Bài giảng Tuần 20 - Tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp)

. Kiến thức : HS biết :

a/- Nguyên tắc sắp xếp các ntố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ntử.

b/- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm :ô ntố, chu kỳ, nhóm.

c/ Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm. Áp dụng với chu kỳ 2,3 và nhóm I,VII.

d/ Dựa vào vị trí của ngtố, suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của ngtố và

ngược lại.

2. Kĩ năng : HS biết :

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 20 - Tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/1/2010
TUẦN 20 
TIẾT 39 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NTHH 
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : HS biết :
a/- Nguyên tắc sắp xếp các ntố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ntử.
b/- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm :ô ntố, chu kỳ, nhóm.
c/ Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm. Áp dụng với chu kỳ 2,3 và nhóm I,VII.
d/ Dựa vào vị trí của ngtố, suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của ngtố và
ngược lại.
2. Kĩ năng : HS biết :
a/ Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
b/ Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó. 
II.CHUẨN BỊ : 
GV:- Bảng tuần hoàn lớp 9, ô ngtố phóng to, chu kỳ 2,3 phóng to, nhóm I,VII phóng to.
 - Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố Natri và Clo
 HS: ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử (Lớp 8)
III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG 1 : Đặt vấn đề 
Vào những năm 70 của thế kỷ 19, số nguyên tố được phát hiện ngày càng nhiều nên người ta tìm cách sắp xếp chúng để dễ nhớ và sử dụng. Menđêlêep nhà bác học Nga đã xếp các ngtố theo chiều tăng dần của NTK nhưng lại có một số ngoại lệ. Vậy bảng TH các ngtố được sắp xếp theo nguyên tắc nào? có cấu tạo ra sao và ý nghĩa của nó như thế nào? chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài này .
HOẠT ĐỘNG 2 : Nguyên tắc sắp xếp
GV cho HS đọc thông tin sgk .
GV chốt lại vấn đề
HOẠT ĐỘNG 3 : Cấu tạo bảng tuần hoàn
GV : Trong bảng TH có khoảng hơn100 ng tố. Mỗi ngtố được xếp vào 1 ô gọi là ô ngtố. Vậy Ô ngtố có đặc điểm gì giống nhau ? 
Hãy quan sát ô số 12.
GV gắn tranh mô tả ô số 12.và đặt câu hỏi :
Tương tự với ô số 11 
- Số hiệu ngtử cho ta biết thông tin gì về ngtố .
GV chốt lại vấn đề.
+ Về chu kỳ : GV thông báo trong bảng có 7 chu kỳ.Các chu kỳ có đđiểm gì giống nhau ? 
Yêu cầu HS đọc thông tin ở sgk và vận dụng để nêu cụ thể ở chu kỳ 1: 
- Gồm bao nhiêu nguyên tố , nguyên tố nào?
- Điện tích hạt nhân tăng hay giảm từ H ® He
- Số lớp electron của H và He?
Cho HS xem 2 chu kỳ 2,3 phóng to. Ở chu kỳ này có gì giống nhau với chu kỳ 1 về sự biến thiên điện tích hạt nhân, về số lớp e trong các nguyên tử từ Li ® Ne; từ Na ®Ar. 
- Có nhận xét gì về STT và số lớp electron của chu kỳ ?
 + Về nhóm :
- GV cho HS quan sát nhóm I và VII để trả lời câu hỏi :
 Các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gì giống nhau ? (Về tính chất hoá học như K, Na nhóm I, Flo, Clo nhóm VII; số e lớp ngoài cùng, sự biến thiên điện tích hạt nhân)
- Có nhận xét gì về STT của nhóm và số electron lớp ngoài cùng ?
GV chốt lại vấn đề.
I/ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- HS đọc thông tin, gọi một vài em phát biểu, số còn lại nhận xét, bổ sung :
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
II/ Cấu tạo bảng tuần hoàn :
1/ ô ngtố:
HS quan sát và đọc những thông tin trong ô nguyên tố phóng to và phát biểu, HS còn lại nhận xét, bổ sung.
Qua 2 ô như vậy HS có thể trả lời :
 Ô nguyên tố cho biết : số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, NTK của nguyên tố đó.
Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân =số electron trong nguyên tử và trùng với STT của nguyên tố 
2/ Chu kì:
 - HS đọc thông tin và quan sát , phát biểu để rút ra kết luận về chu kỳ :
 * Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electrron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
 Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron.
3/ Nhóm :
HS quan sát và thảo luận theo nhóm. 
Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
* Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau nên có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
STT của nhóm = số e lớp ngoài cùngcủa nguyên tử 
4. Củng cố: Nhắc lại các kn
5. Dặn dò: Cho HS làm bài tập3 SGK.Về nhà học bài, làm bài tập 4
Xem trước mục III và IV của bài 

File đính kèm:

  • docHO939.doc