Bài giảng Tuần 23 – Tiết 35 - Bài 36: Metan
Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của Metan.
- Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế.
- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của Metan.
2/ Kĩ năng:
Viết được công thức cấu tạo, phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của metan.
Tuần 23 – Tiết 35 METAN Bài 36 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: Giúp HS: - Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của Metan. - Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế. - Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của Metan. 2/ Kĩ năng: Viết được công thức cấu tạo, phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của metan. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Mô hình phân tử. - Hóa chất: Khí CH4 thu sẳn, dung dịch Ca(OH)2 - Dụng cụ: Ống thủy tinh có vuốt nhọn, cốc thủy tinh, ống nghiệm. 2/ Học sinh: Kiến thức cũ. Xem trước bài mới, thu khí CH4 ( túi PE). III/ PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm. IV/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: NỘI DUNG HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. GV: Kiểm tra lý thuyết HS1: 1/ Nêu nêu đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ? GV: Gọi HS2 làm BT 4/112. GV: Gọi HS nhận xét - GV nhận xét - cho điểm. GV: Gọi HS3 làm BT 5/ SGK/ 112. GV: YC cả lớp theo dõi, bổ sung, nhận xét. GV: Có thể gọi các em HS có cách giải khác lên trình bày. GV: Tổ chức cho các em HS trong lớp nhận xét, bổ sung GV chấm điểm. HS1: Trả lời lý thuyết. HS2: BT 4/ 112. Công thức cấu tạo biểu diễn cùng một tính chất là: + a, c, d. + b, e HS3: Sửa BT 5/ SGK/ 112. A là hợp chất hữu cơ gồm 2 nguyên tố, đốt cháy A sinh ra nước. Vậy A có chứa C, H. Khối lượng H có trong 3 gam A là: mH = 5,4 : 18 = 0,6 (gam). Khối lượng C trong 3 gam A là: mC = 3 - 0,6 = 2,4 (gam) Giả sử công thức của A là: CxHy nA = m : M = 3 : 30 = 0,1 mol Ta có: 0,1 x 12x = 2,4 x = 2 0,1 x y = 0,6 y = 6 Vậy công thức phân tử của A là C2H6. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. GV: Metan là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng cho đời sống và cho công nghiệp. Vậy metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? GV: YC HS cho biết CTPT và phân tử khối của metan. HS: CTPT : CH4 , PTK = 16. Hoạt động 3: I/ Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý. I/ Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý. + Trong tự nhiên metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, bùn ao, khí biogas + Là chất khí không màu, không mùi, rất ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. GV: Giới thiệu trạng thái tự nhiên của metan và cách thu từ bùn ao. Trong tự nhiên metan có ở đâu? GV: Cho HS quan sát lọ đựng metan, liên hệ thực tế rút ra tính chất vật lý của metan GV: Gọi 1 HS tính dCH4/kk = ? GV: Phát phiếu học tập ghi BT1: 1/ Trong PTN, có thể thu khí metan bằng cách nào? a/ Đẩy nước b/ Đẩy kk ( ngửa bình thu) c/ Cả 2 cách trên. 2/ Các TCVL cơ bản của metan: a/ Chất lỏng, không màu, tan trong nước. b/ Chất khí, không màu, tan trong nước. c/ Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước. d/ Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước. GV: Gọi 2 HS trả lời câu hỏi. GV: Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. HS: Theo dõi nội dung SGK và trả lời câu hỏi: + Có nhiều trong mỏ khí ( khí thiên nhiên). + Trong mỏ dầu ( khí mỏ dầu hay khí đồng hành. + Trong bùn ao ( khí bùn ao) + Trong khí biogas. HS: Là chất khí không màu, không mùi, rất ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. HS: dCH4/kk = 16 :29 HS1: Câu a : Bằng cách đẩy nước. HS2: Câu d : Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước. HS: Nhận xét bài làm của bạn. Hoạt động 4: II/ Cấu tạo phân tử. H H C H H Phân tử metan có 4 liên kết đơn. ( C – H) GV: HD HS lắp mô hình phân tử CH4 (dạng rỗng), cho HS quan sát mô hình ptử metan (dạng đặc). GV: Gọi HS viết công thức cấu tạo của metan. GV: Gọi HS khác nhận xét. GV: Giới thiệu liên kết đơn trong phân tử là liên kết bền vững. GV: Trong phân tử metan có mấy liên kết đơn? HS: Các nhóm thực hiện lắp ráp mô hình. H H C H H HS: Viết cthức cấu tạo của metan. HS: Nhận xét. HS: Ghi nhận kiến thức. HS: Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn. Hoạt động 5: III/ Tính chất hóa học. 1/ Tác dụng với oxi CO2, hơi nước. CH4 + 2O2 CO2 + H2O 2/ Tác dụng với clo: Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng. GV: Tiến hành thí nghiệm đốt cháy metan. GV: Đốt metan cháy thu được những sản phẩm nào? Vì sao? GV: Nêu kết luận về tính chất của metan tác dụng với oxi. GV: Gọi HS viết PTHH. GV giới thiệu: Phản ứng đốt cháy metan tỏa nhiều nhiệt. Do đó người ta thường dùng metan làm nhiên liệu. Hỗn hợp 1V CH4 + 2 V O2 nổ mạnh. GV: Tiến hành thí nghiệm : Đưa bình chứa hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian cho nước vào lắc nhẹ rồi thêm vào một mẫu giấy quỳ tím. GV: Qua TN em có nhận xét gì? GV: Gọi HS giải thích hiện tượng. GV: Gọi 1 HS lên bảng viết PTHH. GV giải thích: Ptử CH4 có 4 liên kết đơn, 4 liên kết này bền vững (không bị đứt ra khi tham gia pứ) mà ngtử H trong ptử có thể bị thay thế hết. GV: Phản ứng giữa CH4 với clo thuộc loại phản ứng gì? GV: Nhấn mạnh: Phản ứng thế là phản ứng đặc trứng cho liên kết đơn. HS: Quan sát thí nghiệm. HS: Khi đốt cháy CH4 thu được: + Khí CO2 ( do nước vôi trong vẫn đục). + Hơi nước bám vào thành ống ng0. HS: Sản phẩm thu được là khí cacbonic, hơi nước. HS: CH4 + 2O2 CO2 + H2O HS: Màu vàng nhạt của clo mất đi, chứng tỏ xảy ra pưhh. Quỳ tím hóa đỏ: sản phẩm khi tan vào nước tạo thành dd axit. HS: Viết PTHH: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl HS: Phản ứng thế. Hoạt động 6: IV/ Ứng dụng + Làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. + Làm nhiên liệu điều chế H2, bột than GV: Qua tính chất vật lý, tính chất hóa học ta thấy metan có những ứng dụng nào? GV: Điều chế hiđro: CH4 + 2H2O CO2 + 4H2 HS: Liên hệ nêu ứng dụng: + Làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. + Làm nhiên liệu điều chế H2, bột than Hoạt động 7: Kiểm tra đánh giá – Dặn dò. * Kiểm tra đánh giá * Dặn dò. GV: Phát phiếu học tập ghi bài tập 2. Tính VO2 cần thiết để đốt cháy hết 3,2g khí CH4 (ở đktc)? GV: Theo dõi HS làm bài. GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét – GV chấm điểm. GV: - Hướng dẫn BT về nhà. - Học bài theo nội dung bài đã học. - Làm BT 1, 2, 3, 4/ SGK/ 116 - Chuẩn bị trước bài 36. HS: Nhận phiếu học tập thực hiện 2 phút. HS: Thực hiện ở bảng: CH4 + 2O2 CO2 + H2O nCH4 = 3,2 : 16 = 0,2 mol Thep PTHH thì: nO2 = nCH4 = 2 x 0,2 = 0,4 mol VO2 = n x 22,4 = 8,96 l HS: Học bài Làm BT 1, 2, 3, 4/ SGK/ 116 Chuẩn bị bài “ Etilen + Etilen có công thức cấu tạo ntn? + Tính chất và ứng dụng của etilen ra sao? * Bổ sung: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Bai 36.doc