Bài giảng Tuần 20 - Tiết 39 : Sự oxi hoá – phản ứng hoá hợp - Ứng dụng của oxi (tiếp)
1/ Kiến thức : -HS hiểu được sự oxi hoá một chất là sự tác dụng của oxi với chất đó.Biết dẫn ra
được những thí dụ để minh hoạ.
-Phản ứng hoá hợp là PƯHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay
nhiều chất ban đầu, biết dẫn ra thí dụ minh hoạ .
-Ứng dụng của khí oxi : Dùng cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt
nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
2/Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận biết sư oxi hoá. Nhận biết phản ứng hoá hợp. Giải thích được các
ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
18/01/10 TUẦN 20 Tiết 39 : SỰ OXI HOÁ –PHẢN ỨNG HOÁ HỢP- ỨNG DỤNG CỦA OXI MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : -HS hiểu được sự oxi hoá một chất là sự tác dụng của oxi với chất đó.Biết dẫn ra được những thí dụ để minh hoạ. -Phản ứng hoá hợp là PƯHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu, biết dẫn ra thí dụ minh hoạ . -Ứng dụng của khí oxi : Dùng cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. 2/Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận biết sư ïoxi hoá. Nhận biết phản ứng hoá hợp. Giải thích được các ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất. CHUẨN BỊ Tranh vẽ ứng dụng của oxi ( hình 4.4 trang88 sgk) LÊN LỚP : 1/Oån định : 2/Kiểm tra bài cũ : +Hãùy nêu tác dụng của oxi với sắt ,viết PTHH minh hoạ ? Kết luận thế nào về tính chất hoá học của oxi? + Giải bài tập 4/84 sgk 3/Bài mới : Sự oxi hóa là gì ? Phản ứng hoá hợp là gì ? Oxi có ứng dụng gì ? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu trong tiết học này . Bài ghi Giáo viên Học sinh I)Sự oxi hoá : Sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hoá. VD : sắt tác dụng với oxi . II)Phản ứng hoá hợp : Là PƯHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. VD: S + O2 à SO2 III) ứng dụng của oxi : Khí oxi cần cho : - Sự hô hấp của con người. -Sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. HOẠT ĐỘNG 1: GV: Các em hãy trả lời các câu hỏi sau: +Hãy nêu ra hai PTHH trong đó oxi tác dụng với đơn chất và 1 PTHH trong đó oxi tác dụng với hợp chất ? +Trong các PTHH đó có những điểm gì giống nhau, khác nhau về chất tham gia chất tạo thành? -Những PƯHH nêu trên được gọi là sự oxi hóa ,Vậy có thể định nghĩa sự oxi hóa một chất là gì? -GV hoàn chỉnh kiến thức ghi bài. HOẠT ĐỘNG 2 : -GV:Sử dụng bảng đã viết sẵn (sgk) yêu cầu HS nhận xét và trả lời các câu hỏi : +Hãy ghi số lượng các chất tham gia và các chất tạo thành trong các PƯHH sau. +Có bao nhiêu chất tham gia và tạo thành sau phản ứng ? Phản ứng xảy ra trong những điều kiện nào? +Các phản ứng trên có điểm gì giống nhau ? -GV những phản ứng trên đây gọi là phản ứng hoá hợp,Vậy định nghĩa phản ứng hoá hợp là gì ? -GV các PƯHH nêu trên đều là phản ứng toả nhiệt. -GV yêu cầu HS đọc sgk (II.2) HOẠT ĐỘNG 3 : -GV : Dựa vào tính chất của oxi , thì oxi được ứng dụng để làm gì? -GV :Dùng hình vẽ 4.4.sgk cho HS quan sát hỏi : +Hãy kể ra những ứng dụng của oxi mà em đã thấy trong cuộc sống ? +Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng của oxi là gì? +Oxi có vai trò gì trong cuộc sống của con người, động vật và thực vật? +Trong trường hợp nào người ta sử dụng oxi trong bình đặc biệt ? +Tại sao người ta không đốt trực tiếp axetilen trong không khí ? +Trong sản xuất gang thép oxi có tác dụng thế nào ? +Dùng hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp để làm gì? -HS viết PTHH lên bảng. -HS nhóm thảo luận lần lượt trả lời từng câu hỏi . -Một HS đọc sgk phần định nghĩa. (HS ghi bài) -HS lên bảng ghi -HS nhóm thảo luận lần lượt trả lời từng câu hỏi . -HS phát biểu định nghĩa . -HS làm bài tập 2 (Mg,Zn) -HS đọc lại định nghĩa trong sgk -HS nhóm thảo luận lần lượt trả lời từng câu hỏi . -HS đọc sgk phần III 4/ Củng cố : Trả lời các câu hỏi 1,2,4,5 trang 87 (HS làm việc cá nhân) 5/ Kiểm tra đánh giá : Cho các PƯHH sau : a.4Al + 3O2à 2Al2O3 ; b. Fe + H2O à FeO + H2 ; c. CaCO3 à CaO + CO2 d.SO3 +H2O à H2SO4 ; e. CaO + CO2 à CaCO3 ; f. CaO + H2O à Ca(OH)2 các phản hoá hợp là : A) a,b,d,f B) a,b,c,f C)b,d,e,f D) a,d,e,f 6/ Về nhà :Học bài ,làm các bài tập 1,2,3,4,5 vào vở bài tập Chuẩn bị bài mới: Oxit + Định nghĩa oxit + Phân loại oxit + Cách gọi tên oxit. Thúc Đào
File đính kèm:
- 39h8.doc