Bài giảng Tuần 24 - Tiết 22: Cấu tạo hợp chất hữu cơ

Kiến thức: Học sinh biết:

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa tri của chúng: C (IV), H (I) , O(II)

- Hiểu được mỗi mộy hợp chất hữu cơ có một công thức cấu tao ứng với một trật tự liên kết xác định. Các nguyên tử cacbon có khả nănh liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.

- Biết cách viết công thức hóa học, phân biệt các chất khác nhau thông qua CTCT.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 24 - Tiết 22: Cấu tạo hợp chất hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	24	Soạn ngày: 14/05/09
Tiết:	 22 	 Giảng ngày:17/02/09
Cấu tạo hợp chất hữu cơ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh biết:
- Trong phân tử hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa tri của chúng: C (IV), H (I) , O(II)
- Hiểu được mỗi mộy hợp chất hữu cơ có một công thức cấu tao ứng với một trật tự liên kết xác định. Các nguyên tử cacbon có khả nănh liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
- Biết cách viết công thức hóa học, phân biệt các chất khác nhau thông qua CTCT.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết CTHH của một số hợp chất hữu cơ đơn giản. 
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
Mô hình cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ dạng hình que.
Bộ mô hình cấu tạo hợp chất hữu cơ
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân, thực hành hóa học.
IV. Tiến trình dạy học:
1Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
 1. Nêu khái niệm về hợp chất hữu cơ?
2. Có mấy lọai hợp chất hữu cơ? làm bài tập số 5.
Giớ thiệu bài mới :
2.Dạy và học bài mới:
* Hoạt động 1: Đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ: 
* Mục tiêu: Học sinh biết:
- Trong phân tử hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa tri của chúng: C (IV), H (I) , O(II)
- Hiểu được mỗi mộy hợp chất hữu cơ có một công thức cấu tao ứng với một trật tự liên kết xác định. Các nguyên tử cacbon có khả nănh liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
GV : Yêu cầu HS nhắc lại hóa trị của H, O , C.
GV: Thông báo hóa trị của H,C,O trong hợp chất hữu cơ.
GV:Giới thiệu cho HS hiểu nếu dùng mỗi nét gạch biẻu diễn một đơn vị hóa trị. Cá nguyên tử lên kết theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử.
GV: Lấy ví dụ mộy số CTCT hợp chất hữu cơ. 
- Những nguyên tử cacbon có liên kết được với nhau không?
GV: Hướng dẫn HS lắp mô hình một số hợp chất hữu cơ.
GV: Giới thiệu 3 loai mạch
- Hãy biểu diễn liên kết trong phân tử C4H8, C4H10.
GV: Đặt vấn đề: Với công thức phân tử C2H6O có 2 chất khác nhau đó là rượu etylic và đimetylete
GV: viết CTCT của 2 chất trên
- Hãy nhận xét về trật tự liên kết trong phân tử?
HS : nhác lại háo trị của các nguyên tố.
HS : chú ý lắng nghe về hoá trị.
HS : Dự đoán : Cacbon có thể liên kết với nhau.
HS: Lắp mô hình phân tử C2H6.
HS: Lắp mô hình phân tử C4H8, C4H10.
- Mạch thẳng:
 H H H H
 H - C - C - C - C - H
 H H H H 
- Mạch nhánh:
 H H H H
 H - C - C - C - C - H
 H H H 
 H - C - H
 H
- Mạch vòng:
 H H 
 H - C - C - H
 H C - C - H 
 H H
HS tiến hành lắp mô hình Rượu Etylic và Đimetyl ete
C2H6O. 
 H H
 H C C O H (Rượu Etylic)
 H H
 H H
 H C O C H (Đimetyl ete)
 H H
* Tiểu kết: 
1- Hoá trị vào liên kết giữu các nguyên tử::
Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị IV, oxi hoá trị II, hiđrô hoá trị I, ... 
Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng.
(Mỗi liên kết được biểu diễn bàng một nét ngạch nối giữa hai nguyên tử)
2- Mạch các bon: 
Trong hợp chất hữu cơ, những nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon (Mạch không nhánh, mạch nhánh, mạch vòng).
3- Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử? 
Trong mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
 * Hoạt động 2: Công thức cấu tạo :
* Mục tiêu	Học sinh biết:
- Biết cách viết công thức hóa học, phân biệt các chất khác nhau thông qua CTCT.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
GV : Yêu cầu HS nguyên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
Gọi đại diện HS trả lời.
GV chót kiến thức.
HS: Nghiên cứu sgk – trả lời câu hỏi :
Công thức cấu tạo là gì? ý nghĩa của công thức cấu tạo? 
Dự kiến tra lời:
- Công thức cấu tạo biểu diễn đầy đủ liên kết xác định của các nguyên tử trong phân tử.
- C2H4 : Etilen
 H H
 C = C Viết gọn: CH2 = CH2.
 H H
- Rượu etylic:
 H H 
 H - C - C - O - H
 H H 
Viết gọn: CH3 - CH2 – OH.
* Tiểu kết:
- Công thức cấu tạo biểu diễn đầy đủ liên kết xác định của các nguyên tử trong phân tử.
- Công thức cấu tạo cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử.
3. Củng cố:
GV yêu cầu HS: Nhắc lại những ý chính trong bài.
GV: - Yêu cầu HS làm bài tập 1.
 - Gọi 3 HS giỏi khá TB lên chữa. 
 - HS khác nhận xét.
 - Chữa. 
a) C thừa hoá trị O thiếu hoá trị công thức đúng là CH3OH
 H 
 H C O H
 H 
b) C thiếu hoá trị Cl thừa hoá trị công thức đúng là: C2H5Cl
 H H
 H C C O Cl
 H H 
4. Bài tập về nhà: 1,2,3,4 (SGK trang 112).
V- rút kinh nghiệm sau giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet 44.doc