Bài giảng Tuần 24 - Tiết 63 - Bài 41 : Hợp chất của sắt

I. Mục tiêu bài học:

1. Nắm được tính chất hoá học chung của các oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) là oxit bazơ, của các hidroxit sắt Fe(OH)2, Fe(OH)3 là bazơ và minh họa tính chất hoá học này bằng các pư của chúng đối với axit.

2. Biết nguyên tắc và phản ứng hoá học cụ thể điều chế Fe(OH)2, Fe(OH)3. những hidroxit này bị phân huỷ khi đốt nóng tạo ra những oxit tương ứng và điều chế.

3. Hợp chất sắt (II) có tính khử, khi bị oxi hoá nó biến thành hợp chất sắt (III). dẫn ra được những phản ứng hoá học để minh học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 24 - Tiết 63 - Bài 41 : Hợp chất của sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24-Tiết 63 
Bài 41 : 	HỢP CHẤT CỦA SẮT
Mục tiêu bài học:
Nắm được tính chất hoá học chung của các oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) là oxit bazơ, của các hidroxit sắt Fe(OH)2, Fe(OH)3 là bazơ và minh họa tính chất hoá học này bằng các pư của chúng đối với axit.
Biết nguyên tắc và phản ứng hoá học cụ thể điều chế Fe(OH)2, Fe(OH)3. những hidroxit này bị phân huỷ khi đốt nóng tạo ra những oxit tương ứng và điều chế.
Hợp chất sắt (II) có tính khử, khi bị oxi hoá nó biến thành hợp chất sắt (III). dẫn ra được những phản ứng hoá học để minh học.
Hợp chất sắt (III) là chất oxi hoá, khi bị khử nó biến thành hợp chất sắt (II), Fe. dẫn ra được những phản ứng hoá học để minh hoạ.
Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+ trong dung dịch bằng phản ứng hoá học.
Tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài: 
	Câu 1: Trình bày các tính chất hóa học của sắt. Viết phương trình phản ứng chứng minh?
	Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng:
Fe à FeCl3 à FeCl2 à Fe(NO3)3
Fe3O4 à FeCl3
Dạy bài mới:
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA GV VÀ HS
Hợp chất sắt (II):
gồm muối, hidroxit, oxit của Fe2+
Vd: FeO, Fe(OH)2, FeCl2
Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II):
- Hợp chất sắt (II) tác dụng với chất oxi hoá sẽ bị oxi hoá thành hợp chất sắt (III). Trong pư hoá học ion Fe2+ có khả năng cjo 1 electron.
Fe2+ à Fe3+ + 1e
[ Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II) là tính khử.
Ví dụ 1: ở nhiêt độ thường, trong không khí ( có O2, H2O) Fe(OH)2 bị oxi hoá thành Fe(OH)3.
Pư: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O à 4 Fe (OH)3
 khử oxh
Ví dụ 2: Sục khí clo vào dung dịch muối FeCl2
Pư: 2 FeCl2 + Cl2 à 2 FeCl3
Fe(NO3)2 + HNO3 à NO + ...
Ví dụ 3: Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng:
3FeO + 10 HNO3 à 3 Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Ví dụ 4: cho từ từ dung dịch FeSO4 vào dung dịch hỗn hợp ( KMnO4 + H2SO4)
[ Kết luận:
Oxit và hidroxit sắt (II) có tính bazơ:
2. Điều chế một số hợp chất sắt (II):
Fe(OH)2 : Dùng phản ứng trao đổi ion giữa dung dịch muối sắt (II) với dung dịch bazơ.
Ví dụ: FeCl2 + 2 NaOH à Fe(OH)2 + 2 NaCl
 Fe2+ + 2 OH- à Fe(OH)2
FeO :
Phân huỷ Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí .
 Fe(OH)2 à FeO + H2O
Hoặc khử oxit sắt ở nhiệt độ cao.
to
 Fe2O3 + CO à 2 FeO + CO2
Muối sắt (II):
cho Fe hoặc FeO, Fe(OH)2 tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
3. Ứng dụng của hợp chất sắt(II): (SGK)
Hợp chất sắt (III):
Tính chất hoá học của hợp chất sắt (III):
Hợp chất sắt (III) có tính oxi hoá:
khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.
Trong pư hoá học : Fe3+ + 1e à Fe2+
 Fe3+ + 3e à Fe
_ tính chất chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.
Ví dụ 1: Nung hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 ở nhiệt độ cao:
 Fe2O3 + 2Al à Al2O3 + 2 Fe
Ví dụ 2: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch muối sắt (III) clorua.
 2 FeCl3 + Fe à 3 FeCl2
Ví dụ 3: cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl3.
 Cu + 2 FeCl3 à CuCl2 + 2 FeCl2
Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 có hiện tượng vẫn đục:
2 FeCl3 + H2S à 2 FeCl2 + 2 HCl + S$
[ Kết luận:
Oxit và hidroxit sắt (III) có tính bazơ:
 2. Điều chế một số hợp chất sắt (III): 
a. Fe(OH)3: Chất rắn, màu nâu đỏ.
- Điều chế: pư trao đổi ion giữa dung dịch muối sắt (III) với dung dịch kiềm.
Ví dụ :Fe(NO3)3 +3NaOH àFe(OH)3+3 NaNO3
Pt ion: Fe3+ + 3 OH- à Fe(OH)3
b. Sắt (III) oxit: Fe2O3
phân huỷ Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao
 2 Fe(OH)3 -à Fe2O3 + 3 H2O
c. Muối sắt (III):
FeCl3 + 3NaOH à Fe(OH)3 + 3NaCl
Fe2O3 + 6HCl à 2FeCl3 + H2O
2. Ưng dụng của hợp chất sắt (III):
- phèn sắt amoni: NH4Fe(SO4)2. 12H2O
 HOẠT ĐỘNG 1
Hỏi:1) Hãy lấy ví dụ về một số hợp chất sắt (II) ?
2) Fe có thể nhường bao nhiêu e ? Như vậy ion Fe2+ có thể nhường thêm bao nhiêu e ở phân lớp 3d ?
3) Khi nào ion Fe2+ nhường e trong các phản ứng hóa học ?
à Từ đó cho biết hợp chất sắt (II) có tính chất hóa học chung lầ gì ?
 HOẠT ĐÔNG 2
Hs viết pư xảy ra và cho biết vai trò của sắt trong các trường hợp ví dụ sau:
Hỏi: clo là chất oxi hóa mạnh hay yếu, khi sục khí clo vào dung dịch FeCl2 , hãy viết pư xảy ra ?
FeCO3 + HNO3 đặc nóng à 
Hỏi: số oxi hóa của sắt trong FeO là bao nhiêu , đã cao nhất chưa ? Khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng là chất oxi hóa thì có hiện tượng gì xảy ra ?
Vd: FeO + H2SO4 loãng à
 FeO + H2SO4 đặc à
HS: viết pư để chứng minh FeO và Fe(OH)2 có tính bazơ.
 HOẠT ĐỘNG 3
Để điều chế Fe(OH)2 ta đi từ những hợp chất nào ?
GV: Trong pư điều chế Fe(OH)2, các chất không được lẫn chất oxi hóa như O2...nếu không sẽ có một phần Fe(OH)3.
Hỏi :
Hãy nêu những tính chất vật lí của FeO ?
Để điều chế FeO, theo các em phải thực hiện những phản ứng nào ? Và nếu pư nung Fe(OH)2 thực hiện trong không khí thì có thu được FeO ?
Hãy viết pt phản ứng của FeO, Fe(OH)2 với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng ? từ đó hãy cho biết cách đaiều chế muối Fe(II).
HOẠT ĐỘNG 4
 Hãy lấy ví dụ một số hợp chất sắt (III) ?
GV: ion Fe3+ có thể nhận e để trở thành ion Fe2+ hoặc nguyên tử Fe khi tác dụng với chất khử. Từ đó hãy cho biết tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (III) là gì ?
Hỏi: Hãy lấy một số ví dụ mà trong đó hợp chất sắt (III) đóng vai trò là một chất oxi hóa ?
HS: Lấy vd, viết pư và xác định số oxi hóa à kết luận.
VD: 2FeCl3 + 2KI à 2FeCl2 + 2KI+ I2
HS: Viết ptpư của Fe2O3, Fe(OH)3 với các axit tương ứng.
HOẠT ĐỘNG 5
Hãy cho biết tính chất vật lí của Fe(OH)3 ?
Để điều chế Fe(OH)3 ta cần thực hiện phản ứng nào ?
HS: viết pư xảy ra dạng phân tử và ion thu gọn.
Hỏi: Nếu trong pư điều chế Fe(OH)3, Fe2O3 thực hiện trong môi trường không khí hoặc có lẫn chất oxi hóa thì có ảnh hưởng gì tới sp hay không ? 
HS: viết các pư xảy ra.
HOẠT ĐỘNG 6: 1. Củng cố toàn bài: tính chất của hợp chất sắt (II). (III).
 2. Viết các ptpư theo dãy chuyển hoá sau:
Fe à FeCl2 à Fe(OH)2 à Fe(OH)3 à Fe2O3 à Fe
 E
 FeCl3 Fe(NO3)3 à Cu(NO3)2
3. Học bài và làm bài tập 3, 4 sách giáo khoa trang 202, chuẩn bị trước bài hợp kim của sắt.

File đính kèm:

  • docT24-Tiết63 Hợp chất Sắt.doc