Bài giảng Tuần 20 - Tiết 41 - Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kì, nhóm).
- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm, áp dụng với chu kì 2, 3, nhóm I, VII.
- Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
Tuần 20 – Tiết 40 Bài 31 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I/ Mục tiêu BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: HS biết: - Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Cấu tạo bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kì, nhóm). - Quy luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm, áp dụng với chu kì 2, 3, nhóm I, VII. - Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. 2/ Kĩ năng: HS biết: - Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. - Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó. II/ Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: - Bảng tuần hoàn (phóng to để treo trước lớp, gần bảng). - Ô nguyên tố phóng to. - Chu kì 2, 3 phóng to. - Nhóm I, nhóm VII phóng to. - Sơ đồ cấu tạo nguyên tử (phóng to) của một số nguyên tố. 2/ Học sinh: Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử ở lớp 8. III/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan. IV/ Tiến trình bài giảng: N DUNG HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. GV: Kiểm tra lý thuyết HS1: ´ Em hãy nêu cấu tạo bảng tuần hoàn ? GV: Gọi HS2 làm bài tập 1/SGK/101. GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung ª GV nhận xét chấm điểm cho HS. HS1: Trả lời lý thuyết. HS2: Làm bài tập 2/SGK/101. * SHNT:7 " 7p, 7e, 7n - Điện tích hạt nhân 7+, chu kì 2 (2 lớp e), nhóm V: có 5e lớp ngoài cùng, là ntố PK. * SHNT:12 " 12p, 12e, 12n - Điện tích hạt nhân 12+, chu kì 3 (3lớp e), nhóm II: có 2e lớp ngoài cùng, là ntố KL. * SHNT:16 " 16p, 16e, 16n - Điện tích hạt nhân 16+, chu kì 3 (3lớp e), nhóm VI: có 6e lớp ngoài cùng, là ntố PK. HS: Nhận xét – Bổ sung – hoàn chỉnh nd bài tập. Hoạt động 2: III/ Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 1/ Trong một chu kì: - Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron. - Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. 2/ Trong một nhóm: - Số lớp electron của nguyên tử tăng dần. - Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần và tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. GV: Thông báo quy luật biến đổi tính chất chung trong 1 chu kì. GV: YC HS quan sát chu kì 2 và trả lời câu hỏi: ´ Số electron lớp ngoài cùng biến đổi ntn từ Li đến Ne? GV: Bổ sung: Số e lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 8e và lặp lại 1 cách tuần hoàn ở các chu kì sau. ´ Sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim thể hiện ntn? GV: Nêu thêm: Đầu là KL mạnh, cuối là PK mạnh, kết thúc là khí hiếm. GV: Tương tự như vậy, HS nhận xét chu kì 3. GV: YC HS làm BT1: Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự: a/ Tính KL giảm: Fe, Mg, Al, Na. b/ Tính PK tăng: N, F, O, C, GV giải thích: Các nguyên tố cùng một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. + Tính KL giảm dần, tính PK tăng dần. GV: YC HS quan sát bảng tuần hoàn Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: ´ Quy luật sắp xếp các nguyên tố trong cùng một nhóm ntn? ´ Sự biến đổi số lớp e trong nhóm có gì khác với chu kì? ´ Tính kim loại, phi kim trong nhóm thay đổi ntn? GV: YC HS phân tích thí dụ đối với nhóm I, nhóm VII để chứng minh. GV: YC HS nêu kết luận. GV: YC HS làm BT2: Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự: a/ Tính KL tăng: K, Mg, Al, Na. b/ Tính PK giảm: S, Cl, F, P. GV: Gọi HS khác nhận xét. HS: Lắng nghe và vận dụng cụ thể với nd đã học. HS: Quan sát chu kì 2 và trả lời câu hỏi: J Số e lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8e. J Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng. HS: Quan sát bảng tuần hoàn, ghi nhận thông tin của GV. HS: Tự nhận xét chu kì 3. HS: Sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự: a/ Tính KL giảm: Na, Mg, Al, Fe. b/ Tính PK tăng: C, N, O, F. HS: Liên hệ với kiến thức đã học. HS: Quan sát bảng tuần hoàn và rút ra nhận xét. J Trong 1 nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. J Số lớp e tăng dần từ 1 đến 7. Số e ngoài cùng bằng nhau. J Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm. HS: Phân tích thí dụ như SGK/99. HS: Nêu KL như SGK – ghi bài. HS: Làm BT 2: Sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự: a/ Tính KL tăng: Al, Mg, Na, K. b/ Tính PK giảm: F, Cl, S, P. HS: Nhận xét – hoàn chỉnh kết luận. Hoạt động 3: IV/ Ý nghĩa của bảng tuần hoàn của các nguyên tố hóa học. - Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy ra đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. - Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó. GV: Hướng dẫn HS làm thí dụ để rút ra nhận xét. TD1: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 9, chu kì 2, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận. GV: Qua thí dụ trên em có nhận xét gì? GV: Tương tự a, GV YC HS tự làm với thí dụ : Nguyên tử của ntố X có điện tích hạt nhân 15+, 3 lớp e, lớp e ngoài cùng có 5 electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó. GV: Gọi HS báo cáo kết quả, nhận xét và hoàn chỉnh kết luận. GV: YC HS tự rút ra kiến thức cần nhớ. HS: Hoạt động nhóm theo bàn làm bài tập. ¯Trả lời TD1: * Cấu tạo nguyên tử: Điện tích hạt nhân của A là 9+, có 9e. * Ntố A ở chu kì 2, nhóm VII nên ntử A có 2 lớp e, lớp ngoài cùng có 7 electron. * Ntố A ở cuối chu kì 2 nên A là PK HĐHH mạnh F > O. Ntố A ở đầu nhóm VII tính PK mạnh hơn ntố đứng dưới là Cl. HS: Rút ra nhận xét như SGK/ 99. ¯ Trả lời TD 2: *Nguyên tử của ntố có điện tích hạt nhân là 15+, 3 lớp e và lớp ngoài cùng có 5 electron nên X ở ô 15, chu kì 3 và nhóm V, là một nguyên tố PK vì đứng gần cuối chu kì 3 và gần đầu nhóm V. HS: Báo cáo kết quả. HS: Nêu kết luận như SGK/ 100. Hoạt động 4: Kiểm tra đánh giá. GV: Gọi 1 HS nhắc lại nd chính. GV: Phát phiếu học tập đề bài tập. BT 3: Điền nội dung còn thiếu ở bảng: TT KHHH Vị trí trong bảng Cấu tạo nguyên tử TCHH cơ bản TT Chu kì Nhóm Số p Số e Lớp e Số e lớp ngoài 1 Na 11 3 I 2 Br 35 35 4 7 3 Mg 12 3 II 4 O 8 8 2 6 GV: Gọi 2 HS lên bảng điền vào bảng phụ. + HS1: Điền nội dung của 2 nguyên tố Na, Br. + HS2: Điền nội dung của 2 nguyên tố Mg, O. GV: Gọi HS khác nhận xét – hoàn chỉnh nội dung bài tập. GV: YC HS nộp lại phiếu học tập – Chấm điểm cho HS. HS: Nhắc lại nội dung chính. HS: 2 HS lên bảng làm bài tập. HS: Nxét hoàn chỉnh nd BT. Hoạt động 5: Dặn dò. GV: - Học thuộc nd III, IV bài 31. - Làm bài tập 3,4,5,6,7/SGK/101. - Chuẩn bị bài luyện tập: + Ghi nội dung kiến thức cần nhớ vào tập. + Làm các bài tập SGK/ 103. GV: Lưu ý HS làm bài tập 1,2,3/103 ngay sau mỗi sơ đồ của kiến thức cần nhớ. HS: Học thuộc nd phần III, IV. - Làm các bài tập SGK/101. - Chuẩn bị tiết luyện tập: + Ghi nd kiến thức cần nhớ vào tập. + Làm trước các bài tập /SGK / 103.
File đính kèm:
- Bai 31 (tt).doc