Bài giảng Tuần 22 - Tiết 59: Bài thực hành số 6
. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thí nghiệm
- Rèn luyện kĩ năng thao tác ,quan sát hiệntượng thí nghiệm
II. Chuẩn bị dụng cụ:
Tuần 22,Tiết 59 NS ND BÀI THỰC HÀNH SỐ 6 I. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thí nghiệm - Rèn luyện kĩ năng thao tác ,quan sát hiệntượng thí nghiệm II. Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ thí nghiệm Hoá chất Cốc thuỷ tinh 500ml: 3 Oáng hình trụ có đế: 1 Oáng nghiệm : 5 Phễu thuỷ tinh cỡ nhỏ : 1 Oáng hút nhỏ giọt: 3 Giá để ống nghiệm: 1 Đũa thuỷ tinh: 1 Kẹp kim loại: 1 Na Mg sợi hoặc băng dài Al lá Dung dịch CuSO4 đặc Dung dịch Al2(SO4)3 đặc Dung dịch NaOH Dung dịch H2SO4 hoặc HCl. III. Các hoạt động thực hành: Chia học sinh theo 8 nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 5 – 6 em Thí nghiệm 1: Phản ứng của Na, Mg, Al với nước. Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm a, b như SGK đã viết 1. Na tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: - Tiến hành thí nghiệm như SGK - Cần lưu ý cho học sinh: - Cần đặt ống hình trụ trong cốo thuỷ tinh 500ml. Đổ nước vào cốc cho đến khi mực nước dâng lên trong ống hình trụ chỉ cách mép dưới của nút cao su chừng 1cm. Nhằm mục đích: * Đảm bảo an toàn hơn do sự tạo thành hỗn hợp khí nổ ( H2 mới tạo thành và oxi củakhông khí có sẵn trong ống hình trụ) giảm đi nhiều. * Tiết kiệm hoá chất. - Oáng đốt H2 phải có đầu vuốt nhọn. - Để đơn giản hơn ta có thể thực hiện phản ứng trong một thí nghiệm . đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm và rót nước vào ống cho đến khi mực nước cách nút dưới nút cao su chừng 1cm. Dùng kẹp sắt cho vào ống nghiệm miếng Na bằng ½ hạt đậu xanh. Một tay đậy nhanh miệng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, tay kia đưa que đốm đang cháy vào gần đầu ống dẫn khí. Có tiếng nổ bép và ngọn lửa hiđro cháy. 2. Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: - Thực hiện thí nghiệm như SGK. - Lưu ý: đặt vào cốc nước đoạn dây Mg đã làm sạch và được uốn theo hình lò so. Uùp ngược ống nghiệm đã chứa đầy nước lên đoạn dây Mg nói trên. -GV: hướng dẫn học sinh quan sát có rất ít bọt liti H2 xuất hiện trên dây Mg rồi nổi lên tụ lại ở đáy ống nghiệm úp ngược. Hiện tượng xảy ra rất chậm. Thay Mg bằng kim loại nhômphản ứng hoá học xảy ra không rõ vì ở nhiệt độ thường tuy nhôm có thể khử được nước giải phóng khí H2 nhưng phản ứng nhanh chóng dừng lại vì lớp nhôm hiđroxit không tan trong nước đã ngăn cản không cho nhôm tiếp xúc với nước. Thí nghiệm 2: phản ứng của MgO với H2O Thực hiện như sách GK Thí nghiệm 3: So sánh tính tan của CaSO4 và BaSO4 HS viết tường trình thí nghiệm: Thực hiện như sách GK Thí nghiệm 2: phản ứng của nhôm với dung dịch CuSO4: a. Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm như SGK Có thể nhúng lá nhôm vào dung dịch HCl loãng rồi rửa bằng nước sạch để làm mất lớp Al2O3 bao phủ ngoài lá nhôm. Cần dung dịch CuSO4 đặc. Có thể thực hiện phản ứng trong hõm nhỏ của đế sứ giá thí nghiệm thực hành. b. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích: - Nhúng lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. không có phản ứng hoá học sảy ra vì trong không khí bề mặt của nhôm được phủ kín bằng màng Al2O3 rất mỏng nhưng rất vững chắc. - Sau khi dùng giấy ráp mịn đánh sạch lớp Al2O3 phủ ngoài lá nhôm ta nhúng lá nhôm vào dung dịch CuSO4 thì sau vài phút có lớp vảy màu đỏ bám lên mặt lá nhôm. Thí nghiệm 3: Tính chất của nhôm hiđroxit: Tiến hành thí nghiệm như SGK và lưu ý khi điều chế kết tủa Al(OH)3 từ dung dịch Al2(SO4)3 đặc và dung dịch NaOH không dùng dư NaOH. Quan sát hiện tượng sảy ra và kết luận. Khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào Al(OH)3 chứa trong cốc nước (1) thì Al(OH)3 tạo thành AlCl3 và nước. Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH đặc vào Al(OH)3 chứa trong cốc nước (2) thì Al(OH)3 cũng tan, tạo thành Na[ Al(OH)4] HS: viết phương trình phản ứng minh hoạ. Kết luận: Al(OH)3 là hợp chất có tính lưỡng tính HS viết tường trình thí nghiệm:
File đính kèm:
- th-6.doc