Bài giảng Tuần 24 - Tiết 48: Benzen
NS: 20/02/10
TUẦN 24
TIẾT 48 BENZEN (C6H6 = 78)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học của BENZEN.
- Biết một số ứng dụng của benzen.
2. Kĩ năng:
- Củng cố kiến thức về hiđrocacbon , cấu tạo của các chất và các phương trình hoá học, cách giải bài tập hoá học.
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ mô tả thí nghiệm phản ứng của benzen với brom. ống nghiệm, giá TN, contơgut.
- Benzen, dầu ăn, dung dịch brom, nước.
NS: 20/02/10 TUẦN 24 TIẾT 48 BENZEN (C6H6 = 78) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học của BENZEN. - Biết một số ứng dụng của benzen. 2. Kĩ năng: - Củng cố kiến thức về hiđrocacbon , cấu tạo của các chất và các phương trình hoá học, cách giải bài tập hoá học. II.CHUẨN BỊ: - Tranh vẽ mô tả thí nghiệm phản ứng của benzen với brom. ống nghiệm, giá TN, contơgut. - Benzen, dầu ăn, dung dịch brom, nước. III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: *Nêu cấu tạo của axetilen và tính chất hoá học của nó ? Viết PTPƯ minh hoạ HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS Nội dung ghi HOẠT ĐỘNG 1 : Ttính chất vật lý Cho HS quan sát lọ chứa benzen. Hãy nêu các tính chất hoá học mà em biết. - HS suy nghĩ, trả lời GV tiến hành 2 TN, HS quan sát, nêu nhận xét. GV thông báo benzen là một chất độc HOẠT ĐỘNG 2: Cấu tạo phân tử GV thông báo về cấu tạo phân tử của benzen cho HS nắm và hướng dẫn HS viết công thức cấu tạo sau đó biểu diễn các cách viết gọn. - Viết công thức cấu tạo của axetilen. HOẠT ĐỘNG 3 : Tính chất hoá học 1/ Em hãy so sánh thành phần, cấu tạo của benzen với metan, etilen và axetilen ? Vậy benzen có cháy không, có phản ứng thế và phản ứng cộng không ? Nếu có thì sản phẩm là những chất nào? - Để kiểm tra lại những dự đoán đó các em quan sát TN về phản ứng cháy. Nêu hiện tượng, giải thích ? - HS quan sát, nhận xét và viết phương trình hoá học 2/ Phản ứng thế: Dựa vào tranh vẽ. GV đặt câu hỏi cho HS nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận Benzen có tham gia phản ứng thế với brom hay không. Cho HS viết phương trình hoá học của phản ứng (cả viết gọn) Sản phẩm HBr là khí hiđro bromua HS quan sát tranh vẽ, nhận xét và viết PTHH 3/ Phản ứng cộng GV thông báo do benzen không tác dụng với dung dịch brom, chứng tỏ nó khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen. Nhưng trong điều kiện thích hợp nó vẫn có phản ứng thế thí dụ với H2 HOẠT ĐỘNG 4 : Ứng dụng - Cho HS nghiên cứu sgk và phát biểu ứng dụng của axetilen. I/ TÍNH CHẤT VẬT LÝ : * Chất lỏng, không màu, không tan trong nước, hoà tan nhiều chất như : dầu ăn, nến, cao su,... II/ CẤU TẠO PHÂN TỬ : - Sáu nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh đều, có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn. - Có ba liên kết đơn xen kẻ ba liên kết đôi tạo thành vòng khép kín. III/ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC : 1/ Benzen có cháy không ? 2C6H6(l) + 15O2 (k) ® 12CO2 (k) + 6H2O (h) 2/ Ben zen có phản ứng thế với brom không ? Viết gọn : C6H6(l) +Br2 (l) ® C6H5Br(l) + HBr(k) Brombenzen 3/Benzen có phản ứng cộng không ? Trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất như Hiđro, Clo... C6H6(l) + 3H2(k) ® C6H12(l) Xiclohexcan * Do phân tử có cấu tạo đặc biệt nên benzen vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng (nhưng khó xảy ra hơn so với etilen và axetilen) IV/ ỨNG DỤNG (sgk) 4. Củng cố: Cho HS làm bài tập 1,2,4 tại lớp Bài tập : HS thực hiện cá nhân và trả lời khi GV yêu cầu Bài 1 : Câu c đúng nhất. Bài 2 : công thức đúng là b,d,e Công thức a sai vị trí liên kết đôi Công thức c sai vì vòng 5 cạnh Bài 4 :công thức b,c làm mất màu dung dịch brom tương tự etilen và axetilen 5. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập3. Ôn lại chương III và các hợp chất hữu cơ đã học chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- HOA848.doc