Bài giảng Tuần 14 - Tiết 27 - Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (tiếp theo)

Kiến thức : HS biết:

 - Khái niệm về sự ăn mòn kim loại.

 - Nguyên nhân làm kim loại không bị ăn mòn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn, từ đó biết cách bảo vệ các đồ vật bằng kim loại .

 2/ Kĩ năng :

 - Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh

 hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn .

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 14 - Tiết 27 - Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
Tuần 14 – Tiết 27 
NS: 15/ 11/ 2009
ND: 18/ 11/ 2009
 Bài 21
I/ Mục tiêu bài học :
 1/ Kiến thức : HS biết:
 - Khái niệm về sự ăn mòn kim loại.
 - Nguyên nhân làm kim loại không bị ăn mòn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn, từ đó biết cách bảo vệ các đồ vật bằng kim loại .
 2/ Kĩ năng : 
 - Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh 
 hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn .
 - Biết thực hiện các thí ngiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại
 Từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ kim loại .
II/ Chuẩn bị :
 1/ Giáo viên: Một số đồ dùng đã bị gỉ .
 2/ Học sinh : Chuẩn bị trước 1 tuần TN : Aûnh hưởng của các chất trong môi trường đến sự ăn mòn
kim loại . 
III/ PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thí nghiệm thực hành, đàm thoại, thảo luận.
IV/ Tiến trình bài giảng : 
 N DUNG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HĐ CỦA HỌC SINH
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ .
GV: 1/ So sánh thành phần, tính chất và nguyên tắc sản xuất của gang và thép ?
 2/ Làm bài tập 5/SGK/ 63.
HS: Trả lời lý thuyết :
GANG
THÉP
Thành phần
 Tính chất
Sản xuất
HS: Hai HS làm BT 5/SGK/63.
 Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới.
 GV: Hàng năm, thế giới mất đi khoảng 15% lượng gang , thép luyện được do kim loại bị ăn mòn . Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại ? Tại sao kim loại bị ăn mòn và có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ?
 Hoạt động 3 : I/ Thế nào là sự ăn mòn kim loại ?
Sự phá hủy kim loại,hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu vật, tranh ảnh đã chuẩn bị.
-Vỏ tàu bị ăn mòn
- Miếng sắt, con dao bị gỉ sét
Yêu cầu HS : - Dùng tay bẻ miếng Fe gỉ .
-Chú ý màu của gỉ sét, sự thay đổi về ánh kim, tính dẻo .
 GV: Yêu cầu HS nêu nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại 
+ Trong không khí có oxi
+ Trong nước mưa có axit yếu do có khí CO2 và một số khí khác hòa tan 
+ Trong nước biển có hòa tan muối NaCl, MgCl2 .
GV: Kim loại bị gỉ có tác hại gì ?
Hiện tượng kim loại bị gỉ gọi là sự ăn mòn kim loại.
 Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại ? 
GV: Lấy 3 vd về đồ vật bị ăn mòn kim loại xung quanh ta ?
GV: Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học ?
 Em hãy lấy ví dụ chứng minh ?
HS: Quan sát mẫu vật tranh ảnh
HS: Nhận xét :
-Gỉ sắt có màu nâu, giòn, xốp, dễ bị gãy, không còn tính chất của kim loại .
HS: Do kim loại tiếp xúc với những chất trong môi trường (nước, không khí, đất).
HS: Kim loại bị gỉ dẫn đến KL bị phá hủy và đồ vật bị hỏng .
HS: Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại .
HS : - Cầu sắt 
-Vỏ tàu thủy.
-Cửa sổ sắt. 
HS : Là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất này thành chất khác .
HS: Nêu ví dụ.
 Hoạt động 4 : II/ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ?
1/ Aûnh hưởng của các chất trong môi trường.
2/ Aûnh hưởng của nhiệt độ .
GV: YC HS quan sát, báo cáo các kết quả thí nghiệm H 2.9 
GV : Qua các hiện tượng trên các em có nhận xét gì ? 
GV: Điều kiện cần để kim loại bị ăn mòn là gì ?
GV: Tại sao thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn thanh sắt để nơi khô ráo thoáng mát .
GV: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ?
HS: Báo cáo kết quả:
-Oáng 1 : Đinh Fe trong kk khô không bị ăn mòn .
- Oáng 2: Đinh Fe trong nước có hòa tan khí oxi bi ăn mòn chậm.
- Oáng 3: Đinh Fe trong dd muối bị ăn mòn nhanh .
- Ống 4: Đinh Fe trong nước cất không bị ăn mòn .
HS: Sự ăn mòn kim loại kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần môi trường mà nó tiếp xúc
HS: Cần có cả nước và không khí 
HS: Thanh Fe tiếp xúc với nhiệt độ cao . 
HS: - Aûnh hưởng của các chất trong môi trường.
-Aûnh hưởng của nhiệt độ .
 Hoạt động 5 : III/ Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn ?
 - Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường .
 Vd : Sơn, mạ, bôi dầu mở lên bề mặt kim loại .
 - Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. 
Vd : Chế tạo thép không gỉ .
 GV : Từ nội dung (1), (2) và trong thực tế đời sống, hãy nêu biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn mà em biết . Giải thích ?
GV: Em hãy nêu ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình? 
GV : YC HS làm BT 5/ SGK/ 67.
GV : Gọi HS đọc đoạn “ Em có biết”
HS: -Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường 
HS: Vì ăn mòn kim loại xảy ra do kim loại tiếp xúc với môi trường .
HS: - Sơn mạ một số KL khác bên ngoài kim loại cần bảo vệ .
- Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn . Vd :Chế tạo thép không gỉ (inox) .
HS: Chọn câu a đúng .
HS: Đọc đoạn “Em có biết”
Hoạt động 6 : Dặn dò .
GV: - Về nhà học bài .
 -Làm lại các bài tập SGK/ 67.
 - Chuẩn bị tiết Luyện tập
 + Xem nội dung kiến thức cần nhơ.ù
 + Làm các bài tập SGK/ 69 .
HS: 
- Học bài và làm các bài tập SGK / 67.
* Chuẩn bị bài luyện tập .
 + Ghi nội dung kiến thức cần nhớ vào tập 
 + Làm trước các bài tập SGK/ 69 .
 * Bổ sung :--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Duyệt của tổ trưởng
Trần Văn Đỏ

File đính kèm:

  • docBai 21.doc