Bài giảng Tuần 23 - Tiết 61: Bài 39: Một số hợp chất của crôm

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

- Biết tính chất hoá học đặc trưng của các hợp chất của crôm (II), crôm(III), crôm(VI).

- Biết được ứng dụng của một số hợp chất của crôm.

2. Về kĩ năng:

- Tiếp tục rèn luyên kĩ năng viết pt phản ứng, đặc biệt phản ứng oxi hoá khử.

II. Chuẩn bị:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 23 - Tiết 61: Bài 39: Một số hợp chất của crôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23-Tiết 61: 
Bài 39 MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CRÔM
Mục tiêu bài học:
Về kiến thức:
Biết tính chất hoá học đặc trưng của các hợp chất của crôm (II), crôm(III), crôm(VI).
Biết được ứng dụng của một số hợp chất của crôm.
 Về kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyên kĩ năng viết pt phản ứng, đặc biệt phản ứng oxi hoá khử.
Chuẩn bị:
- Dung dịch K2Cr2O7, NaOH, KOH, HCl, H2SO4, KI, CrCl3, Cr2(SO4)3, Cr2O3, ống nghiệm, kẹp, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
Tổ chức các hoạt động dạy học
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài: 
Trình bày các tính chất hóa học của Crom? Mỗi một tính chất viết 1 phương trình phản ứng chứng minh?
Dạy bài mới:
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Một số hợp chất của crôm (II)
vd: CrO, CrCl2, Cr(OH)2 
Crôm (II) oxit: CrO là một oxit bazơ.
Tác dụng với axit HCl, H2SO4
CrO + 2 HCl à CrCl2 + H2O
CrO có tính khử, trong không khí bị oxi hoá thành Cr2O3 .
Crôm (II) hidroxit Cr(OH)2 :
Là chất rắn màu vàng.
đ/c: CrCl2 + 2 NaOH à Cr(OH)2 + 2NaCl
Cr(OH)2 là một bazơ:
Cr(OH)2 + 2 HCl à
Cr(OH)2 có tính khử.
4 Cr(OH)2 + O2 + 2H2O à 4 Cr(OH)3 
3. Muối crôm (II): có tính khử mạnh
4 CrCl2+4HCl + O2 à 4CrCl3 + 2 H2O
II. Hợp chất crôm (III):
Crôm (III) oxit: Cr2O3 (màu lục thẩm)
Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc.
Vd: Cr2O3 + HCl à
 Cr2O3 + NaOH + H2O à
2. Crôm (III) hidroxit: Cr(OH)3 là chất rắn màu xanh nhạt.
Điêù chế:
CrCl3 +3 NaOH à Cr(OH)3 + 3NaCl 
- Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính:
Cr(OH)3 + NaOH à Na[Cr(OH)4]
Natri crômit
Cr(OH)3 + 3HCl à CrCl3 + 3 H2O
Muối crôm (III): vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
Hs nghiên cứu sgk
 Zn + Cr3+ à
Cr3+ + OH- + Br2 à CrO42- + Br- + H2O
muối quan trọng là phèn crôm-kali: KCr(SO4)2.12H2O- có màu xanh tím, dùng trong thuộc da, chất cầm màu trong nhộm vải.
Hợp chất Crôm (VI):
Crôm (VI) oxit: CrO3
Là chất rắn màu đỏ.
to
CrO3 là chất oxi hoá rất mạnh. một số hợp chất vô cơ và hữu cơ bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Vd: 2CrO3 + 2 NH3 à Cr2O3 +N2 +3 H2O
CrO3 là một oxit axit, tác dụng với H2O tạo ra hỗn hợp 2 axit.
CrO3 + H2O à H2CrO4 : axit crômic
2 CrO3 + H2O à H2Cr2O7 : axit đi crômic
- 2 axit trên chỉ tồn tại trong dung dịch, nếu tách ra khỏi dung dịch chúng bị phân huỷ tạo thành CrO3 
 2. Muối crômat và đicromat:
- Là những hợp chất bền
- Muối crômat: Na2CrO4,...là những hợp chất có màu vàng của ion CrO42-.
- Muối đicrômat: K2Cr2O7... là muối có màu da cam của ion Cr2O72-.
- Giữa ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá lẫn nhau theo cân bằng.
Cr2O72- + H2O D	2 CrO42- + 2H+
(da cam)	 (vàng)
Cr2O72- + 2 OH- à
2 CrO42- + 2 H+ à
* Tính chất của muối crômat và đicromat là tính oxi hoá mạnh. đặc biệt trong môi trường axit.
Vd: K2Cr2O7 + SO2 + H2SO4 à
 K2Cr2O7 + KI + H2SO4 à
 HOẠT ĐỘNG 1
Hỏi: hãy nghiên cức sgk và cho biết ?
Có những loại hợp chất crôm (II) nào ?
Tính chất hoá học chủ yếu của các loại hợp chất này là gì ?
Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất đã nêu ?
GV: qua những phản ứng trên hãy rút ra tính chất hoá học chung của hợp chất crôm(II) là gì? 
 HOẠT ĐỘNG 2
Gv: Làm thí nghiệm:
cho HS quan sát bột Cr2O3 và nhận xét.
Cho Cr2O3 tác dụng lần lượt với HCl và dd NaOH.
HS: quan sát và viết ptpư xảy ra.
GV: điều chế Cr(OH)3 từ muối và dung dịch NaOH vào 2 ống nghiệm.
Sau đó cho H2SO4 và NaOH vào mỗi ống.
HS: quan sát và viết ptpư chứng minh tình lưỡng tính của Cr(OH)3. 
HS: cho biết số oxi hoá của Crôm trong một số muối crôm (III) và đưa ra nhận xét về tính chất của muối crôm (III).
GV: cho Eo Cr2+/Cr = - 0,86 V , Eo Cr3+/Cr = - 0,74 V, Eo Zn2+/Zn = - 0,76 V. hãy viết pư xảy ra khi cho Zn vào dung dịch CrCl3.
 HOẠT ĐỘNG 3
Hỏi: nghiên cức sgk cho biết những tính chất lí, hoá học của CrO3 ? so sánh vói hợp chất tương tự SO3 có đặc điểm gì giống và khác ?
GV: gợi ý ?
số oxi hoá cao nhất +6 nên hợp chất này có chỉ tính oxi hoá ? 
giống SO3, CrO3 là oxit axit
khác: CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp 2 axit
H2CO4 vá H2Cr2O7 không bền khác với H2SO4 bền trong dung dịch 
 HOẠT ĐỘNG 4
Gv: cho HS quan sát tinh thể K2Cr2O7 và nhận xét. Hoà tan K2Cr2O7 vào nước , cho hs quan sát màu của dung dịch.
GV: màu của dd là màu của ion Cr2O72-
Hỏi: nêu hiện tượng xảy ra và viết pư khi :
nhỏ từ từ dd NaOH vào dung dịch K2Cr2O7
nhỏ từ từ dd H2SO4 loãng vào dd K2CrO4.
Gv: làn thí nghiệm : thêm từ dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp dung dịch H2SO4.
Hỏi hãy dự đoán tính chất của muối cromat và đicromat ? giải thích ?
TN: nhỏ dd KI vào dd hỗn hợp K2Cr2O7 + H2SO4
	HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố-Dặn dò:
- GV đặt câu hỏi để HS củng cố bài học:-Nêu tính chất hóa học của hợp chất Crom(II), Crom(III), Crom(VI).
 - Viết ptpư theo dãy chuyển hoá sau:
CràCr2O3àCrCl3àCr(OH)3à Na[Cr(OH)4 ]à Cr(OH)3à CrCl3à Na2CrO4à Na2Cr2O7
- Về học bài và làm bài tập 2,4,5 sách giáo khoa trang 194.

File đính kèm:

  • docT23-Tiết61 Hợp chất Crom.doc
Giáo án liên quan