Bài giảng Tuần 24 - Tiết 47 - Bài 36: Metan

A. Mục tiêu :

- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của metan

- Nắm được định nghĩa; liên kết đơn; phản ứng thế

- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan

- viết được phương trình hoá học của phản ứng thế, phản ứng cháy của metan

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 24 - Tiết 47 - Bài 36: Metan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 Bài 36 METAN
Tuần 24
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của metan
- Nắm được định nghĩa; liên kết đơn; phản ứng thế 
- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan
- viết được phương trình hoá học của phản ứng thế, phản ứng cháy của metan
B. Đồ dùng dạy học :
- Mô hình phân tử metan
- 1 lọ khí metan
- 1 cốc nước vôi trong 
- 1 ống thuỷ tinh vuốt nhọn
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài :1’
Metan là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng cho đời sống và cho công nghiệp . Vậy metan có cấu tạo, tính chất như thế nào ? Ta cùng tìm hiểu bài 36
2. Phát triển bài : 35’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
25’
5’
I. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí :
- Trong tự nhiên metan có nhiều trong các mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, đáy bùn ao, khí biogaz
- Metan là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí 
II. Cấu tạo phân tử :
- Công thức cấu tạo :
 H 
H - C - H
 H
- Giữa C và H có 1 liên kết . Gọi là liên kết đơn 
- Phân tử metan có 4 liên kết đơn
III. Tính chất hoá học :
1. Tác dụng với oxi ( phản ứng cháy )
Metan cháy trong oxi hoặc không khí tạo thành CO2 và nước 
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Chú ý : Hỗn hợp 1VCH4 và 2VO2 là hỗn hợp nổ mạnh 
2. Tác dụng với clo :
Khí metan sẽ tác dụng với khí clo khi có ánh sáng 
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế 
IV. Ứng dụng :
- Dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất 
- Dùng để điều chế hiđro
- Dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác 
- Cho học sinh đọc SGK . Hỏi : Trong tự nhiên metan có ở đâu ?
- Kết luận 
- Giới thiêu lọ đựng metan và cách thu metan trong đáy bùn ao. Hãy mô tả tính chất vật lí của metan ?
- Yêu cầu các nhóm lắp ráp mô hình của metan 
- Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng viết công thức cấu tạo và hỏi giữa C và H có mấy liên kết ?
- Phân tử metan có mấy liên kết đơn ?
- Kết luận 
- Tiến hành thí nghiệm đốt metan trong không khí 
- Nêu hiện tượng quan sát được 
- Kết luận 
- Vẽ hình mô tả thí nghiệm giữa clo với metan
- Nêu hiện tượng và nhận xét thí nghiệm ?
- Gọi 1 học sinh lên bảng viết phương trình hoá học 
- Phản ứng trên được gọi là phản ứng thế . Vậy thế nào là phản ứng thế ?
 - Yêu cầu học sinh đọc SGK và nêu ứng dụng của metan ?
- Sửa chữa - Kết luận 
- Đọc SGK xác định trạng thái tự nhiên
- Quan sát lọ metan
- Các nhóm lần lượt lắp ráp mô hình phân tử metan
- Nhận xét - Bổ sung 
- Xác định được 4 liên kết đơn
- Quan sát thí nghiệm 
- Metan cháy sáng trong không khí : sinh ra khí CO2 và nước 
- Quan sát thí nghiệm 
- Hiện tượng : Màu vàng lục mất đi ; dung dịch làm quì tím hoá đỏ 
- Phát biểu khái niệm phản ứng thế .
 - Nêu được 1 số ứng dụng của metan
3. Củng cố :4’
Metan thể hiện được những tính chất hoá học nào ? viết phương trình hoá học ?
4. Kiểm tra, đánh giá :4’
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập số 2 SGK
5. Dặn dò :1’
- Đọc mục “ Em có biết “
- Giải bài tập 1,3,4, SGK
 - Chuẩn bị trước bài 37

File đính kèm:

  • docTiết 47 Bài 36 METAN.doc