Bài giảng Tuần 2 - Tiết 4 - Bài 2: Một số oxit quan trọng (tiếp)

Biết được những tính chất, ứng dụng và điều chế SO2 và viết đúng các PTHH cho mỗi tính chất.

- Có kỹ năng dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học của SO2 và viết được phương trình hoá học minh hoạ. Kỹ năng phân biệt được một số oxit cụ thể.

 Tiếp tục rèn kỹ năng tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp 2 chất.

- Giáo dục ý thức boả vệ môi trường. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 2 - Tiết 4 - Bài 2: Một số oxit quan trọng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 
Tiết 4
 Ngày soạn:3/9/11
Ngày dạy:7/9/11
Bài 2.Một số oxit quan trọng (tiếp)
a. Mục tiêu
- Biết được những tính chất, ứng dụng và điều chế SO2 và viết đúng các PTHH cho mỗi tính chất.
- Có kỹ năng dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học của SO2 và viết được phương trình hoá học minh hoạ. Kỹ năng phân biệt được một số oxit cụ thể.
 Tiếp tục rèn kỹ năng tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp 2 chất.
- Giáo dục ý thức boả vệ môi trường. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Chuẩn bị.
* Giáo viên: - Dụng cụ: Giá TN, bình cầu, phễu chiết, ống dẫn, côc thuỷ tinh.
 - Hoá chất: H2SO4, Na2SO3, H2O, Ca(OH)2. 
* Học sinh: Nghiên cứu trước bài.
c. Hoạt động dạy - học.
I. ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
- Oxit axit có những tính chất hoá học nào? Viết các PTHH minh hoạ.
 III. Bài mới.
B. Lưu huỳnh dioxit – khí Sunfurơ (SO2)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 - GV: Nêu tính chất vật lý của SO2?
 - HS: Trả lời
 ? Nhắc lại tính chất hoá học của oxit axit
 - GV: Liệu SO2 có những tính chất của một oxit bazơ hay không. Hãy làm các TN chứng minh.
- GV: Giới thiệu dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm.
 - HS: Quan sát
 - G V: Quì tím à đỏ chứng tỏ sản phẩm thu được thuộc loại hợp chất nào?
 - HS: Viết PTHH của phản ứng
 - GV: Các nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường một lượng lớn SO2. Vậy SO2 gây tác hại như thế nào đối với con người?
 - G V: Làm thí nghiệm
 - HS: Quan sát.
? Hiện tượng xảy ra khi sục SO2 vào Ca(OH)2?
 ? Sản phẩm của phản ứng giữa oxit axit và bazơ?
 - HS: Viết PTHH.
 - GV: Vậy SO2 thuộc loại oxit nào?
I. Lưu huỳnh dioxit có những tính chất gì?
1. Tính chất vật lý:
- Là chất khí không màu, mùi hắc, độc.
- Nặng hơn không khí (d = 64/29).
2. Tính chất hoá học:
a) Tác dụng với H2O?
SO2 + H2O à H2SO4
b) Tác dụng với bazơ?
SO2 + Ca(OH)2 à CaSO3 + H2O
3. Tác dụng với oxit bazơ?
SO2 + Na2O à Na2SO3
* KL: SO2 là oxit axit.
 - GV: Giới thiệu cho HS biết những ứng dụng của SO2.
 - HS: Nghe, ghi nhớ
II. Lưu huỳnh dioxit có những ứng dụng gì? 
- Dùng để sản xuất H2SO4.
- Tẩy trắng bột gỗ.
- Làm chất diệt nấm, mốc.
 - HS: Nghiên cứu SGK, kết hợp quan sát H. 1.6, 1.7. Nêu cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm.
 - HS: Tương tự viết PTHH của phản ứng giữa Na2SO4 với HCl.
 - GV: Giới thiệu cách điều chế SO2 trong công nghiệp.
III. Điều chế lưu huỳnh dioxit như thế nào?
1) Trong phòng thí nghiệm:
Na2SO3 + H2SO4 à Na2SO4 + H2O + SO2
2) Trong công nghiệp:
- S + O2 à SO2
- Đốt pirit sắt (FeS2).
IV. Củng cố 
- HS: 
 + Đọc kết luận chung SGK.
 + Làm bài tập 1, 5 (SGK - 11).
V. hướng dẫn về nhà
- Học, nắm vững tính chất của NaOH, phương pháp điều chế.
- Làm bài tập 2, 3, 4, 5, 6 (SGK - 11)
- Nghiên cứu trước bài “Tính chất hoá học của axit”.

File đính kèm:

  • docTiet 04. Mot so oxit quan trong (tiep).doc