Bài giảng Tuần 16 - Tiết 31- Bài 26: Clo (tiết 6)

Kiến thức: Biết được:

 Tính chất vật lí của clo.

Clo có một số tính chất chung của phi kim (tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh.

2. Kĩ năng:

Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của clo và viết các phương trình hoá học.

Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy mầu của clo ẩm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 16 - Tiết 31- Bài 26: Clo (tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 	 Ngày soạn : 16/11/2010
Tiết 31 	 Ngày dạy: 18/11/2010
Bài 26. CLO ( T1)
 I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
 Tính chất vật lí của clo.
Clo có một số tính chất chung của phi kim (tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh.
2. Kĩ năng: 
Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của clo và viết các phương trình hoá học.
Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy mầu của clo ẩm.
Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm.
 Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ở điều kiện tiêu chuẩn.
3. Thái độ : 
 Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống .
4. Trọng tâm:
 Tính chất vật lí và hóa học của clo. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. GV: 
 Hình vẽ đốt cháy dây đồng trong khí clo, clo tác dụng với nước, clo tác dụng với dung dịch kiềm.
 Sơ đồ thùng điện phân dung dịch muối ăn dùng để điều chế khí clo trong công nghiệp .
b. HS:
 Xem trước bài mới. 
2. Phương pháp: 
 Thí nghiệm nghiên cứu – Trực quan – Làm việc nhóm – Hỏi đáp. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp(1’): 9A 1/ 9A2/
 9A 3/ 9A4/
2. Kiểm tra bài cũ(5’): 
 HS1: Nêu tính chất hoá học của phi kim?
 HS2: Sữa bài tập 2, 4 SGK/76.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ở bài trước các em đã biết một số tính chất của phi kim. Clo là nguyên tố phi kim. Vậy clo có đầy đủ tính chất của phi kim không?Ngoài ra clo có tính chất nào khác?
b. Các hoạt động chính : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tính chất vật lí của phi kim (5’)
- GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí clo 
- GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lí của clo 
- GV: Nhận xét .
- HS: Quan sát 
- HS: Trả lời 
- HS: Lắng nghe.
I. Tính chất vật lí của clo 
 (SGK)
Hoạt động 2. Tính chất hoá học của clo (25’)
- GV đặt vấn đề : Liệu clo có tính chất học của phi kim mà tiết trước chúng ta đã học không? 
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hoá học của phi kim.
- GV: Yêu cầu HS viết các PTHH minh hoạ 
- GV: Gọi HS nêu kết luận
- GV lưu ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi 
-GV đặt vấn đề: Ngoài các tính chất hoá học của phi kim clo còn có tính chất hoá học nào khác?
- GV: Cho HS quan sát hình 3.3 .
- GV: Giới thiệu phản ứng của nước với clo xảy ra theo 2 chiều.
2H2O + Cl2 " 2 HCl +HClO
Nước clo có tính tẩy màu do có axit hipoclorơ(HClO) có tính axit mạnh. Vì vậy ban đầu quỳ tím chuyển sang màu đỏ sau đó lập tức mất màu
-GV: Vậy dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hoá học?
-GV: Hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng của clo tác dụng với NaOH 
Cl2 + 2NaOH "NaCl + NaClO + H2O
- HS: Nghe giảng
- HS: Nhắc lại. 
-HS: Viết PTHH .
Fe + Cl2 " FeCl3
Cu + Cl2 " CuCl2
H2 + Cl2 " 2HCl
- HS: Trả lời
- HS: Nghe giảng.
- HS: Lắng nghe. 
- HS: Quan sát thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ sau đó mất màu ngay 
- HS: Nghe giảng.
-HS: Vừa xảy ra hiện tượng vật lí và hoá học.
-HS: Quan sát thí nghiệm Dung dịch tạo thành không màu. Giấy quỳ mất màu.
- HS: Lắng nghe.
II. Tính chất hoá học của clo 
1. Clo có tính chất hoá học của phi kim không ? 
a. Tác dụng với kim loại
2Fe + 3Cl2 " 2FeCl3
Cu + Cl2 " CuCl2
b.Clo tác dung với hidro
H2 + Cl2 " 2HCl
2. Clo còn có tính chất hoá học nào khác
a. Tác dụng với nước
H2O + Cl2 HCl +HClO
b. Tác dụng với dung dịch NaOH
Cl2 + 2NaOH "NaCl + NaClO + H2O
4. Cũng cố - Đánh giá – Dặn dò (9’):
a. Củng cố: 
 Bài tập: Viết các phương trình hoá học và ghi đầy đủ điều kiện khi clo tác dụng với :
 a. Nhôm 	b. Đồng	c. Hidro	d. Nước	e. Dung dịch NaOH
b. Dặn dò về nhà:
 Bài tập về nhà:3,4,5,6/80
 Xem tiếp phần còn lại của bài Clo
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 16 	 Ngày soạn : 18/11/2010
Tiết 32 	 Ngày dạy : 22/11/2010
BÀI 26: CLO (TT)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
 Biết một số ứng dụng của clo.
 Biết được ứng dụng và cách điều chế khí clo .
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học. 
3. Thái độ: 
 Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống .
4. Trọng tâm:
 Phương pháp điều chế clo trong phòng TN và trong CN.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a.GV:
 Sơ đồ ứng dụng của clo. 
 Sơ đồ thùng điện phân dung dịch muối ăn dùng để điều chế khí clo trong công nghiệp .
b. HS: 
 Xem trước bài mới.
2. Phương pháp:
 Thí nghiệm nghiên cứu – Hỏi đáp – Trực quan – Làm việc nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 9A1/ 9A2/
 9A3/ 9A4/
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
HS1: Nêu tính chất hhoá học của clo? .Viết các phương trình phản ứng minh hoạ 
HS2: Sữa bài tập 6/81 SGK.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu xong tính chất hoá học của clo. Vậy clo được điều chế như thế nào và clo có nhũng ứng dụng gì? 
b. Các hoạt động chính : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Ứng dụng của clo (10’)
- GV: Treo hình vẽ 3.4 /79 và yêu cầu HS cho biết clo có những ứng dụng gì? 
-GV: Vì sao clo được dùng để tẩy trắng vải sợi, khử trùng nước sinh hoạt? 
- GV: Nhận xét 
- HS: Dùng để khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vải sợi, bột giấy,điều chế nước Javen, clorua vôi, điều chế nhựa PVC chất dẻo có màu, cao su 
- HS: Trả lời
- HS: Lắng nghe.
III. Ứng dụng của clo
-dùng để khử trùng nước sinh hoạt 
Dùng để khử trùng nước sinh
sinh hoạt 
- Tẩy trắng nước sinh hoạt 
- Điều chế nước Javen, clorua vôi 
- Điều chế nhựa PVC chất dẻo, chất màu, cao su 
	Hoạt động 2. Điều chế khí clo (20’) 
- GV: Giới thiệu các nguyên liệu được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm 
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ điều chế khí Clo 
- Gọi HS nhận xét về cách thu khí
- GV: Nêu vai trò của bình đựng H2SO4 đặc 
- GV: Nêu vai trò của bình đựng NaOH
-GV: Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước không? Vì sao?
- GV: Giới thiệu cách điều chế khí clo trong công nghiệp
-GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng?
-HS: Nghe giảng
- HS: Quan sát thí nghiệm 
- HS: Thu khí bằng cách đẩy không khí đặt ngửa bình thu vì khí clo nặng hơn không khí 
- HS: Bình đựng H2SO4 dùng để làm khô khí clo 
- HS: Bình đựng NaOH đặc dùng để khử khí clo dư sau khi làm thí nghiệm vì clo rất độc.
- HS: Không nên thu khí clo bằng cách đẩy nước vì clo tan trong nước đồng thời có phản ứng với nước 
- HS: Nghe giảng và ghi bài
- HS: Viết PTHH
2NaCl + 2H2O 2NaOH +Cl2 + H2
IV. Điều chế khí clo 
1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm 
- Nguyên liệu : MnO2, dung dịch HCl đặc 
- Cách điều chế : SGK
MnO2 + 4HCl " MnCl2 + Cl2 + H2O
2. Điều chế khí clo trong công nghiệp
Trong công nghiệp clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn xốp
2NaCl + H2O 2NaOH + Cl2 + H2
4. Cũng cố - Đánh giá -Dặn dò(9’) :
a. Củng cố: 
 Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không? Vì sao?
 Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí được không? Vì sao?
 Viết phương trình hoá học điều chế khí clo minh hoạ. 
b. Dặn dò về nhà:
 Bài tập về nhà:1 " 11 /81
 Xem trước bài mới Cacbon .
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • docTuan 16 Tiet 31 32 Clo.doc
Giáo án liên quan