Bài giảng Tuần 2 - Tiết 3: Chất ( tiết 2 )

1) Kiến thức : HS biết

- Khái niệm chất nguyên chất (tính khiết) và hỗn hợp .

- Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí .

2) Kĩ năng :

- Phân biệt chất tinh khiết, hỗn hợp .

- Tách được một số chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý .

3) Trọng tâm :

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 2 - Tiết 3: Chất ( tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẤT ( Tiết 2 )
I/ MỤC TIÊU : 
1) Kiến thức : HS biết 
- Khái niệm chất nguyên chất (tính khiết) và hỗn hợp .
- Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí .
2) Kĩ năng : 
- Phân biệt chất tinh khiết, hỗn hợp .
- Tách được một số chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý .
3) Trọng tâm : 
 Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp 
II / PHƯƠNG PHÁP : Sử dụng thí nghiệm, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vấn đáp .
 III / CHUẨN BỊ : 
- Bộ thí nghiệm của GV và 06 nhóm hs
Thí nghiệm
Dụng cu ï 
Hoá chất
1. Làm bay hơi nước cất, nước khoáng (GV)
2. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối (HS)
 1giá đỡ ống nghiệm, 8 ống nghiệm, 7 đèn cồn, 7 ống hút, 7 chén sứ, 7 kẹp sắt, 1 kẹp gỗ , 7 cốc để đựng nước muối, 01cốc để đựng nước khoáng, cốc để đựng nước cất , 7 đế sứ 
Nước cất, nước khoáng, nước muối
- Phiếu học tập 
- Bảng phụ kẻ mẫu bản tường trình
IV / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Bài cũ (5 phút) : + Nêu tính chất của muối ăn ? Làm thế nào để biết được các tính chất đó ?
 + Sữõa BT 3c, 6 trang 11 sgk
Vào bài : Thế nào là chất tinh khiết ? hỗn hợp ? cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp 
Tiến trình tiết dạy :
 HĐ 1 : Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp (15phút)
 * Mục tiêu :Phân biệt được chất nguyên chất và hỗn hợp 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 - Nước cất dùng để pha thuốc tiêm, còn nước khoáng không dùng tiêm thuốc được , vì sao?
-Giáo viên làm TN, yêu cầu hs quan sát hiện tượng và 
hoàn chỉnh phiếu HT
- Nêu kết quả đúng 
- Từ kết quả TNï, khẳng định và giải thích
+ Nước cất là chất tinh khiết
+ Nước khoáng là hỗn hợp.
- Hướng dẫn hs nêu khái niệm chất nguyên chất và hỗn hợp
 - Suy nghĩ .
- Quan sát hiện tượng, hoàn chỉnh phiếu
Chất
Hiện tượng thí nghiệm:
(Có để lại dấu vết không ?)
Nhận xét:
(Tại sao lại có hiện tượng đó?)
Nước cất
Không để lại dấu vết
Vì chỉ có một chất là nước, nên khi nước bay hơi sẽ không để lại dấu vết gì trên ống nghiệm 
Nước khoáng
Có để lại dấu vết
Vì ngoài chất nước còn có nhiều chất khác trộn lẫn với nước nên khi nước bay hơi đã để lại dấu vết trên thành ống nghiệm 
- Tự đánh giá .
- Nêu khái niệm, ghi nhận
 * Kết luận : 
1) Chất tinh khiết
2) Hỗn hợp
Thành phần
Chỉ có một chất không lẫn chất nào khác 
Gồm nhiều chất trộn lẫn
vào nhau
Tính chất
Nhất định
Thay đổi
Ví dụ 
Nước cất
Nước khoáng
 HĐ 2 : Cách tách chất (10phút )
* Mục tiêu : Tách được một số chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý .
- Làm thế nào để tách muối ăn ra khỏi nước muối . Dụng cụ TN xem như đầy đủ 
- Nhận xét .
- Yêu cầu hs làm thí nhiệm
-Hướng dẫn rút ra nhận xét : Dựa vào tính chất nào của chất để có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp ? 
- Nêu cách làm thí nghiệm
- Làm thí nghiệm chứng minh, báo cáo kết quả.
- Nhận xét, ghi nhận
* Kết luận : Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp .
 HĐ 3 : Củng cố - Dặn dò ( 15phút )
1) Củng cố :
Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân BT 7, 8 trang 11 sgk
2) Hướng dẫn học tập ở nhà :
Kẻ bảng tường trình thí nghiệm theo mẫu :
Tên TN
Mục đích TN
Hóa chất
Dụng cụ 
Cách làm TN
Hiện tượng quan sát được
Nhận xét
-Kết luận
..
..
.
2) Dặn dò:
Tiết sau học sinh tập trung tại phòng thực hành hóa .
V / RÚT KINH NGHIỆM : 

File đính kèm:

  • doctiet 3 - chat - Hoa 8.doc