Bài giảng Tuần 19 - Tiết 33 - Bài 27: Cacbon
thức: HS biết được:
- Cacbon có 3 dạng thù hình, dạng HĐHH nhất là cacbon vô định hình.
- Sơ lược tính chất vật lý của 3 dạng thù hình đó.
- TCHH của cacbon (giống như TCHH của PK).Tính chất HH đặc biệt là tính khử ở nhiệt độ cao.
2/ Kỹ năng:
- Biết suy luận từ t/c của PK nói chung, dự đoán t/c hh của cacbon.
định hình. - Sơ lược tính chất vật lý của 3 dạng thù hình đó. - TCHH của cacbon (giống như TCHH của PK).Tính chất HH đặc biệt là tính khử ở nhiệt độ cao. 2/ Kỹ năng: - Biết suy luận từ t/c của PK nói chung, dự đoán t/c hh của cacbon. - Biết nghiên cứu TN rút ra tính hấp thụ của than gỗ và tính chất đặc biệt của C là tính khử. II/ Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, phiếu học tập, bảng phụ. - Dụng cụ : Giá sắt, ống nghiệm, bộ ống dẫn khí, lọ có nút, đèn cồn, cốc, phễu, giấy lọc, bông. - Hóa chất: Than gỗ, bình oxi, nước, CuO, dd Ca(OH)2 . 2/ Học sinh: Kiến thức cũ (TCHH PK) . Xem trước bài mới. III/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan. IV/ Tiến trình bài giảng: NỘI DUNG HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. GV: Kiểm tra lý thuyết: Nêu cách điều chế Clo trong PTN. Viết pthh. GV:Gọi 2 HS chữa BT 10/ SGK/ 81 * Viết pthh, tìm thể tích của dung dịch NaOH. * Tìm nồng độ mol của các chất sau phản ứng. GV: Gọi HS khác nhận xét, sửa sai. GV: Nhận xét, chấm điểm HS. HS1: Trả lời lý thuyết. HS2,3: Sửa bài tập 10/SGK/81. * HS2: Viết pthh: 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O 2mol 1mol 1mol 1mol 1mol 0,1mol 0,05mol nCl2 = 1,12 : 22,4 = 0,05mol Số mol của NaOH = 0,1mol. ª Vdd NaOH = 0,1 : 1 = 0,1 (lit). * HS3: Nồng độ của các chất sau phản ứng: Dung dịch sau phản ứng có NaCl và NaClO. n NaCl = n NaClO = n Cl2 = 0,05mol. ª CM NaCl = 0,05 : 0,1 = 0.5M ª CM NaClO = 0,05 : 0,1 = 0,5M HS: Nhận xét. HS: Sửa bài tập vào vở bài tập. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. GV: Cacbon là một phi kim có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất. Cacbon có những tính chất gì? Hãy nghiên cứu tính chất và ứng dụng của Cacbon. Hoạt động 3: I/ Các dạng thù hình của Cacbon. 1/ Dạng thù hình là gì? Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng 1 nguyên tố hóa học tạo nên. VD: Nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là oxi và ozon. 2/ Cacbon có những dạng thù hình nào? Cacbon có 3 dạng thù hình: - Kim cương: cứng, trong suốt, không dẫn điện. - Than chì : Mềm, dẫn điện. - Cacbon vô định hình: xốp, không dẫn điện. GV: Giới thiệu về nguyên tố cacbon, và dạng thù hình. GV: Yêu cầu HS nêu thí dụ về dạng thù hình của các nguyên tố. GV: Treo bảng phụ: Giới thiệu các dạng thù hình của cacbon. Cacbon Kim cương Than chì C vô định hình GV: Yêu cầu HS điền tính chất vật lý của các dạng thù hình. GV: YC HS nêu ứng dụng của các dạng thù hình của cacbon. GV: Nhận xét, hoàn chỉnh tính chất vật lý và nhấn mạnh: Trong 3 dạng đó chỉ có cacbon vô định hình là hđhh mạnh nên ta chỉ tìm hiểu TCHH của C vô định hình. HS: Nghe và ghi bài. HS: Nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là oxi O2 và ozon O3. HS: Quan sát bảng phụ. HS: Bổ sung đầy đủ vào bảng phụ. HS: Nêu ứng dụng HS: Ghi bài. Hoạt động 4: II/ Tính chất của Cacbon. 1/ Tính chất hấp phụ: Than gỗ có tính hấp phụ. 2/ Tính chất hóa học. a/ Tác dụng với oxi Cacbon đioxit C + O2 CO2 +Q b/ Tác dụng với oxit kim loại. Cacbon khử một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao. PTHH: 2CuO + C 2Cu + CO2 GV: Đặt vấn đề: Ngoài những tính chất vật lý đã nêu ở mục 2, cacbon còn có TCVL nào đặc biệt? GV: Hướng dẫn HS làm TN : Cho mực nước chảy qua lớp bột than gỗ, phía dưới có đặt 1 cốc thủy tinh như hình 3.7/SGK/82. GV: YC HS quan sát màu của dd mực trên lớp than và màu của dd thu được ở cốc phía dưới. GV: Bằng nhiều TN người ta nhận thấy thanh gỗ có khả năng giữ lại trên bề mặt của nó các chất khí, chất tan trong dung dịch. ´ Qua đó các em có nhận xét gì về tính chất của bột than gỗ? GV: YC HS nêu ứng dụng của t/c này trong đời sống? GV: Giới thiệu về than hoạt tính và ứng dụng của than hoạt tính: dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc GV: Đặt vấn đề:Liệu cacbon có t/c hh của phi kim nói chung không? GV: Thông báo : Cacbon có tính chất hh giống như PK (td với KL, với oxi, H2).Tuy nhiên điều kiện xảy ra phản ứng rất khó khăn vì C là PK yếu. Sau đây là 1 số tính chất hóa học và ứng dụng trong thực tế của cacbon. GV: YC HS nhớ lại tính chất của C cháy trong oxi ở lớp 8, nêu hiện tượng, viết PTHH, nêu nhận xét. GV: Yêu cầu HS nêu ứng dụng của cacbon ở tính chất này. GV: Biểu diễn thí nghiệm: Trộn một ít bột CuO và bột than rồi cho vào đáy ống nghiệm khô có ống dẫn khí sang 1 cốc chứa dd Ca(OH)2, đốt nóng ống no. GV: YC HS dự đoán sản phẩm sinh ra. GV:YC HS viết pthh và rút ra nhận xét GV: Ở nhiệt độ cao C còn khử được 1 số oxit KL khác: PbO, ZnO, Fe2O3, FeO C không khử được oxit các KL mạnh (từ đầu dãy HĐHH đến Al). GV: Phát phiếu học tập: Viết các PTHH xảy ra khi cho C khử ( nhiệt độ cao) các oxit sau: a/ Oxit sắt từ b/ Kẽm oxit c/ Sắt (II) oxit GV: Nhận xét – Chấm điểm 1 số bài của HS. GV: Phản ứng của C với oxi và oxit KL là phản ứng oxi hóa khử. C là chất khử, oxi và oxit kim loại là chất oxi hóa. HS: Tìm hiểu tính chất của cacbon. HS: Các nhóm làm thí nghiệm (2phút). HS: Quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét. HS: Đại diện nhóm nhận xét: + Ban đầu mực có màu đen (xanh, tím) + Dd thu được trong cốc không màu. + Màu đen bị gỗ giữ lại. HS: Giải thích: Do lớp than gỗ xốp nên có khả năng giữ lại chất màu trên bề mặt của nó. HS: Than gỗ có tính hấp phụ. HS: Lọc nước, khử mùi khê của cơm HS: Liên hệ thực tế tại gia đình. HS: Liên hệ lại kiến thức cũ t/c hh của PK HS: Nghe giảng và tiếp thu kiến thức. HS: Quan sát, nhận xét: Đưa que đóm đang cháy vào bình oxi tàn đóm bùng cháy. PTHH: C + O2 CO2 + Q HS: Cacbon được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. HS: Quan sát nhận xét: - Hỗn hợp trong ống nghiệm từ màu đen màu đỏ. - Nước vôi trong vẫn đục. HS: Chất rắn có màu đỏ là Cu ( so sánh với màu của dây đồng), và khí CO2. HS: Viết PTHH: 2CuO + C 2Cu + CO2 (đen) (đen) (đỏ) (không màu) GV: Nhận phiếu học tập thực hiện 2’: (mỗi HS một bảng). Viết PTHH: a/ Fe3O4 + 2C 3Fe + 2CO2 b/ 2ZnO + C 2Zn + CO2 c/ 2FeO + C 2Fe + CO2 HS: Ghi bài tập vào vở bài tập. HS: Ghi nhận thông tin và liên hệ với kiến thức đã học ở lớp 8. Hoạt động 5: III/ Ứng dụng của Cacbon. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong đời sống và sản xuất. GV: Hãy nêu tính chất của cacbon và một số ứng dụng tương ứng mà em biết? GV:YC HS tóm tắt kiến thức cần nhớ, nhận xét, bổ sung, kết luận như SGK. HS: - Tác dụng với oxi dùng làm nhiên liệu. - Tác dụng với một số oxit KL dùng làm chất khử để đ/c một số oxit KL. - Than chì dùng làm điện cực, lõi bút chì - Kim cương dùng làm đồ trang sức, khoan, dao cắt kính - Than hoạt tính dùng làm chất khử màu,khử mùi. HS: Ghi bài. Hoạt động 6: Kiểm tra đánh giá– Dặn dò. GV: Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài. GV: YC HS làm bài tập 2/SGK/84. Viết PTHH của cacbon với các oxit. - Cho biết loại phản ứng , vai trò của C, ứng dụng của các pứ đó? GV: Gọi HS khác nhận xét GV nhận xét chấm điểm cho HS. GV: YC HS làm BT 4/ SGK/ 84. * Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi gây ô nhiễm môi trường? * Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích? GV: - Học bài theo nd đã học. - Làm các bài tập 1 5/SGK/84. - Hướng dẫn làm BT 5/SGK/84. + Tính số mol C dựa vào dữ kiện 5kg than đá chứa 90% C. + Biện luận : 1mol C có 12g. 12g C khi đốt cháy tỏa ra 394kJ Vậy 4000g C x kJ ] Tìm x = ? -Nghiên cứu trước nội dung bài 28: “ Các oxit của cacbon”/SGK/85. HS: Nêu các nội dung chính của bài. HS: Làm BT 2/SGK/84. HS: a/ C + 2CuO 2Cu + CO2 b/ C + 2PbO 2Pb + CO2 c/ CO2 + C 2CO. d/ 2FeO + C 2Fe + CO2 - Trong các pứ trên cacbon là chất khử. - Ứng dụng :Tùy thuộc vào t/c mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong đời sống, sản xuất, kỹ thuật. HS: Sửa bài tập vào vở BT. HS: Làm BT 4/ SGK/84. * Khi đốt cháy than làm cho lượng oxi giảm, đồng thời sản phẩm sinh ra khí CO2, CO, SO2 gây độc cho con người, gây mưa axit, gây hiệu ứng nhà kính, nên ành hưởng đến sức khỏe con người. * Do đó nên xây lò ở nơi xa dân cư, thoáng mát, đồng thời trồng nhiều cây xanh để giúp hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí oxi. HS: - Học bài theo nd đã học. - Làm các BT/ SGK/84. - Ghi nội dung GV hướng dẫn về nhà làm BT. + Tìm số mol của C ? + Biện luận tìm nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5kg than chứa 90% C ? HS: So sánh thành phần phân tử, tính chất và ứng dụng của 2 oxit của cacbon: CO và CO2. BỔ SUNG: -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Bai 27.doc