Bài giảng Tuần 13 - Tiết : 25: Kiểm tra viết

KIỂM TRA VIẾT.

I.MỤC TIÊU:

. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về: hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học, phương trình hoá học.

. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết CTHH, PTHH, Sử dụng định luật bảo toàn vào giải toán hoá học.

3.Thái độ: HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> Ham thích học tập bộ môn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 13 - Tiết : 25: Kiểm tra viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/11/2008 
Ngày dạy :18/11/2008
Tuần 13
Tiết : 25
Kiểm tra viết.
I.Mục tiêu: 
. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về: hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học, phương trình hoá học. 
. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết CTHH, PTHH, Sử dụng định luật bảo toàn vào giải toán hoá học. 
3.Thái độ: HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> Ham thích học tập bộ môn.
II.Chuẩn bị: 
	1.Đồ dùng dạy học
+ giáo viên: Đề bài - Đáp án – Biểu điểm. 
+ Học sinh: Ôn tập. 
2.Phương pháp:kiểm tra
III các hoạt động dạy và học
	1/ ổn định.
	2/ Kiển tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3/ Đọc – Phát đề.
Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng sau:
 Bài 1: Dựa vào hoá trị của các nguyên tố, hãy cho biết công thức nào viết đúng trong các công thức sau:
 a/ Fe2O3 e/ CaCl
 b/ CO3 g/ Al(OH)2
 c/ MgO h/ Cu(OH)2
 d/ HCl3 i/ N2O5
Bài 2: Định luật bảo toàn khối lượng phát biểu theo cách nào đúng?
 a/ Tổng các chất tham gia bằng tổng các chất tạo thành.
 b/ Trong một phản ứng hoá học, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành.
 c/ Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
 d/ Câu b,và câu c đúng.
Phần II : Bài tập .
Bài 3: Cho sơ đồ của các phản ứng sau :
 a/ Al + H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2
 b/ Na + H2O ---> NaOH + H2
 c/ NH3 + O2 ---> NO + H2O
 d/ KMnO4 + HCl ---> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
Bài 4: Thành phần chính của đất đèn là Canxicácbua.Khi cho đất đèn hợp nước có phản ứng sau:
 Canxicácbua + Nước ---> Canxihiđrôxit + Khí axêtylen
a/ Viết công thức về khối lượng phản ứng.
b/ Cho 32 g Canxicácbua hợp nước thu được 37 g Canxihiđrôxit và 13 g khí axêtylen. Tính khối lượng nước cần dùng.
c/ (Dành cho học sinh lớp A)
Tính tỷ lệ % về khối lượng Canxicácbua có trong đất đèn. Biết rằng khi cho 80 kg đất đèn hợp 36 kg nước thu được 74 kg Canxihiđrôxit và 26 kg khí axêtylen.
Đáp án – Biểu điểm.
Bài 1: (2 điểm)
	Fe2O3, MgO, N2O5, Cu(OH)2	Mỗi ý 0,5 điểm. 
Bài 2: (1 điểm)
	c, Trong 1 phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia.
Bài 3: (4 điểm)
	Mỗi ý 1 điểm.
Bài 4: (3 điểm)
	a, 1,5 điểm
	b, 1,5 điểm.
	4/ Thu bài – Rút kinh nghiệm giờ kiểm tra.
	5/ Dặn dò: Đọc trước bài mới.
Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:15/11/2008 
Ngày dạy :22/11/2008
Tuần 13
Chương 3
Mol và tính toán hoá học.
Bài 18: Mol
I.Mục tiêu: 
. Kiến thức: + Biết và phát biểu đúng những khái niệm mol, khối lượng mol. Thể tích mol của chất khí. 
+ Biết số avôgađrô là con số rất lớn, có thể cân được bằng những đơn vị thông thường và chỉ dùng cho những hạt vi mô như nguyên tử, phân tử. 
. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính số nguyên tử, số phân tử (theoN) có trong mỗi lượng chất.
. Thái độ: Hiểu được khả năng sáng tạo của con người dùng đơn vị mol nguyên tử, phân tử trong nghiên cứu khoa học, đời sống, sản xuất. Củng cố kiến thức nguyên tử, phân tử là hạt thật. 
II.Chuẩn bị: 
1.Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ. 
2.Phương pháp:Nêu vấn đề,giải quyết ván đề,sử dụng bài tập,hoạt động nhóm
III các hoạt động dạy và học
Nội dung 
HĐ của Giáo viên
HĐ của Học sinh
 Hoạt động 1. ổn định tổ chức.
 Hoạt động 2. Kiểm tra:
 Hoạt động 3. Bài mới:
Hoạt động3. 1:
Tổ chức tình huống dạy học: 
Các em đã biết nguyên tử và phân tử có khối lượng, kích thước cực kỳ nhỏ bé (chỉ có thể nhìn thấy chúng bằng kính hiển vi điện tử có độ phóng đại hàng trăm triệu lần). Mặc dù vậy,Người nghiên cứu hoá học cần phải biết được số nguyên tử,phân tử của các chất tham gia và tạo thànhLàm thế nào để có thể biết được khối lượng hoặc thể tích khí các chất trước và sau phản ứng? Để thực hiện mục đích này, người ta đưa khái niệm mol vào môn hoá học. 
I/ Mol là gì?
+ Khái niệm : (SGK)
+ Ví dụ: 
1 mol phân tử H2O có chứa N phân tử H2O (hay 6.1023 phân tử ).
2 mol phân tử H2O có chứa 2N phân tử H2O (hay 12.1023 phân tử).
Hoạt động3.2: 
Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhóm trả lời câu hỏi đã viết sãn ra giấy và gắn lên bảng.
+ mol là gì?
+ 1 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt?
 + 1 mol phân tử hiđrô có chứa bao nhiêu phân tử hiđrô?
+ 1 mol phân tử H2O có chứa bao nhiêu phân tử H2O?
+ Hãy nhận xét các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử, số phân tử thế nào?
Giáo viên: Thông báo cho học sinh biết số 6.1023 được làm tròn từ số 6,02204.1023 .
+ Học sinh nhóm thảo luận và lần lượt phát biểu. 
+ Học sinh làm bài tập 1a, 1c, trang 65 SGK, ghi kết quả ra bảng con.
II/ Khối lượng mol là gì?
+ Khái niệm. (SGK)
+ ví dụ:
H = 1đvC đ 
 MH = 1 g
H2 = 2đvC đ
 MH2 = 2 g
Các chất có khối lượng mol khác nhau nhưng có số nguyên tử (phân tử) bằng nhau.
Hoạt động 3.3: 
Giáo viên: 1 nguyên tử (hay phân tử) không thể cân được nhưng N nguyên tử (hay phân tử) có thể cân được bằng gam. Trong hoá học , người ta thường nói là khối lượng mol nguyên tử sắt, khối lượng mol phân tử nước vậy khối lượng mol là gì?
Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi đã viết sãn ra giấy và gắn lên bảng.
+ Khối lượng mol là gì?
+ Cho biết NTK của sắt và khối lượng mol nguyên tử sắt ? (câu hoỉ như trên với: nguyên tử khối của H, phân tử khối H2, H2O, CO2,và MH, MH2, MH2O, MCO2).
+ Có nhận xét gì về khối lượng mol nguyên tử, phân tử với nguyên tử khối,phân tử khối?
+ Có nhận xét gì về khối lượng mol các chất với số nguyên tử (số phân tử). 
+ Học sinh nhóm thảo luận, phát biểu theo từng câu hỏi.
+ Học sinh làm bài tập 2a, 2c trang 66 SGK, ghi kết quả ra bảng con.
III/ Thể tích mol của chất khí là gì?
+ Khái niệm (SGK)
+ Ví dụ: ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc) 1 mol phân tử H2 có V = 22,4 lít
Hoạt động3. 4: 
Giáo viên: Các chất khác nhau thì khối lượng mol của chúng cũng khác nhau. Vậy 1 mol của những chất khí khác nhau thì thể của chúng có khác nhau không?
Chúng ta tìm hiểu thể tích mol của chất khí.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhóm trả lời câu hỏi:
+ Thể tích mol của chất khí là gì?
+ ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nhau, thể tích các khí H2, N2, CO2 thế nào?
+ ở điều kiện tiêu chuẩn thì thể tích các chất khí đó bằng bao nhiêu?
+ Có nhận xét gì về thể tích mol (ở đktc), Khối lượng mol và số phân tử các chất khí H2, N2, CO2?
Hoạt động 5: 
Vận dụng: Trả lời nhanh bài tập sau.
Có 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2. Hãy cho biết:
+ số phân tử của mỗi chất?
+ MH2, MO2?
+ Thể tích mol các khí trên ở đktc? 
Hướng dẫn về nhà. 
+ Làm các bài tập còn lại.
+ Học bài.
+ Đọc trước bài 19. 
+ Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. (các câu hỏi được viêt sẵn, gắn lên bảng)
+ làm bài tập 3a.
+ Học sinh nhóm ghi kết quả lên bảng con.
Chữ ký BGH
Ngày tháng năm 2008

File đính kèm:

  • docTuÇn 13.doc
Giáo án liên quan