Bài giảng Tuần 22 - Tiết 43 : Không khí - Sự cháy (tiết 2)

1/ Kiến thức : - Biết sự cháy là sự ôxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi

 hoá chậm cũng là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

 -Biết và hiểu điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy .

2/Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thí nghiệm hoặc giải

 thích , dập tắt đám cháy .

3/ Thái độ : Có ý thức phòng chống cháy .

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 22 - Tiết 43 : Không khí - Sự cháy (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/ 02/10 TUẦN 22
 Tiết 43 : KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY (tiết 2)
MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức : - Biết sự cháy là sự ôxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi 
 hoá chậm cũng là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
 -Biết và hiểu điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy .
2/Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thí nghiệm hoặc giải 
 thích , dập tắt đám cháy .
3/ Thái độ : Có ý thức phòng chống cháy .
B> CHUẨN BỊ :
C> LÊN LỚP :
 1/ Oån định :
 2/ Kiểm tra bài cũ :
 + Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí ,hãy cho biết thành phần theo thể 
 tích của không khí ?
 + Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại gì ?Phải làm gì để bảo vệ 
 không khí trong lành ?
 3/ Bài mới : Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng của oxi là sự cháy và sự ôxi hoá 
 chậm , tiết học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
Bài ghi
Giáo viên
Học sinh
II)Sự cháy và sự oxi hoá chậm :
1.Sự cháy:
 là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
2.Sự oxi hoá chậm:
 là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng .
3. Điều kiện phát sinh sự cháy :
-Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy .
-Phải cung cấp đủ oxi cho sự cháy .
4.Dập tắt sự cháy :
( một trong hai biện pháp )
-Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy .
- Cách li chất cháy với oxi.
HOẠT ĐỘNG 1:
-GV: hỏi :
+ Trong tác dụng của oxi với đơn chất (Fe, S..) hay hợp chất (cồn ), khi đốt các chất này có hiện tượng gì?
-GV: người ta gọi đó là sự cháy . Vậy sự cháy là gì ?
+Sự cháy của một chất trong oxi và trong không khí có gì giông và khác nhau ?
+Tại sao nhiên liệu cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí ?
-GV: yêu cầu HS đọc sgk về sự cháy (II.1)
HOẠT ĐỘNG 2 :
-GV: các đồ vật bằng gang , thép để lâu ngày bị gỉ , chúng ta đang hô hấp bằng không khí . Các hiện tượng đó là sự ôxi hoá chậm. Vậy sự oxi hoá chậm
là gì ?
+ Sự cháy và sự ôxi hoá chậm có gì giống và khác nhau ?
+ Thế nào là sự tự bốc cháy ?
HOẠT ĐỘNG 3 :
-GV: Các em hãy tìm hiểu sgk
trả lời câu hỏi :
+ Điều kiện phát sinh sự cháy là gì ?
+ Biện pháp nào để dập tắt sự cháy ?
+ Có bắt buộc phải thực hiện cả hai biện pháp cùng lúc hay không ?
-GV yêu cầu HS đọc sgk phần II.3 
-HS trao đổi nhóm phát biểu .
-HS nhóm trao đổi và lần lượt phát biểu 
trả lời theo từng câu hỏi .
-HS khác bổ sung ,
GV hoàn thiện kiến thức ( giảithích )
-HS đọc sgk
-GV dán các câu hỏi viết sẵn lên bảng. HS nhóm trao đổi phát biểu.
-HS nhóm khác bổ sung .
-GV chốt kiến thức đúng .
-GV dán các câu hỏi viết sẵn lên bảng. HS nhóm trao đổi phát biểu.
-HS nhóm khác bổ sung .
-GV chốt kiến thức đúng .
-HS đọc sgk phần II.3
 4 / Củng cố : Câu 4,5,6 sgk trang 99
 5/ Kiểm tra đánh giá :
 Sự oxi hoá chậm là :
 a. Sự oxi hoá mà không toả nhiệt b. Sự oxi hoá mà không phát sáng.
 c. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng. d. Sự tự bốc cháy .
 6/ Về nhà : Học thuộc phần ghi nhớ sgk, làm các bài tập 4,5,6 vào vở bài tập.
Oân lại các kiến thức cần nhớ trong bài luyện tập .
 Thúc Đào

File đính kèm:

  • doc43h8.doc