Bài giảng Tuần 16 - Tiết : 31 - Bài: 21 (tiết 2): Tính theo công thức hoá học

AIMục tiêu:

. Kiến thức: Từ CTHH đã biết, học sinh biết cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố hoá học tạo nên hợp chất.

+ Từ thành phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất, Học sinh biết cách xác định CTHH của hợp chất.

. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính toán.

. Thái độ: Việc học tính theo CTHH có ý nghĩa không chỉ là vấn đề nghiên cứu định lượng trong hoá học mà quan rọng và thiết thực hơn là đưa hoá học vào trong sản xuất Giáo dục tinh thần hứng thú trong học tập, say mê tìm hiểu

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 16 - Tiết : 31 - Bài: 21 (tiết 2): Tính theo công thức hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7/12/2008 
Ngày dạy : /12/2008
Tuần 16
Tiết : 31 Bài: 21 (Tiết 2)
Tính theo công thức hoá học.
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan:Công thức chuyển đổi.tính %
AIMục tiêu:
. Kiến thức: Từ CTHH đã biết, học sinh biết cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố hoá học tạo nên hợp chất.
+ Từ thành phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất, Học sinh biết cách xác định CTHH của hợp chất. 
. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính toán.
. Thái độ: Việc học tính theo CTHH có ý nghĩa không chỉ là vấn đề nghiên cứu định lượng trong hoá học mà quan rọng và thiết thực hơn là đưa hoá học vào trong sản xuất đ Giáo dục tinh thần hứng thú trong học tập, say mê tìm hiểu. 
II.Chuẩn bị: 
1.Đồ dùng dạy học
+ Bảng phụ. 
2.Phương pháp:Nêu vấn đề,giải quyết ván đề,sử dụng bài tập,hoạt động nhóm
III các hoạt động dạy và học
Nội dung 
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: ổn định
Hoạt động 2:
Kiểm tra:
+ Chữa bài tập 3/71 SGK.
+ Hãy nêu các bước cần thực hiện để xác định thành phần các nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của họp chất?
Hoạt động 3:
Tổ chức tình huống dạy học: 
Bài học trước chúng ta đã dựa vào CTHH để xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất. Nếu biết thành phần các nguyên tố thì có thể xác định CTHH của hợp chất không? và bằng cách nào (nếu có thể)? Đó là nội dung tiết học hôm nay chúng ta cần tìm hiểu. 
+ Học sinh lên bảng chữa bài tập.
(Giáo viên: kiểm tra: vở bài tập của 5 học sinh)
+ 1 học sinh phát biểu. 
II/ Biết thành phần các nguyên tố, hãy xác định CTHH của hợp chất.
1/ Nếu bài toán cho thành phần nguyên tố và M:
+ Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
+ Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
Suy ra số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
2/ Nếu bài toán không cho M
Tìm tỷ lệ số mol nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.
Hoạt động 3.1: 
Giáo viên: Dựa vào thành phần nguyên tố để xác định CTHH có 2 dạng.
Giáo viên: Nêu dạng bài cho thành phần nguyên tố và khối lượng mol.
+ Thí dụ: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố: 52,94% Al và 47,06% O. Khối lượng mol của hợp chất là 102. Tìm CTHH của hợp chất?
Giáo viên: Nêu các bước tíên hành yêu cầu học sinh thực hiện.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm CTHH của hợp chất (trong bài tập 2b/74)
Giáo viên: Nếu bài toán chỉ biết thành phần phần trăm các nguyên tố mà không cho biết khối lượng mol, ta chỉ có thể tìm được CTHH đơn giản nhất.
Giáo viên: cho ví dụ 
+ Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là: 20,2% Al và 79,8% Cl. Hãy tìm CTHH của hợp chất?
Giáo viên: Hướng dẫn cách ghi và yêu cầu học sinh thực hiện.
+ Học sinh nhóm tiến hành tính toán 
đ ghi công thức tìm được vào bảng con.
+ Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả ra bảng con.
+ 1 học sinh lên bảng làm.
+ Học sinh nhóm thực hiện.
+ Học sinh nhóm tiến hành tính toán đ ghi CTHH lên bảng.
Hoạt động 3.2: 
Vận dụng.
+ làm bài tập 4/71 SGK.
Hướng dẫn về nhà. 
+ Làm các bài tập vào vở
+Xem trước nội dung bài tính theo phương trình hoá học. 
Ngày soạn:7/12/2008 
Ngày dạy : /12/2008
Tuần 16
Bài: 22 (Tiết 1)
Tính theo phương trình hoá học.
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan:Công thức chuyển đổi, phương trình
hoá học
I.Mục tiêu: 
. Kiến thức: + Từ PTHH và những số liệu của bài toán, học sinh biết cách xác định khối lượng của những chất tham gia và tạo thành.
+Từ PTHH và những số liệu của bài toán, học sinh biết cách xác định thể tích của những chất khi tham gia hoặc thể tích chất khí tạo thành. 
. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng giải toán theo PTHH. 
. Thái độ: Việc học tính theo CTHH có ý nghĩa không chỉ là vấn đề nghiên cứu định lượng trong hoá học mà quan rọng và thiết thực hơn là đưa hoá học vào trong sản xuất đ Giáo dục tinh thần hứng thú trong học tập, say mê tìm hiểu. 
II.Chuẩn bị: 
1.Đồ dùng dạy học
+ Bảng phụ. 
2.Phương pháp:Nêu vấn đề,giải quyết ván đề,sử dụng bài tập,hoạt động nhóm
Nội dung 
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: ổn định 
Hoạt động 2:kiểm tra
Hoạt đọng 3:
Tổ chức tình huống dạy học:
Cơ sở khoa học để sản xuất các chất hoá học trong nghành công nghiệp hoặc điều chế 1 chất hoá học nào đó trong phòng thí nghiệm là PTHH. Dựa vào PTHH, người ta có thể tìm được khối lượng chất tham gia để điều chế 1 khối lượng sản phẩm nhất định hoặc với khối lượng chất tham gia đã biêt sẽ điều chế được 1 khối lượng sản phẩm là bao nhiêu. Bài học giúp chúng ta tìm hiểu các vấn đề trên. 
I/ Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và chất tạo thành.
Hoạt động 3.1: 
Giáo viên: Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và chất tạo thành?
Giáo viên: Nêu các bước tiến hành để giải bài toán theo PTHH cho ví dụ:
+ Đốt cháy 5,4 g bột nhôm trong khí ôxi, người ta thu được nhôm ôxit (Al2O3). Hãy tính khối lượng Al2O3 thu được?
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc lại các bước tiến hành và lần lượt thực hiện (câu hỏi gợi ý từng bước)
+ Viết đúng PTHH của phản ứng. Hãy nêu tên các chất tham gia và tạo thành đ Viết sơ đồ phản ứng? Cân bằng phản ứng đ Viết thành PTHH?
+ Dùng công thức nào để chuyển đổi khối lượng các chất đã cho trong bài toán thành số mol các chất? đ Hãy tính số mol các chất đề bài cho?
Dựa vào PTHH để tìm số mol chất theo yêu cầu của bài toán?
(giáo viên hướng dẫn cách ghi số mol và cách tìm vào PTHH)
+Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng chất theo yêu cầu của bài.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh giải 1 bài toán khác:
+ Khi nung đá vôi, thu được vôi sống và khí các bônic theo sơ đồ phản ứng:
CaCO3 CaO + CO2
Tính khối lượng đá vôi cần dùng để điều chế được 42 g CaO.
+ Học sinh nhóm thực hiện theo yêu cầu
Al + O2 Al2O3
4Al + 3O2 2Al2O3
4 : 3 : 2
0,2 mol : 0,1 mol
nAl = = 0,2 (mol)
nAl2O3 = = 0,1 mol
mAl2O3 = n .MAl2O3
 0,1 . 102 = 10.2 g
+ Học sinh nhóm trao đổi, tiến hành giải bài toán. Sau đó cho 1 học sinh lên bảng làm.
Hoạt động 3.2: Vận dụng.
+ Giải bài tập 1b/75 SGK.
Hướng dẫn về nhà.
+ Học bài
+ Đọc trước phần 2 của bài. 
III các hoạt động dạy và học
	Chữ ký BGH
Ngày tháng năm 2008

File đính kèm:

  • docTuÇn 16.doc