Bài giảng Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 17 : Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : Học sinh biết :

 - Vị trí của kim loại trong bảng hệ thống tuần hoàn.

 - Cấu tạo của nguyên tử kim loại và cấu tạo tinh thể của kim loại.

 - Liên kết kim loại.

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng từ vị trí của kim loại suy ra cấu tạo và tính chất, từ tính chất suy ra ứng dụng và phương pháp điều chế.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 17 : Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạng tinh thể (mạng tinh thể lục phương, lập phương tâm diện, lập phương tâm khối).
 2.Học sinh : 
III. PHƯƠNG PHÁP : 
 Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận, 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
uKiểm tra bài cũ:0’’
vVào bài mới: 1’’
wDạy bài mới: 33’’
I. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn: (8phút)
 - Nhóm IA ( trừ hidro), nhóm IIA, nhóm IIIA ( trừ bo) và một phần của nhóm IVA, VA, VIA.
 - Các nguyên tố nhóm IB đến VIIIB.
 - Họ latan và actini.
II. Cấu tạo của kim loại : (25phút)
 1. Cấu tạo nguyên tử:
- Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng ( 1,2 hoặc 3e).
- Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim.
2. Cấu tạo tinh thể:
 - Ở nhiệt độ thường các kim loại ở thể rắn (trừ thủy ngân ở thể lỏng) và có cấu tạo tinh thể.
 - Trong tinh thể kim loại,nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút mạng tinh thể. Các electron hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể. 
 a/ Mạng tinh thể lục phương 
 b/ Mạng tinh thể lập phương tâm diện
 c/ Mạng tinh thể lập phương tâm khối
 3. Liên kết kim loại:
Là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
 xCủng cố: 10”
yDặn dò:1”
Kim loại là những chất rất gần gũi với cuộc sống. Vậy kim loại có cấu tạo và vị trí như thế nào ?
Hoạt động 1
GV treo bảng tuần hoàn.
Các nhóm thảo luận để chỉ ra vị trí của các kim loại trong bảng tuần hoàn ?
GV bổ sung và kết luận các vị trí của kim loại
Hoạt động 2
* Viết cấu hình e của các nguyên tử : Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl ?
Hãy nhận xét về số e lớp ngoài cùng của KL so với PK?
GV treo bảng phụ về bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc chu kì 2.
* Nêu nhận xét về sự biến thiên của điện tích hạt nhân và bán kính nguyên tử của các ngtố trong cùng chu kì ?
Hoạt động 3
Giáo viên diễn giảng về cấu tạo tinh thể.
Giáo viên treo tranh vẽ các mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại.
Dưa vào hình vẽ GV diễn giảng về cấu tạo của các loại mạng tinh thể kim loại.
Hoạt động 4
* Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK và cho biết liên kết kim loại được hình thành như thế nào ?
* So với liên kết CHT và liên kết ion đã học thì có gì giống và khác nhau ?
GV bổ sung và kết luận
Gv đàm thoại gọi HS nhắc lại:
-Vị trí,cấu tạo của kim loại?
-Kn lk kim loại?so sánh lk kl với lk khác?
 - Học bài, làm các bài tập từ 1-9 sgk trang 82 và các bài tập trong sách BTHH sau bài này.
- Soạn bài mới : Tính chất của kim loại - Dãy điện hoá của kim loại.
HS quan sát vị trí của các kim loại quen thuộc
Học sinh thảo luận và trình bày
* Lần lượt các HS lên bảng viết :
Na :3s1,Mg :3s2, Al :3s23p1, Si :3s23p2,P : 3s23p3,S : 3s23p4, Cl : 3s23p5
Nguyên tử của hầu hết các KL đều có ít e ở lớp ngoài cùng(1e,2e,3e)
Hs quan sát và thảo luận
* Các ngtử KL có điện tích hạt nhân nhỏ và bán kính ngtử lớn hơn các ngtử PK
Học sinh chú ý và tham khảo sgk
HS quan sát, thảo luận và tham khảo thêm sgk
* Liên kết KL là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion KL trong mạng tinh thể do sự tham gia của các e tự do.
* Với liên kết CHT : Giống : đều có sự tham gia của các e. Khác : CHT là e chung còn LKKL là e tự do
* Với liên kết ion : Giống : đều có lực hút tĩnh điện. Khác : LK ion là giữa 2 ion trái dấu, còn LKKL là giữa ion KL và e tư do
 *TRẮC NGHIỆM:
Câu 1 : Hãy sắp xếp theo chiều bán kính tăng dần của các chất sau : Na, Mg, Al, Si.từ trái sang phải
 A. Si Al > Mg > Na.	C. Na > Mg > Si > Al.	D. Mg > Na > Al > Si.
 Câu 2 : Mạng tinh thể kim loại gồm :
 A. Nguyên tử,ion kim loại và các e độc thân.	B. Nguyên tử,ion kim loại và các e tự do.
 C. Nguyên tử kim loại và các e độc thân.	D. Ion kim loại và các e độc thân.
 Câu 3 : Cation R+có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tử R là :
 A. F 	B. Na 	C. K 	D. Cl
 Câu 4 : Tổng số hạt proton, notron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Tên nguyên tố là :
 A. Ag 	B. Cu 	C. Pb 	D. Fe
 Câu 5 : Hòa tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg, Fe trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6g khí hidro bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là :
 A. 36,7 	B. 35,7 	C. 63,7 	D. 53,7
 *RÚT KINH NGHIỆM & BỔ SUNG
Tuần : 13	 NS: 02. 11. 09
Tiết : 26	 ND:05. 11. 09
BÀI 18: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
 I MỤC TIÊU : 
 1.Kiến thức :
 - HS biết được tính chất vật lí chung và tính chất hoá học chung của kim loại, dãy điện hoá của kim loại.
 - HS hiểu nguyên nhân gây ra tính chất vật lí chung và tính chất hoá học chung của kim loại. Quy luật sắp xếp trong dãy điện hoá các kim loại và ý nghĩa của nó.
 2.Kỹ năng :
 - Từ vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo ngtử và từ cấu tạo ngtử suy ra tính chất của kim loại.
 - Dự đoán được chiều của pứ oxi hoá - khử dựa vào dãy điện hoá.
 - Viết được các PTHH của pứ oxi hoá - khử, chứng minh tính chất của kim loại.
 - Giải các bài tập về kim loại.
 II.CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên :
 Tranh vẽ dãy điện hoá của kim loại.
 Hoá chất : đinh sắt, dây đồng, dây nhôm, hạt kẽm, dd HCl , dd CuSO4, Na, H2O, dd phenoltalain, dd HNO3
 Dụng cụ : đèn cồn, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, giá thí nghiệm, kẹp gỗ , ống nhỏ giọt. . . . .và các dụng cụ các kim loại có độ dẫn nhiệt khác nhau.
 2 Học sinh : Soạn bài
 III.PHƯƠNG PHÁP :
 Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giảng, thảo luận và thí nghiệm trực quan
 IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
uKiểm tra bài cũ:5’’
vVào bài mới: 1’’
wDạy bài mới: 33’’
I. Tính chất vật lí : (33phút)
1. Tính chất vật lí chung : (5phút)
Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg ở thể lỏng) có tính dẻo, dẫn điện ,dẫn nhiệt và ánh kim .
2. Giải thích : (28phút)
 a/ Tính dẻo : (Au)
 Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách ra khỏi nhau nhờ những e tự do chuyển động dính kết chúng với nhau .
b/Tính dẫn điện : (Ag)
 Khi đặt một hiệu điện thế vào vào hai đầu dây kim loại những e chuyển động tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.
c/Tính dẫn nhiệt : (Ag)
 Các e trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng sang vùng có nhiệt độ thấp hơn và truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt được lan truyền từ vùng này đến vùng khác trong khối kim loại.
d/Ánh kim :
 Các e tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim
 * Tóm lại : tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các e tự do trong mạng tinh thể kim loại .
* Mặt khác : Kim loại còn có những tính chất vật lí khác như : tính cứng, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng rieng. Những tính chất này không chỉ nhờ các e tự do trong kim loại mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc, bán kính ngtử
xCủng cố: 5”
yDặn dò:1”
* Liên kềt kim loại là gì ? so sánh liên kết kim loại với liên kết ion và liên kết cộng hoá trị?
Từ đặc điểm cấu tạo ngtử và cấu tạo mạng tinh thể kim loại thì kim loại có những tính chất vật lí nào? Tại sao?
Hoạt động 1
* Hãy cho biết trạng thái vật lí của kim loại ở điều kiện thường ?
GV bổ sung và kết luận
Hoạt động 2
Gv chia lớp làm 4 nhóm và phân công thảo luận nguyên nhân gây ra các tính chất vật lí chung của kim loại và xác định ở mỗi tính chất kim loại nào mạnh nhất
]GV quan sát việc thảo luận của HS
GV nhận xét và bổ sung cho từng nhóm, sau đó kết luận
* Như vậy, những tính chất vật lí chung của kim loại do nguyên nhân chính là gì ? 
* Kim loại còn có những tính chất vật lí nào khác ?
* Kim loại nào cúng nhất, mềm nhất, nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất?
GV bổ sung và kết luận
Gv đàm thoại gọi HS nhắc lại:
-Tcvl chung của kim loại?giải thích?
-Tcvl khác của kim loại?giải thích?
-Học bài, làm bài tập 1 trong sgk trang 88 và các bài tập trong sách BTHH sau bài này. -Soạn phần tiếp theo của bài : Tính chất hoá học của kim loại.
Hs lên bảng trình bày
* Ở điều kiện thường các kim loại ở thể rắn
4 nhóm thảo luận trong 10 phút và trình bày vào phiếu học tập
Nhóm 1 : Thảo luận tính dẻo
Nhóm 2 : Thảo luận tính dẫn điện
Nhóm 3 : Thảo luận tính dẫn nhiệt 
Nhóm 4 : Thảo luận tính ánh kim
Các nhóm mang phiếu học tập lên bảng trình bày
* Đều do các e tự do trong kim loại gây ra
* Kim loại còn có tính cứng, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng.
* Cứng nhất : Cr, mềm nhất : kim loại kiềm (Cs), tonc cao nhất : W, thấp nhất : Hg
 *TRẮC NGHIỆM 
 Câu 1 : Vì sao kim loại có những tính de

File đính kèm:

  • dochoa(1).doc