Bài giảng Tuần 17 - Tiết 34 - Bài 27: Cacbon
A. Mục tiêu :
Học sinh biết được :
- Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính
- Sơ lược về tính chất của 3 dạng thù hình chính
- Tính chất hoá học của cacbon
- Một số ứng dụng của cacbon
Tiết 34 Bài 27 CACBON Tuần 17 - Ngày soạn : - Ngày dạy : - Dạy lớp : A. Mục tiêu : Học sinh biết được : - Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính - Sơ lược về tính chất của 3 dạng thù hình chính - Tính chất hoá học của cacbon - Một số ứng dụng của cacbon B. Đồ dùng dạy học : - Dụng cụ : 1 kẹp sắt, 1 ống nghiệm, 1 nút cao su, 1 đèn cồn, 1 cốc thuỷ tinh, 1 ống dẫn khí L - Hoá chất : 1 lọ CuO, 1 ít bột than, 1 lọ nước Ca(OH)2 C. Tiến trình bài giảng : 1. Mở bài : 1’ Ở bài trước chúng ta đã nghiên cứu tính chất của phi kim cụ thể có nhiều ứng dụng là clo. Trong bài này ta tiếp tục nghiên cứu xem cacbon ( cũng là phi kim ) có những tính chất gì đặc biệt ? có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất ? 2. Phát triển bài :33’ Tg Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS 5’ 20’ 8’ I. Các dạng thù hình của cacbon : 1. Dạng thù hình là gì ? Các dạng thù hình của 1 nguyên tố hoá học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên. 2. Cacbon có những dạng thù hình nào ? - Kim cương - Than chì - Cacbon vô định hình Trong đó cacbon vô định hình hoạt động hoá học nhất II. Tính chất hoá học của cacbon : 1. Tính hấp phụ : Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch . Ta nói than gỗ có tính hấp phụ 2. Tính chất hoá học : Cacbon có đầy đủ tính chất hoá học của phi kim Sau đây là 1 vài tính chất có nhiều ứng dụng : a. Cacbon tác dụng với oxi : Cacbon cháy trong oxi tạo thành cacbon đioxit C + O2 CO2 + Q b. Cacbon tác dụng với oxit kim loại : Ở nhiệt độ cao cacbon khử được 1 số oxit của kim loại 2CuO + C 2Cu + CO2 III. Ứng dụng của cacbon : - Than chì : Dùng làm điện cực - Kim cương dùng làm đồ trang sức quí hiếm, mũi khoan - Cacbon vô định hình :( than hoạt tính ) Dùng để khử màu, mùi, nhiên liệu . . . - Giới thiệu khái niệm - Giới thiệu : Oxi có 2 dạng thù hình là : O2 và O3 ( ozôn ) - Tham khảo SGK hãy cho biết : Cacbon có những dạng thù hình nào ? - Nêu tính chất vật lí đặc trưng của từng dạng ? - Quan sát H3.7 : dung dịch thu được trong cốc có màu không ? Tại sao ? - Giải thích - Thế nào là tính hấp phụ ? - Giới thiệu tác dụng của than hoạt tính ( làm trắng đường, chế tạo mặt nạ . . . ) - Phi kim cacbon có đầy đủ tính chất hoá học của phi kim không ? ( Ca + 2C CaC2 C + H2 CH4 C + O2 CO2 ) * Lưu ý : Cacbon là phi kim rất yếu - Hãy mô tả lại thí nghiệm của cacbon cháy trong oxi ? - Do tính chất này mà cacbon dùng làm nhiên liệu - Lắp ráp dụng cụ và tiến hành thí nghiệm . Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng ? - Giải thích hiện tượng trên ? - Kết luận - Hãy nêu 1 số ứng dụng của cacbon ( cả 3 dạng thù hình ) mà em biết ? - Sửa chữa, bổ sung và ghi tóm tắt - Nghiên cứu SGK - Xem SGK xác định 3 dạng thù hình của cacbon ( kim cương, than chì, cacbon vô định hình ) - Quan sát thí nghiệm H3.7, trả lời : Dung dịch trong cốc trong suốt, do than đã hấp phụ màu - Cacbon thể hiện đầy đủ tính chất của phi kim - Mô tả lại thí nghiệm - Hiện tượng : + Màu đen biến thành màu đỏ + Dung dịch Ca(OH)2 bị vẫn đục - Cả lớp cùng trao đổi 1 số ứng dụng của cacbon 3. Củng cố : 5’ Cacbon có những tính chất hoá học nào được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất 4. Kiểm tra, đánh giá : 5’ Viết phương trình hoá học của cacbon với các oxit sau : PbO , CO2 , FeO 5. Dặn dò : 1’ - Bài tập về nhà : 1,3,4,5 SGK - Học kĩ bài 27 - Chuẩn bị trước bài 28 “ Các oxit của cacbon “
File đính kèm:
- Tiết 34 Bài 27 CACBON.doc