“Người ta có thể thu khí etilen bằng cách đẩy nước. Em có nhận xét gì về tính tan trong nước của etilen?”.
-“Dựa vào tỉ khối của etilen so với không khí, em có nhận xét gì?”.
{HS trả lời, GV ghi tóm tắt lên bảng}.
-“Em có nhận xét gì về tính chất vật lí của etilen so với mêten?”.
-“Etilen và mêten có tính chất vật lí giống nhau. Vậy còn cấu tạo phân tử thì sao? Ta cùng nghiên cứu qua phần II. Cấu tạo phân tử”.
-{Chạy hiệu ứng xuất hiện mục “II.CẤU TẠO PHÂN TỬ:” và ghi bảng}
-{Quan sát}.
-“Etilen là chất khí không màu”.
-“Không mùi”.
-“It tan trong nước”.
-“Nhẹ hơn không khí”.
-{Nhận xét, bổ sung (nếu có) và ghi bài}.
-“Giống nhau”.
-{Nghe}.
-{Ghi bài}.
-Là chất khí không màu, không mùi.
-Ít tan trong nước.
-Nhẹ hơn không khí (d=28/29).
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ:
5
phút
Hoạt động 4: Cấu tạo phân tử.
-“Phân tử etilen có bao nhiêu nguyên tử C, bao nhiêu nguyên tử H?”.
-“Click chuột lên mục “II.CẤU TẠO PHÂN TỬ:” để liên kết đến SLIDE 4}.
-“Dựa vào hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ, hãy lắp ráp mô hình cấu tạo phân tử etilen?”.
-{HS thảo luận nhóm trong 1 phút 30 giây}.
-“Mời đại diện các nhóm đem mô hình lên”.
-“Hãy nhận xét mô hình cấu tạo phân tử mà nhóm bạn đã lắp ráp?”.
 -{GV nhận xét}.
-“Dựa vào mô hình hãy viết công thức cấu tạo của etilen?”.
-“Hãy nhận xét phần viết công thức cấu tạo của bạn”.
-{Nhận xét, chỉnh sửa nếu có}.
-“Hãy viết công thức cấu tạo dạng thu gọn của phân tử Etilen?”.
-“Hãy nhận xét”.
-{Nhận xét, chỉnh sửa nếu có}.
-{Chạy hiệu ứng xuất hiện nút Click chuột lên nút để liên kết đến SLIDE 5}.
-“Đây là mô hình cấu tạo phân tử etilen dạng đặc và dạng rỗng”.
-{Chạy hiệu ứng biến mất dạng đặc, và xuất hiện mô hình cấu tạo phân tử mêtan dạng rỗng}.
-“Hãy cho biết sự khác nhau về liên kết của phân tử etilen so với phân tử mêtan?”.
-{Chạy hiệu ứng biểu thị 2 liên kết đó}.
-“Liên kết giữa 2 nguyên tử C trong phân tử etilen gọi là liên kết đôi”.
-{Chạy hiệu ứng giới thiệu về liên kết đôi của etilen}.
-“Trong liên kết đôi có 1 liên kết gọi là liên kết xích ma (σ) khá bền và liên kết còn lại gọi là liên kết bi (π) kém bền, dễ dàng đứt ra trong các phản ứng hóa học”.
-“Em hãy nêu kết luận về đặc điểm cấu tạo của phân tử etilen?”.
-{HS nêu, GV ghi bảng, có thể gọi 1-2 HS lặp lại}.
-“Etilen có cấu tạo khác mêtan ở chỗ trong phân tử có liên kết đôi giữa 2 nguyên tử cacbon. Vậy tính chất hóa học của etilen có gì khác so với mêtan không, ta cùng tìm hiểu qua phần III.Tính chất hóa học”.
-{Click chuột lên nút .... quay lại SLIDE 3, chạy hiệu ứng xuất hiện mục “III.TÍNH CHẤT HÓA HỌC:” và ghi bảng}.
-“ 2 nguyên tử C và 4 nguyên tử H”.
-{Các nhóm thảo luận và lắp ráp mô hình}.
-{HS đại diện nhóm đem mô hình lên}.
-{Nhận xét, bổ sung (nếu có)}.
-{Nghe}.
- 
H H
 C=C
H H
-{Nhận xét, bổ sung (nếu có)}.
-{Ghi bài}.
-{1 HS lên bảng viết}
“CH2=CH2”.
-{Nhận xét, bổ sung (nếu có)}.
-{Ghi bài}.
-{Quan sát}.
-{Quan sát}.
-{Quan sát}.
-“Trong phân tử etilen, 2 nguyênt ử C liên kết với nhau bởi 2 liên kết”.
-{Quan sát}.
-{Quan sát, lắng nghe}.
-{Quan sát}.
-{Quan sát, lắng nghe}.
-“Trong phân tử etilen, 2 nguyên tử C liên kết với nhau bởi liên kết đôi. Trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền, dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học”.
-{Nêu, lặp lại và ghi bài}.
-{Lắng nghe}.
-{Quan sát, lắng nghe và ghi bài}.
-Công thức cấu tạo:
H H
 C=C
H H
Viết gọn: CH2=CH2.
-Đặc điểm cấu tạo:
Trong phân tử etilen, 2 nguyên tử C liên kết với nhau bởi liên kết đôi. Trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền, dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
24 phút.
5 phút
Hoạt động 5: Tính chất hoá học.
-“Ta đã biết khí mêten cháy được, còn khí etilen cháy không?”.
-{Chạy hiệu ứng xuất hiện mục “1.Etilen có cháy không?” và ghi bảng}.
-“Các em hãy quan sát và nhận xét hiện tượng khi thầy đốt khí etilen”.
-{Làm thí nghiệm đốt khí etilen ngoài không khí}.
-“Hãy nêu hiện tượng quan sát được?”.
-“Dựa vào công thức phân tử, hãy cho biết etilen và metan giống nhau ở điểm nào?”.
-“Hãy nhắc lại những sản phẩm thu được khi đốt khí mêtan?”.
-“Do có thành phần nguyên tố giống mêtan nên êtilen cháy cũng tạo khí cacbonic, hơi nước và đồng thời tỏa nhiều nhiệt”.{ghi bảng}.
-“Hãy viết phương trình hóa học?”.
-“Hãy nhận xét?”.
-{Nhận xét, chỉnh sửa nếu có}.
-“Vậy etilen cháy tạo khí cacbon đioxit, hơi nước và toả nhiệt. Thế etilen còn tính chất hoá học nào khác hay không?”.
-{Chạy hiệu ứng xuất hiện nút , Click nút để liên kết đến SLIDE 6}.
-“Hãy quan sát thí nghiệm dẫn khí metan qua ống nghiệm chứa dung dịch brôm màu da cam, chú ý quan sát để nhận xét màu của dung dịch brôm trước và sau phản ứng”.
-{Chạy hiệu ứng biễu diễn thí nghiệm, chạy hiệu ứng xuất hiện yêu cầu}.
-“Hãy nhận xét màu dung dịch brôm trước và sau khi dẫn khí metan vào?”.
12 phút
-“Điều đó chứng tỏ metan không làm mất màu dung dịch brôm. Vậy còn etilen có làm mất màu dung dịch brôm không? Chúng ta sang phần 2. Etilen có làm mất màu dung dịch brôm không?”.
-{Click nút để quay về SLIDE 3, chạy hiệu ứng xuất hiện mục 2. Etilen có làm mất màu dung dịch brôm không? Và ghi bảng}.
-{click chuột lên mục “2. Etilen có làm mất màu dung dịch brôm không?” để liên kết đến SLIDE 7, hướng dẫn HS thảo luận nhóm}.
-{Làm thí nghiệm dẫn khí etilen qua ống nghiệm chứa dung dịch brôm (màu da cam)}.
-“Hãy nêu lại thí nghiệm?”.
-“Hãy nêu hiện tượng qua sát được”.
-“Em có nhận xét gì qua thí nghiệm trên?”.
-{Click nút để quay về SLIDE 3, chạy hiệu ứng xuất hiện nút và click lên để liên kết đến SLIDE 8 để giới thiệu cơ chế phản ứng}.
-{Lần lượt chạy các hiệu ứng và giới thiệu}.
-“Trong phân tử etilen có 1 liên kết kém bền, liên kết này đứt ra, mỗi nguyên tử cacbon sẽ thiếu 1 liên kết. Đồng thời phân tử brôm cũng tách ra, sau đó mỗi nguyên tử brôm sẽ vào liên kết với 1 nguyên tử cacbon”.
-{Click nút liên kết đến SLIDE 9, chạy hiệu ứng xuất hiện yêu cầu}.
-“Hãy viết phương trình phản ứng trên ở dạng thu gọn?’.
-“Ta thấy ở phản ứng trên 2 nguyên tử brôm cộng vào phân tử etilen nên phản ứng trên được gọi là phản ứng cộng”.
-{Ghi bảng}.
-“Vậy etilen làm mất màu dung dịch brôm, còn metan thì không làm mất màu dung dịch brôm, đây là dấu hiệu để ta có thể phân biệt giữa etilen với metan”.
-{Click nút để quay về SLIDE 3}.
-“Phân tử etilen có thể kết hợp với phân tử của chất khác. Vậy các phân tử etilen có thể kết hợp được với nhau không?”.
7 phút
-{Chạy hiệu ứng xuất hiện mục “3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không?” và ghi bảng}.
-{Click chuột lên mục “3. Các phân tử etilen có kết hợp với nhau không?” để liên kết đến SLIDE 10 và giới thiệu cơ chế của phản ứng}.
-“Trong điều kiện thích hợp về nhiệt độ, xúc tác và áp suất, các phân tử etilen liên kết kém bền trong phân tử etilen đứt ra và các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng lớn hơn rất lớn gọi là poli etilen (P.E)”.
-{Ghi bảng}.
-{Click nút liên kết đến SLIDE 11}.
-“Đây là mô hình biểu hiện sự kết hợp giữa các phân tử etilen. Dựa vào mô hình, em nào có thể lên bảng viết phương trình hoá học dạng thu gọn?”.
-“Hãy nhận xét”.
-{Nhận xét}.
-“Phản ứng trên gọi là phản ứng trùng hợp”.
-{Ghi bảng}.
-{Giới thiệu}.
-“Phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là phản ứng đặc trưng của các chất có liên kết đôi”.
-{Ghi bảng}.
-“Polietilen là chất rắn, không độc, không tan trong nước, là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chất dẻo. Chất dẻo là được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên chất dẻo rất khó bị phân huỷ, thời gian phân huỷ khoảng vài chục năm thậm chí vài trăm năm, nên trong quá trình sử dụng nếu chúng ta thiếu ý thức thì sẽ gây ô nhiễm môi trường. Lấy ví dụ ngay trong trường học của chúng ta, khi các em ăn quà bánh thì hầu như đều dùng bộc xốp để đựng, 1 số bạn thiếu ý thức vức bừa bãi sẽ gây mất vẻ mỹ quan của trường và gây ô nhiễm môi trường. Hay trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta sử dụng bộc xốp rất nhiều, những bộc xốp còn sử dụng được chúng ta cũng vức bỏ, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Do đó, chúng ta nên hạn chế sử dụng bộc xốp và nên tận dụng các bộc xốp còn sử dụng được để vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm và tuyên truyền cho gia đình và những người xung quanh hiểu và cùng thực hiện”.
-“Như vậy, etilen dùng điều chế polietile

File đính kèm:

  • docBai-37_ETILEN_Tiet-48.doc
Giáo án liên quan