Bài giảng Tuần 15 - Tiết 29 - Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt (tiếp theo)

mục tiêu:

1.1. kiến thức : biết được:

mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- nhôm tác dụng với oxi.

- sắt tác dụng với lưu huỳnh.

- nhận biết kim loại nhôm và sắt.

1.2. kĩ năng:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 15 - Tiết 29 - Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Ngày dạy: ..
Tiết ppct: 29 Bài 23 THỰC HÀNH:
 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức : Biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
Nhôm tác dụng với oxi.
Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
1.2. Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và làm thí nghiệm.
2.TRỌNG TÂM:
Phản ứng Nhôm tác dụng với oxi.
Phản ứng Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: dd NaOH, bột Fe, bột Al, S.
Đinh sắt, dây nhôm
Ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, nam châm, đèn cồn, giá sắt
3.2. Học sinh: Kiến thức , mẫu tường trình thí nghiệm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: 
GV kiểm tra sỉ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: 
Kiểm tra dụng cụ, hóa chất
Các nhóm nhận dụng cụ, hóa chất.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1:GTB
GV: Các em sẽ thực hành một số thí nghiệm, biết được tính chất hóa học của nhôm, sắt với các chất khác nhau, giúp cho các em khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của nhôm và sắt.
2. Hoạt động 2: Thí nghiệm
Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm, thí nghiệm.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn H2.10/ 55 SGK 
HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm dưới sự của GV
GV: Các em hãy nhận xét hiện tượng và viết PTHH, giải thích
HS: Nhận xét hiện tượng: Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng, nhôm cháy trong oxi tạo thành nhôm oxit Al2O3
HS: Nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai, bổ sung.
HS: PTHH: 4Al + 3O2 2Al2O3
GV: Yêu cầu HS xác định màu của các chất 
HS: Al màu trắng, O2 không màu, Al2O3 màu trắng.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2/ SGK
HS: Làm thí nghiệm theo hướnng dẫn của giáo viên: Lấy 1 thìa nhỏ hỗn hợp sắt và lưu huỳnh (tỉ lệ 7 : 4) về thể tích khối lượng vào ống nghiệm
Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
GV: Yêu cầu HS quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắc của sắt và lưu huỳnh, hỗn hợp Fe, S và chất tạo thành.
HS: Nêu hiện tượng thí nghiệm:
+ Bột Fe màu trắng xám (bị nam châm hút)
+ Bột lưu huỳnh màu vàng nhạt 
+ Đun hỗn hợp cháy nóng đỏ, để nguội tạo thành chất rắn màu đen (nam châm không hút)
GV: Hướng dẫn HS dùng nam châm hút hỗn hợp trước và sau phản ứngđể thấy rõ về tính chất của chất tham gia và sản phẩm.
GV: Yêu cầu HS nhóm viết PTHH
HS: PTHH: Fe + S FeS
HS: Nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Nêu vấn đề: Có 2 lọ không nhãn đựng 2 kim loại: Al, Fe riêng biệt. 
Yêu cầu HS nêu cách nhận biết thí nghiệm trên
HS: Nêu lên cách làm thí nghiệm:
+ Lấy 1 ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2.
+ Nhỏ 1 – 4 giọt dd NaOH vào từng ống nghiệm.
GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm, quan sát, giải thích, viết PTHH (Cho đối tượng là HS khá giỏi)
HS: Hiện tượng: Ống nghiệm đựng Al có phản ứng sủi bọt khí, ống nghiệm đựng Fe không phản ứng
HS: PTHH: 
2Al + 2H2O + 2NaOH ® 2NaAlO2 + 3H2­
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm.
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Hoạt động 2: Tường trình
GV: Hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu
GV: Lưu ý HS: Mỗi thí nghiệm có: Hiện tượng, PTHH, hình vẽ minh họa.
HS: Viết bản tường trình tại lớp lấy một cột điểm TH.
GV: Đề nghị HS hoàn thành tốt.
I. Tiến hành thí nghiệm: 
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi.
Nhôm cháy trong oxi tạo thành nhôm oxit Al2O3 (chất rắn, màu trắng)
PTHH: 4Al + 3O2 2 Al2O3
 Trắng Không màu Trắng
2. Thí nghiệm 2:
 * Tác dụng sắt với lưu huỳnh.
- Bột Fe màu trắng xám
- Bột lưu huỳnh màu vàng nhạt
- Đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, hỗn hợp cháy nóng đỏ, toả nhiệt.
PTHH: Fe + S FeS
3. Thí nghiệm 3: 
Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe đựng trong 2 lọ không dán nhãn.
- Hiện tượng:
+ Ống nghiệm 1: Có khí không màu thoát ra là kim loại Al.
+ Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng đó là kim loại Fe.
PTHH: 
2Al + 2H2O + 2NaOH ® 2NaAlO2 + 3H2­
II. Tường trình thí nghiệm
 Viết theo mẫu qui định
4.4/ Củng cố và luyện tập :
- Giáo viên thu bảng tường trình
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thu dọn hóa chất, rửa ống nghiệm, thu dọn dụng cụ, vệ sinh phòng thí nghiệm
- Nhận xét buổi thực hành
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với tiết học này: 
+ Rút kinh nghiệm về thao tác thực hành, vệ sinh phòng học.
- Đối với tiết học sau:
 + Học kỹ tính kim loại tác dụng với phi kim
 + Học bài mới: Chương III: Phi Kim sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
 + T30: Tính chất của phi kim
 + Từ TCHH của kim loại đã học xét xem PK có những TCHH nào? 
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • docH9-29.doc