Bài giảng Tuần 14 - Tiết 41: Điều chế kim loại

Kiến thức :

Hiểu được :nguyên tắc điều và phương pháp chế kim loại:phương pháp điện phân ,nhiệt luyện ,thủy luyện .

Biết được :định luật Faradây và biểu thức tính khối lượng các chất thu được ở các điện cực .

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 14 - Tiết 41: Điều chế kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14,Tiết 41
NS
ND
ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức :
Hiểu được :nguyên tắc điều và phương pháp chế kim loại:phương pháp điện phân ,nhiệt luyện ,thủy luyện .
Biết được :định luật Faradây và biểu thức tính khối lượng các chất thu được ở các điện cực .
2.Kỹ năng :
- Lựa chọn một số phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
-Quan sát thí nghiệm ,hình ảnh ,sơ đồ rút ra nhận xét phương pháp điều chế kim loại.
-Viết các phương trình hóa học cụ thể điều chế kim loại.
-Giải được các bài tập :tính khối lượng kimloại bám trên điện cực hoặc các đại lượng khác có liên quan dựa vào công thức Faradây ,bài tập khác có nội dung liên quan.
B.CHUẨN BỊ
Giáo viên :bài dạy 
Học sinh :bài học
C.PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại ,gợi mở ,so sánh
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Oån định lớp
Kiểm tra miệng
Bản chất của sự ăn mòn hóa học và điện hóa có gì giống và khác nhau
Mô tả hiện tượng và giải thích hiện tượng quan sát được khi để một sợi dây đồng tiếp xúc với dây nhôm khi để lâu ngày trong không khí ẩm
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI
HĐ1 Nguyên tắc điều chế kim loại:
Trong tự nhiên ,ngoài Au ,Pt tồn tại dạng tự do ,hầu hết các kim loại khác tồn tại ở dạng nào?
Vậy muốn điều chế kim loại phải làm như thế nào ?
Hầu hết tồn tại dạng ion trong hợp chất .
Khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại .
I/Nguyên tắc điều chế kim loại:
Khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại:
Mn+ + ne -- > M
HĐ2 Phương pháp thủy luyện :
Kết hợp SGK ,cho biết nguyên tắc của phương pháp này ?
VD :điều chế Ag
Phương pháp này điều chế kim loại thế nào ?
HĐ3 Phương pháp nhiệt luyện :
Nguyên tắc của phương pháp này là gì ?
Phương pháp này điều chế kim loại như thế nào ?
Viết phương trình minh họa?
HS nêu
HS lên bảng
Điều chế kim loại có tính khử yếu 
Dùng chất khử thích hợp khử ion kim loại trong hợp chất oxít.
Điều chế kim loại có tính khử trung bình.
HS lên bảng 
II/Phương pháp điều chế kim loại:
1)Phương pháp thủy luyện (pp ướt)
_Nguyên tắc :hòa tan hợp chất của kim loại (quặng kim loại) bằng dung môi phù hợp rồi dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại thành kim loại .
_Điều chế kim loại có tính khử yếu :Cu ,Ag ,Hg 
VD :Đ/c Ag từ quặng Ag2S.
Ag2S + 4 NaCN à 2Na[Ag(CN)2] +Na2S
2Na[Ag(CN)2] + Zn à Na2[Zn(CN)4]+2Ag
2)Phương pháp nhiệt luyện :
-Nguyên tắc :dùng chất khử :CO, H2 ,C ,Alkhử ion kim loại trong hợp chất oxít ở nhiệt độ cao.
-Điều chế kim loại có tính khử trung bình :Zn ,Fe ,Sn ,Pb .
VD :Fe2O3 + 3CO à 2Fe +3CO2
2ZnS + 3O2 à ZnO + 2SO2
ZnO +C à Zn +CO
-Đối với kim loại kém hoạt động Ag ,Hg chỉ cần đốt cháy quặng 
HgS +O2 à Hg + SO2
HĐ4 Phương pháp điện phân:
Có mấy phương pháp điện phân ?
Nguyên tắc điện phân nóng chảy ?
Điều chế kim loại như thế nào ?
Cho vd
Nguyên tắc điện phân dung dịch ?
Điều chế kim loại như thế nào ?
Cho vd
So sánh điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch ?
Gồm 2:điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch .
Dùng dòng điện một chiều khử ion kim loại .
Điều chế kim loại có tính khử mạnh .
HS lên bảng .
Điện phân dung dịch muối.
Điều chế kim loại có tính khử trung bình.
HS theo dõi .
HS tự nhận xét .
3)Phương pháp điện phân:
a/Điện phân nóng chảy :
-Nguyên tắc :dùng dòng điện một chiều khử ion kim loại trong hợp chất muối ,axít , oxít .
-Điều chế kim loại có tính khử trung bình:Li ,Na ,K ,Al 
VD :Điện phân nóng chảy NaCl
NaCl àNa +1/2 Cl2
b)Điện phân dung dịch :
-Nguyên tắc :điện phân dung dịch muối bằng dòng điện .
-Điều chế kim loại có tính khử trung bình :sau Al..Cu .
VD :Viết sơ đồ điện phân dung dịch ZnSO4
Cực(-) ß dd ZnSO4 à cực âm (+)
Zn2+ ,H2O	 SO2-,H2O
Zn2+ + 2e à Zn 2H2O à4H+ O2+4e
HĐ5 Định luật Faradây :
Nêu công thức và giải thích các đại lượng liên quan
HS nêu
III/ Định luật Faradây:
m= 
với m :khối lượng chất thu được ở đcực(g)
 A :khối lượng mol nguyên tử
 I :cường độ dòng điện (A)
 n :số e trao đổi 
 t :thời gian (s)
 F :hằng số Farađây (F= 96500 culong/mol)
VD :Tính khối lượng Cu thu ở catot sau 1 giờ điện phân dung dịch CuCl2 với I=5A
Củng cố :
Có thể điều chế Ca bằng phương pháp nào ?
 A.Dùng Na đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2 nóng chảy .
 B. Dùng H2 (CO) khử CaO ở nhiệt độ cao.
 C.Nhiệt phân CaO ở nhiệt độ rất cao.
 D. Điện phân nóng chảy CaCl2.
Có thể điều chế Ag từ AgNO3 bằng cách nào ?
 A.Dùng kim loại mạnh hơn để đẩy Ag ra khỏi AgNO3.
 B.Điện phân dung dịch AgNO3.
 C.Điện phân dung dịch AgNO3 ở nhiệt độ cao .
 D.Dùng dung dịch HCl và NaOH.
3) Cho luồng khí H2 dư đi qua ống chứa CuO ,PbO ,MgO ,Al2O3 ,Fe2O3 nung nóng .Sau phản ứng hoản toàn ,chất rắn còn lại là:
 A.Cu ,PbO ,Fe ,MgO ,Al B.CuO ,Mg ,Al ,Fe ,PbO
 C.Cu ,Pb ,Fe ,MgO ,Al2O3 D.CuO ,PbO, Fe ,Mg, Al.
4) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với I=9.65A đến khi có khí bắt bầu thoát ra ở catốt thì dừng lại ,khối lượng Cu thoát ra là bao nhiêu nếu t = 40 phút :
 A. 8,67 g B. 7,68 g C. 6,4 g D. 3,2g
5) Cho 1.04 g hỗn hợp hai kim loại hòa tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu 0,672 lít H2 (đkc) ,khối lượng muối thu được là :
 A. 1,96 g B. 3,92 g C. 3,52 g D. 5,88g
Dặn dò
 1,2,3,4,5,6,7,8/ 140 (sgk)

File đính kèm:

  • docdieu che kim loai.doc