Bài giảng Tuần 23 - Tiết 45: Mêtan

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được công thức cấu tạo,tính chất vật lý, tính chất hoá học của metan.

- Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế. Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan.

2. Kĩ năng:- Viết được phương trình hoá học của phản ứng thế, phản ứng cháy của metan.

II.CHUẨN BỊ:

 Mô hình phân tử metan, Khí metan, dung dịch Ca(OH)2 , ống nghiệm khô, cốc thuỷ tinh, ống dẫn vuốt nhọn, diêm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 23 - Tiết 45: Mêtan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
TUẦN 23 
TIẾT 45 MÊTAN (CH4 = 16) NS: 01/02/10
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được công thức cấu tạo,tính chất vật lý, tính chất hoá học của metan.
- Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế. Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan.
2. Kĩ năng:- Viết được phương trình hoá học của phản ứng thế, phản ứng cháy của metan. 
II.CHUẨN BỊ:
 Mô hình phân tử metan, Khí metan, dung dịch Ca(OH)2 , ống nghiệm khô, cốc thuỷ tinh, ống dẫn vuốt nhọn, diêm.
III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GVvà HS
Nội dung ghi
HOẠT ĐỘNG 1 :
 Trạng thí TN - tính chất vật lý
Cho HS nhớ lại hiện tượng khi đi qua ao hồ thấy bọt khí từ đáy hồ nổi lên, đó là khí metan.Vậy khí metan có ở đâu? 
- HS suy nghĩ, trả lời. GV bổ sung thêm.
GV cho HS quan sát khí metan chứa trong chai nhựa trong suốt và nêu tính chất vật lý của metan.
Tính tan trong nước, nặng hay nhẹ hơn không khí ?
- HS quan sát và trả lời :
GV đúc kết 
HOẠT ĐỘNG 2 : Cấu tạo phân tử
GV Biết công thức phân tử của metan là CH4 .Dùng bộ mô hình hãy lắp ráp mô hình phân tử metan.
- Viết công thức cấu tạo.
- GV thông báo về liên kết đơn
- Nêu số liên kết đơn giữa C và H.trong phân tử metan?.
HOẠT ĐỘNG 3 : Tính chất hoá học
1/ - GV hướng dẫn HS cách đốt khí trong bình.
* Có kết luận gì về sự cháy của khí metan.
Lưu ý Với phản ứng cháy được viết ở dạng công thức phân tử . Và phản ứng sẽ nổ mạnh khi các chất được trộn với nhau theo đúng tỉ lệ về thể tích như 1V CH4 : 2V O2 ® các vụ nổ hầm mỏ
2/ - Cho HS quan sát hình vẽ 4.6 và đọc thông tin SGK..
 Nêu cách tiến hành TN, nhận xét hiện tượng xảy ra. GV bổ sung.
- GV dùng mô hình biểu diễn phản ứng , cho HS viết phương trình hoá học của phản ứng (cả viết gọn)
HS giải thích. 
Viết pt
*Lưu ý HS sản phẩm là khí HCl và metyl clorua
Phản ứng trên là phản ứng thế. 
Vậy thế nào là phản ứng thế ? Cho hs nhắc lại
HOẠT ĐỘNG 4 : Ứng dụng.
- Nêu ứng dụng của khí thiên nhiên, khí biogaz, khí mỏ dầu.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV bổ sung thêm các ứng dụng khác và cho HS về nhà học theo SGK
I/ TRẠNG THÁI TN -TÍNH CHẤT VẬT LÝ 
* Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
II/ CẤU TẠO PHÂN TỬ :
Công thức cấu tạo của metan:
 Vậy phân tử metan có 4 liên kết đơn 
III/ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC :
1/ Tác dụng với oxi :
a/ Thí nghiệm : HS quan sát hình vẽ 4.5 và thông tin để thực hiện. (như SGK)
b/ PTHH : 
CH4(k) + 2O2 (k) ® CO2 (k) + 2H2O (h)
* Metan cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước
2/ Tác dụng với Clo :
a/ Thí nghiệm : HS mô tả (như SGK)
b/ Hiện tượng, nhận xét : 
Khi có ánh sáng, Clo mất màu, giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. 
c/ PTHH :
 CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl 
IV/ ỨNG DỤNG :
 * Làm nhiên liệu vì toả nhiều nhiệt
 * Làm nguyên liệu sản xuất hiđro, bột than và nhiều chất khác. . .
4. Củng cố:-Cho HS làm bài tập 1 và 2/SGK
Bài 1: GV hướng dẫn HS xét từng cặp một có xảy ra phản ứng hay không ?
Bài 2: HS làm việc cá nhân, 1 em trả lời, các em còn lại nhận xét, bổ sung :
- Chỉ có trường hợp d là đúng
- Đọc phần “Em có biết”
5. Dặn dò:Về nhà học bài, làm BT 3,4 SGK
GV hướng dẫn bài 4
 - Để thu được CH4 thì tìm cách loại bỏ CO2 bằng nước vôi trong
 - Để thu được CO2 (k) thì loại bỏ CH4(k) bằng cách đốt cháy rồi cho qua H2SO4 đặc.
Xem trước bài Etilen

File đính kèm:

  • docHOA945.doc
Giáo án liên quan