Bài giảng Tuần 19 - Tiết 38 - Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat (tiết 6)
- Silic là phi kim HĐHH yếu. Silic là chất bán dẫn.
- Silic đioxit là chất có nhiều trong TN ở dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anh Silic đioxit là một oxit axit .
- Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kĩ thuật khác nhau, công nghiệp silicat đã sản xuất ra sản phẩm có nhiều ứng dụng như: đồ gốm,sứ, thủy tinh, xi măng
2/ Kĩ năng:
- Đọc để thu nhập những thông tin về silic, silic đioxit và công nghiệp silicat .
ng thông tin về silic, silic đioxit và công nghiệp silicat . - Biết sử dụng kiến thức thực tế để xây dựng kiến thức mới. - Biết mô tả quá trình sản xuất từ sơ đồ lò quay sản xuất clanhke. II/ Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: Giáo án, SGV, SGK. 2/ Học sinh: Chuẩn bị tranh ảnh, mẫu vật: - Đồ gốm, sứ, thủy tinh, xi măng. - Sản xuất đồ gốm, sứ, thủy tinh, xi măng. - Mẫu vật: đất sét, cát trắng (nếu có ở địa phương. III/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan. IV/ Tiến trình bài giảng: NỘI DUNG HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. GV: Kiểm tra lý thuyết HS1: Nêu các tính chất hh của muối cacbonat? GV: Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập: * HS2: Chữa bài tập 3/SGK/91. * HS3: Chữa bài tập 5/SGK/91. GV: Gọi HS khác nhận xét – GV nhận xét – Chấm điểm cho HS. HS1: Trả lời lý thuyết. HS2: Chữa bài tập 3/SGK/91. C CO2 CaCO3 CO2 1/ C + O2 CO2 2/ CO2 + CaO CaCO3 3/ CaCO3 CaO + CO2 HS3: Chữa bài tập 5/SGK/91. n H2SO4 = 980/98 = 10mol. Phương trình hóa học: 2NaHCO3 + H2SO4 Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O 2 mol 1mol 1mol 2mol 2mol 10mol 20mol ] VCO2 = 20 x 22,4 = 448 (lit) HS: Sửa bài tập vào vở bài tập. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. GV: Silic và hợp chất của Silic có những tính chất và ứng dụng gì? Ngành công nghiệp Silicat gồm những ngành sản xuất nào? Để biết được điều đó các em hãy tìm hiểu nội dung của bài 30/SGK/92. GV: Yêu cầu HS nêu kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của Silic. Kí hiệu hóa học: Si. Nguyên tử khối: 28. Hoạt động 3: I/ Silic. 1/ Trạng thái thiên nhiên: - Trong thiên nhiên, Silic rất phổ biến ( đứng thứ hai sau oxi) chỉ có ở dạng hợp chất như cát trắng, thạch anh, đất sét, 2/ Tính chất : Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của KL, dẫn điện kém. Tinh thể Silic là chất bán dẫn. Silic là PK HĐHH yếu hơn cacbon và clo Ở nhiệt độ cao, Silic pứ với oxi Silic đioxit. PTHH: Si + O2 SiO2 Silic đioxit GV: YC các nhóm HS đọc SGK, thảo luận nhóm theo bàn và trả lời các câu hỏi ´ Silic là nguyên tố phổ biến thứ mấy trong vỏ TĐ và đứng sau ngtố nào? ´ Trong TN, Silic tồn tại ở dạng nào? ´ Hợp chất nào của Silic tồn tại nhiều nhất? GV: Nghe đại diện nhóm HS báo cáo, nhận xét rồi tóm tắt nd chính. ´ Silic có tính chất vật lý ntn? GV: Lắng nghe HS trình bày kết luận . ´ Silic có ứng dụng gì trong CN? ´ Về mặt hóa học silic có tính chất như thế nào? GV: Tổng kết YC HS ghi bài. HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: J Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2 trong vỏ TĐ, sau oxi. J TrongTN, Silic chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. J Các hợp chất tồn tại nhiều là:cát trắng, đất sét (cao lanh). HS: Báo cáo, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn ghi bài. J Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. Tinh thể silic là chất bán dẫn. J Silic được sử dụng để chế linh kiện điện tử, pin mặt trời, J Silic là PK HĐHH yếu hơn cacbon và clo, không pứ với hiđro, pứ với oxi ở nhiệt độ cao. HS: Ghi bài. Hoạt động 4: Silic đioxit (SiO2) - SiO2 là oxit axit, không tan trong nước và không pứ với nước. - SiO2 tác dụng với kiềm, với oxit bazơ ở nhiệt độ cao. SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O SiO2 + CaO CaSiO3 GV nêu vấn đề: Silic là một PK, vậy silic đioxit có thể có tính chất tính chất gì? Silic có tính chất gì đặc biệt? GV: Nghe ý kiến báo cáo, bổ sung góp ý lẫn nhau của HS. GV: YC HS viết các PTHH của SiO2. GV: Hoàn chỉnh kiến thức cần nhớ về Silic đioxit. HS: Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: J SiO2 là oxit axit, không tan trong nước, không pứ với nước. J SiO2 td với kiềm, với oxit bazơ ở nhiệt độ cao. HS: Viết PTHH: SiO2 +2NaOH Na2SiO3 + H2O SiO2 + CaO CaSiO3 HS: Ghi bài. Hoạt động 5: III/ Sơ lược về công nghiệp Silicat. 1/ Sản xuất đồ gốm, sứ: a/ Nguyên liệu chính: đất sét, thạch anh, fen pat. b/ Các công đoạn chính: (Xem SGK/92). c/ Cơ sở sản xuất: Bát Tràng (Hà Nội), công ty sứ Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé, 2/ Sản xuất xi măng: TP chính của xi măng: Canxi Silicat và canxi aluminat. a/ Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát b/ Các công đoạn chính: (Xem SGK/93) c/ Cơ sở sản xuất: Nhà máy xi măng ở Hải Dương, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tiên 3/ Sản xuất thủy tinh: Thành phần chính của TT: HH của Natri Silicat (Na2SiO3) và Canxi Silicat (CaSiO3). a/ Nguyên liệu chính: Cát ( thạch anh), đá vôi và sôđa ( Na2CO3). b/ Các công đoạn chính : (Xem SGK/94). PTHH: CaCO3 CaO + CO2 CaO + SiO2 CaSiO3 Na2CO3 + SiO2 Na2SiO3 + CO2 c/ Các cơ sở sản xuất: Ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. GV: Giới thiệu sơ lược về ngành công nghiệp Silicat: Sản xuất đồ gốm, thủy tinh, xi măng. ´ Kể tên các sphẩm đồ gốm,sứ? ´ Những nguyên liệu nào dùng để sản xuất đồ gốm, sứ? Sử dụng nhiên liệu nào để sản xuất? ´ Khi sản xuất đồ gốm, sứ phải qua những công đoạn nào? GV: Yêu cầu HS đọc nội dung trả lời. ´ Kể tên các cơ sở sản xuất đồ gốm, sứ ở Việt Nam? GV: YC HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi: ´ Thành phần chính của xi măng là gì? ´ Nguyên liệu chính của sản xuất xi măng là gì? ´ Các công đoạn sản xuất xi măng? ´ Cơ sở sản xuất xi măng ở nước ta? GV: Cho HS quan sát các mẫu vật bằng thủy tinh, đọc SGK và nêu các nội dung: * Thành phần của thủy tinh. * Nguyên liệu chính. * Các công đoạn chính.Viết các PTHH xảy ra khi nấu thủy tinh? * Các cơ sở sản xuất? GV:Tóm tắt sơ lược về công nghiệp silicat. GV hoàn chỉnh như SGK. HS: Đọc nội dung SGK/92. J SP: gạch ngói, gạch chịu lửa, sành, sứ. J + Nguyên liệu: đất sét, thạch anh, fenpat.. + Nhiên liệu: than, khí, J Đọc nd SGK/92 trả lời câu hỏi + Ng liệu nhào với nước khối dẻo, tạo hình, sấy khô đồ vật. + Nung ở nhiệt độ thích hợp. J Các cơ sở sx đồ gốm, sứ như: Bát Tràng (Hà Nội), công ty sứ Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé.. HS: Đọc thông tin trả lời câu hỏi JThành phần chính của ximăng Canxi silicat và canxi aluminat. J Nguyên liệu chính : Đất sét, đá vôi,cát J Các công đoạn chính:( Xem SGK/93). J Nhà máy sx xi măng ở Hải Dương, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tiên, HS: Nêu các nội dung theo yêu cầu của GV. J TP: Na2SiO3 và CaSiO3. J Nguyên liệu : Cát thạch anh ( cát trắng), đá vôi, và sôđa ( Na2CO3). J Các công đoạn chính (SGK/94) PTHH: CaCO3 CaO + CO2 CaO + SiO2 CaSiO3 Na2CO3 + SiO2 Na2SiO3 + CO2 J Các cơ sở sản xuất: (SGK/94) HS:Tóm tắt một số kiến thức cần nhớ. Hoạt động 6: Kiểm tra đánh giá. GV: Gọi 1 HS nhắc lại nội dung chính của bài. GV: YC HS làm các bài tập sau đây: * Bài tập 1: Những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau? Viết các phương trình hóa học (nếu có): a/ SiO2 và CO2 b/ SiO2 và NaOH c/ SiO2 và CaO d/ SiO2 và H2SO4 e/ SiO2 và H2O e/ SiO2 và CaCO3 GV: Gọi 2 HS lên bảng làm BT – HS khác làm vào tập bài tập GV gọi chấm điểm 1 số tập. * Bài tập 2: Dựa vào những tính chất nào sau đây của đất sét để làm đồ gồm, sứ? a/ Dẻo b/ Dễ ăn khuôn c/ Rẻ, sẵn có ở nước ta d/ Sau khi nung giữ nguyên hình dạng. * Bài tập 3: Hoàn thành các PTHH sau: 1/ Na2CO3 + + TP chính của thủy 2/ + SiO2 + tinh thường. GV: Gọi 2 HS lên bảng làm BT - HS khác nhận xét. * Bài tập 4: Dung dịch chất nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh? a/ HNO3 b/ H2SO4 c/ HCl d/ HF GV: Nhận xét – YC HS tìm hiểu thêm thông tin ở nội dung .“ Em có biết” /SGK/95. HS: Nhắc lại nội dung chính của bài. HS: Làm BT vào vở BT. * Bài tập 1: - Những cặp chất có thể tác dụng với nhau: b/ SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O c/ SiO2 + CaO CaSiO3 HS: Lên bảng làm BT. * Bài tập 2: HS: Chọn câu đúng: Cả a, b, c, d đều đúng. * Bài tập 3: Hoàn thành PTHH: 1/ Na2CO3 + SiO2 Na2SiO3 + CO2 2/ CaCO3 + SiO2 CaSiO3 + CO2 * Bài tập 4: HS: Chọn câu đúng nhất : d. Vì HF tác dụng với SiO2 trong thủy tinh. PT: SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O HS:Đọc nd “ Em có biết”/SGK Hoạt động 7: Dặn dò. GV: - Về nhà học bài 30. - Làm các bài tập SGK/95. - Chuẩn bị trước nd bài 31: “ Sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học”. + Bảng hệ thống tuần hoàn. + Đọc thông tin SGK và tìm hiểu: - Ai là người sắp xếp bảng HTTH? - Bảng HTTH có bao nhiêu nguyên tố? - Nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo và ý nghĩa của bảng như thế nào? HS: - Học thuộc bài 30. - Làm các bài tập SGK/95. - Chuẩn bị trước nd bài 31: “ Sơ lược về bảng tuần hoàn các NTHH + Bảng tuần hoàn các NTHH. + Tìm hiểu thông tin SGK/96: - Người sắp xếp bảng TH NTHH - Số NTHH có trong bảng. - Nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo, ý nghĩa của bảng TH các NTHH. BỔ SUNG: -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Bai 30.doc