Bài giảng Tuần 15 - Tiết 45 - Bài 28: Kim loại kiềm

1.kiến thức: - HS biết: Vị trí của kim loại kiềm trong BTH và cấu hình e nguyên tử của chúng. - HS hiểu: Tính chất vật lí, hóa học và phương pháp điều chế kim loại kiềm.

2. kỹ năng: - Viết phương trình hóa học chứng minh hóa tính của kim loại kiềm.

 - Vận dụng lí thuyết giải bài tập liên quan.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 15 - Tiết 45 - Bài 28: Kim loại kiềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần15,Tiết 45
NS
ND
	Bài 28: KIM LOẠI KIỀM
I. MỤC TIÊU:
1.kiến thức: 	- HS biết: Vị trí của kim loại kiềm trong BTH và cấu hình e nguyên tử của chúng.	- HS hiểu: Tính chất vật lí, hóa học và phương pháp điều chế kim loại kiềm.
2. kỹ năng: 	- Viết phương trình hóa học chứng minh hóa tính của kim loại kiềm.
	- Vận dụng lí thuyết giải bài tập liên quan.
II. CHUẨN BỊ:
1. HS: 	- Xem lại cấu tạo BTH, các kiểu mạng tinh thể ( chương trình hóa 10).
2. GV: 	- Bảng TH các nguyên tố hóa học: Bảng 6.1, 6.2 – SGK ; tranh vẽ sơ đồ diện phân nóng chảy NaCl. 
	- Dụng cụ thí nghiệm: chậu nước, ống nhỏ giọt.
	- Hóa chất: kim loại Na, dd phenolphthalein.
III. PHƯƠNG PHÁP:	phát vấn gợi mở, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp:
Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Vị trí và cấu tạo:
 1. Vị trí kim loại Kiềm trong BTH:
- Nhóm IA, đứng đầu mỗi chu kì (-C.kì 1).
- Gồm: Liti (Li); Natri (Na); Kali (K); Rubidi (Rb); Xesi (Cs); Franxi (Fr) (nguyên tố phóng xạ).
 2. Cấu tạo và tính chất của KL Kiềm:
- cấu hình e lớp ngoài cùng: ns1 (n=26).
có xu hướng nhường 1e để đạt cơ cấu bền
M M+ + 1e
thể hiện tính khử.
- Kim loại Kiềm có nănh lượng ion hóa I1 rất thấpcó tính khử rất mạnh (tính khủ tăng từ LiCs)
- Trong hợp chất có soh +1.
- Thế điện cực chuẩn E0 rất âm.
*Kết luận: Kim loại Kiềm là những kim loại mạnh điển hình.
II. Tính chất vật lí:
t0nc và t0s :thấp hơn các KL khác.
Khối lượng riêng: nhỏ
KL Kiềm nhẹ.
KL Kiềm rất mềm.
III. Tính chất hóa học:
 1.Tác dụng với Phi kim:
 2Na + O2 Na2O2 (r)
 (natri peoxit)
 4Na + O2 2Na2O (t0 thường).
 (natri oxit).
 2. Tác dung với axit:
 2Li + 2HCl2LiCl + H2
TQ: 
2M+ 2H+2M+ + H2
(phản ứng gây nổ).
 3. Tác dung với nước:
2Na + 2H2O2NaOH + H2
TQ: 
2M+ 2H2O2MOH + H2
*KL Kiềm là những KL có tính khử mạnh.
IV. Ứng dụng - điều chế:
Ứng dụng của KL Kiềm:
 2. Điều chế KL Kiềm:
* Nguyên tắc: Khử ion KL thành KL.
M+ + 1e M
* Phương pháp: Điện phân nóng chảy muối halogenua của KL Kiềm.
Vd: điện phân NaCl nóng chảy được Na
 2NaCl 2Na + Cl2
Hoạt động 1: Vào bài:
Các em đã biết vị trí của các kim loại trong BTH cũng như tính chất chung của chúng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nhóm kim loại đầu tiên – Kim loại Kiềm ( GV giải thích gọi là kim loại kiềm vì hyđroxit của chúng khi tan trong nước tạo môi trường kiềm).
Hoạt động 2: 
- Gọi HS cho biết nhóm kim loại Kiềm gồm những nguyên tố nào? ở vị trí nào trong BTH?
GV nhận xét, hướng dẫn HS gọi tên, viết KH các Kim loại
Lưu ý HS: Fr là nguyên tố phóng xạ
Không tìm hiểu trong chương trình.
Hoạt động 3: 
- GV yêu cầu HS quan sát và phân tích bảng 6.1- SGK (GV treo bảng phụ).
 trả lới các câu hỏi sau:
+ Đặc điểm cấu hình e của kim loai Kiềm? số e lớp ngoài cùng bằng?
+ Năng lượng ion hóa I1 biến thiên như thế nào từ LiCs ? So sánh với các kim loại khác cùng chu kì?
Yêu cầu HS rút ra tính chất đặt trưng của kim loại Kiềm? So sánh tính chất này trong cùng nhóm và với các nguyên tố cùng chu kì?
GV nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung những ý còn thiếu để HS hoàn chỉnh kiến thức.GV nhấn mạnh tính khử rất mạnh của kim loại Kiềm. 
Hoạt động 4:
- GV làm thí nghiệm với Na:
cắt bằng dao,vết cắt bằng dao có ánh kim, nổi trên mặt nước, t0nc thấp.
Gọi HS rút ra 1số tính chất vật lí của kim loịa Kiềm?
- GV cho HS quan sát bảng phụ (bảng 6.2-SGK)cho HS nghiên cứu, rút ra nhận xét về qui luật biến đổi tính chất vật lí.
Hoạt động 5:
- Yêu cầu HS dựa vào cấu tạo nguyên tử và cấu tạo mạng tinh thểdự đoán tính chất.
- Biểu diễn thí nghiệm: Na phản ứng với Oxi, H2O. (với axit phản ứng nổ nguy hiểmkhong biểu diễn.
Gọi HS viết pthh.
- GV bổ sung 1số pt khác để HS rèn luyện (sd bảng phụ)
K + H2SO4(l)
Li + O2
Na + Cl2
K + H2O
- Gọi HS các nhóm nhận xét và sửa sai (nếu có).
- Gọi HS kết luận lại tính chất đặt trưng của KL Kiềm.
Hoạt động 6:
Yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK rút ra kiến thức.
Hoạt động 7:
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để rút ra nguyên tắc và phương pháp điều chế KL Kiềm?
- GV dùng tranh vẽ giới thiệu sơ đồ điện phân NaCl nóng chảy trong công nghiệp.
- HS quan sát BTH nhỏ và vận dụng kiến thức lớp 10: nhóm kim loại Kiềm là nhóm IA, gồm Li, Na, K, Rb, Cs, Fr trừ H. Các nguyên tố này đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).
- HS quan sát và phân tích bảng 6.1- SGK
 rút ra nhận xét.
+ kim loại Kiềm có 1e ngoài cùng nằm ở phân lớp s là những nguyên tố s dễ nhừong 1e này để tạo ion dươngthể hiện tính khử.
+ Năng lượng ion hóa I1 giảm từ LiCs và nhỏ hơn các kim loại khàc trong cùng chu kì, tính khử tăng từ LiCs .
+ Trong hợp chất kim loại Kiềm có soh +1 vì nhừơng 1e.
+ E0 rất âm.
- HS quan sát thí nghiệm rút ra nhận xét Na mềm, nhẹ hơn nước, có ánh kim (khi chưa bị oxi hóa),t0nc thấptổng quát cho kim loại Kiềm.
- HS quan sát và phân tích bảng phụqui luật biến đổi t0nc , t0s , độ cúng giảm từ LiCs. Khối lượng riêng tăng từ LiCs .
- HS: nguyên tử kim loại Kiềm có 1e ngoài cùng năng lượng I1 thấp, cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khítkim loại Kiềm có tính khử mạnh (dễ nhường e).
- HS quan sát và nhận xét hiện tựong trắc nghiệm.
- lên bảng viết ptpư:
Na + O2
Na + HCl
Na + H2O
- HS vận dụng viết ptpư:
K+H2SO4(l)K2SO4+H2
4Li + O22Li2O
2Na + Cl22NaCl
2K+2H2O2KOH + H2
- HS kết luận: KL Kiềm có tính khử mạnh.
- HS tự nghiên cứu SGK
- HS tham khảo SGK 
nêu nguyên tắc và phương pháp.
Hoạt động 8: Củng cố:
	HS vận dụng làm 5 câu trắc nghiệm:
Cấu hình e của ion K+ là:
A. 1s22s22p63s23p64s1	B. 1s22s22p63s23p6
C. 1s22s22p63s23p64s2	D. 1s22s22p6
Chọn phát biểu sai: Từ LiCs thì:
A. Năng lượng ion hóa I1 giảm dần, t0nc và t0s giảm dần..	B. Khối lượng riêng tăng dần.
C.Tính khử giảm dần.	D. Bán kính tăng dần.
Để điều chế Na dùng pp nào sau đây?
A. Khử Na2O bằng CO nung nóng.	B. Dùng K đẩy Na ra khỏi dd muối NaCl
C. Điện phân dd NaCl có màng ngăn.	D. Điện phân muối NaCl nóng chảy.
Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra là bao nhiêu khi cho 0.115g Na vào 100ml dd HCl 0.1M?
A. 0.056ml	B. 0.56ml	C. 5.6ml	D.56ml.
Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 mẫu nhỏ natri vào nước?
A. Không có hiện tượng gì?	
B. Natri bốc cháy chạy trên mặt nước, có khói trắng tạo ra, kèm theo tiếng nổ lách tách.
C. Natri tan dần có sủi bọt khí thoát ra.
D. Natri bốc cháy tạo ra khói màu vàng.

File đính kèm:

  • docbai 28-KL kiem.doc
Giáo án liên quan