Bài giảng Tuần 12 - Tiết 24 - Bài 18: Nhôm (tiết 1)
1/ Kiến thức: HS biết được:
- Tính chất vật lý của kim loại nhôm: nhẹ, dẽo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Tính chất hóa học của nhôm: Al có những tính chất hóa học của kim loại nói chung (tính chất với phi kim, với dd axit, với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn.
Ngoài ra Al còn có phản ứng với dd kiềm giải phóng khí hiđro.
Tuần 12 – Tiết 24 NS: 02/ 11/ 2009 ND: 05/ 11/ 2009 Bài 18 NHÔM I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: HS biết được: - Tính chất vật lý của kim loại nhôm: nhẹ, dẽo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. - Tính chất hóa học của nhôm: Al có những tính chất hóa học của kim loại nói chung (tính chất với phi kim, với dd axit, với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn. Ngoài ra Al còn có phản ứng với dd kiềm giải phóng khí hiđro. 2/ Kỹ năng: - Biết dự đoán tính chất hóa học của nhôm từ tính chất của kim loại nói chung và các kiến thức đã biết, vị trí của nhôm trong dãy HĐHH, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán: đốt bột nhôm, tác dụng với dd H2SO4 loãng, tác dụng với dd CuCl2. - Dự đoán Al có phản ứng với dd kiềm không và dùng TN để kiểm tra dự đoán. - Viết được các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của nhôm ( trừ phản ứng với kiềm). II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: + Dụng cụ: đèn cồn, lọ nhỏ, giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ. + Hóa chất: dd AgNO3, HCl, CuCl2, NaOH, bột nhôm, dây Al, một số đồ dùng bằng Al, Fe. 2/ Học sinh: Xem trước nội dung bài Nhôm, một số đồ dùng bằng nhôm, sắt. III/ PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại. IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: NỘI DUNG HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm diện học sinh Kiểm tra bài cũ. GV: Dãy hoạt động hóa học của kim loại được sắp xếp như thế nào? Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học? GV: Gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét – chấm điểm cho HS. HS: * Dãy hđhh của một số kim loại: K, Na, Mg, Zn, Fe Pb, H, Cu, Ag, Au. * Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học: - Mức độ hđhh của các kim loại giảm dần từ trái qua phải. - KL đứng trước Mg pứ với nước ở đk thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2. - KL đứng trước H pứ với một số dd axit (HCl, H2SO4l) giải phóng khí H2. - KL đứng trước(trừ Na,K..) đẩy KL đứng sau ra khỏi dung dịch muối. HS: Nhận xét. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. GV: Các em đã biết tính chất của kim loại. Hãy tìm hiểu tính chất của một kim loại cụ thể có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất, đó là nhôm. Nhôm có tính chất vật lý và hóa học nào? Các em hãy dự đoán và nêu những tính chất em đã biết về nhôm? Hoạt động 3: I/ Tính chất vật lý - Al là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim. - Nhẹ ( d = 2,7g/cm3) - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt - Có tính dẻo. GV: Nêu 1 số tính chất vật lý của nhôm mà em biết? Tại sao em biết được điều đó? GV: Thông báo thêm: khối lượng riêng, độ dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy. GV: YC HS tóm tắt lại tính chất vật lý của Al. GV bổ sung thêm thông tin: Al có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo dài thành sợi ( giấy gói bánh kẹo). HS: Nêu tchất vật lý của Al: - Al là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim. - Nhẹ ( d = 2,7g/cm3) - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt - Có tính dẻo. HS: Tóm tắt tính chất vật lý của Al ghi bài. Hoạt động 4: II/ Tính chất hóa học. 1/ Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại không? a/ Phản ứng của Al với phi kim: * Với oxi: Nhôm cháy trong oxi tạo thành Al2O3 4Al + 3O2 2Al2O3 Tr k.m tr * Với pkim khác: như S, Cl2 * Kết luận: Al pứ với oxi tạo thành oxit và pứ với nhiều pkim khác như Cl2, S b/ Phản ứng của Al với dd axit. Nhôm pứ với dung dịch HCl, H2SO4l giải phóng khí H2 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 c/ Phản ứng của Al với dd muối. Nhôm phản ứng với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới. PT: 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu * KL: Nhôm có những tính chất hhọc của kim loại. 2/ Nhôm có tính chất hh nào khác? Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm. GV: YC HS dự đoán tính chất hóa học của Al. GV: Muốn kiểm tra dự đoán về tính chất hóa học của nhôm có đúng hay không, ta làm thế nào? GV: Phản ứng của Al với oxi trong kk ntn? GV: Thực hiện TN biểu diễn đốt bột nhôm trong không khí, nêu hiện tượng? GV: Gọi 1 HS viết phương trình phản ứng? GV: Ở điều kiện thường, Al phản ứng với oxi (trong kk) tạo thành lớp Al2O3 mỏng, bền vững. Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho Al tác dụng trực tiếp với oxi (trong kk) và nước. GV: Nhôm tác dụng được với nhiều phi kim khác như Cl2, S. GV: Gọi 1 HS nêu kết luận. GV: Nhận xét – YC HS ghi bài. GV: HD HS làm thí nghiệm: * TN1: Cho dây Al vào ống nghiệm đựng dd HCl. * TN2: Cho 1 sợi dây Al vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2. * TN3: Cho một sợi dây Al vào ống nghiệm 3 có chứa dd AgNO3. GV: Gọi HS nêu hiện tượng: GV: Gọi HS lên bảng viết phương trình hóa học. GV bổ sung: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội ( vì vậy có thể dùng các bình Al để đựng H2SO4 đ, HNO3đ). GV: HD HS làm thí nghiệm 2, 3 và rút ra nhận xét: GV: Gọi HS nêu hiện tượng TN2: GV: Gọi HS nêu hiện tượng của TN3: GV: YS HS lên bảng viết phương trình phản ứng. GV: Qua các TN đã làm ở trên, các em hãy nêu câu trả lời cho dự đoán ( kết luận về tính chất hh) GV: Nêu kết luận – HS ghi bài. GV: Liệu Al có phản ứng với dung dịch kiềm không? GV nêu vấn đề: Vậy làm thế nào biết dược câu trả lời đúng? Các em hãy tiến hành ng / cứu TN. GV: Gọi HS nêu hiện tượng: GV giải thích: Nhôm tác dụng với dd kiềm giải phóng khí hiđro. GVKL: Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm. GV: YC HS kết luận về tchất hóa học của nhôm. GV: Chốt lại tính chất hóa học của nhôm: + Al có các tính chất chung của kim loại. + Al có phản ứng với dung dịch kiềm. HS: Nhôm có tính chất hóa học của kim loại. HS: Làm TN để kiểm tra tính chất hóa học của Al. HS: Quan sát TN của GV Nêu hiện tượng: - Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng. PT: 4Al + 3O2 2Al2O3 HS: Viết ptpứ: 2Al + 3Cl2 2AlCl3 HS: Al pứ O2 tạo thành oxit và pứ với nhiều phi kim khác như S, Cl2 muối. HS: Làm TN theo nhóm. HS: Làm thí nghiệm 1: HS: Nhôm có pứ với dung dịch HCl, H2SO4l. HS: Có sủi bọt, Al tan dần. HS: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 HS: Làm TN Al tác dụng với dd CuCl2, dd AgNO3. HS: - Có chất rắn màu đỏ bám bên ngoài dây nhôm - Màu xanh của dd CuCl2 nhạt dần, Al tan dần. HS: Có chất rắn màu trắng xanh bám vào dây nhôm, dây Al tan dần. HS:2 HS lên bảng viết pt. 2Al+3CuCl22AlCl3+3Cu Al + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3Ag HS: Ghi bài. HS1: Al không pứ với dd kiềm vì bazơ không tác dụng với kim loại. HS2: Không biết. HS: Tiến hành TN HS: Bọt khí không màu thoát ra, nhôm tan dần. HS: Ghi nhận. HS: Nêu kết luận về tính chất hóa học của nhôm. Hoạt động 5: III/ Ứng dụng. - Dùng làm đồ dùng trong gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng. - Đuyra ( hợp kim của nhôm) nhẹ và bền dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ôtô GV: YC HS kể các ứng dụng của nhôm trong thực tế. GV: Gọi 1 vài HS bổ sung. GV: Gọi HS nhận xét GV: Nhận xét YC HS ghi bài. GV: Chốt lại kiến thức cần nhớ. HS: Kể các ứng dụng của nhôm. HS: Bổ sung HS: Ghi bài. Hoạt động 6: IV/ Sản xuất nhôm. Điện phân Al2O3 tạo thành nhôm và khí oxi. PT: 2Al2O3 4Al + 3O2 GV: YC HS nghiên cứu SGK và trả lời: Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì? GV: Ở nước ta, quặng boxit có ở đâu? GV: Phương pháp nào được dùng để sản xuất Al? Có thể dùng CO, C, H2 để khử Al2O3 được không? GV: YC HS tóm tắt nội dung cần nhớ. HS: Quặng boxit. HS: Ở nhiều nơi trên đất nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn, khoảng 30 triệu tấn , ở Tây nguyên hàng tỉ tấn. HS: Phương pháp điện phân: có thể dùng CO, C, H2 để khử Al2O3 HS: Tóm tắt: như nd SGK. Hoạt động 7: Kiểm tra đánh giá – dặn dò. * Kiểm tra đánh giá: * Dặn dò: GV: YC HS nhắc lại nội dung của bài. GV: Gọi HS khác nhận xét – GV nhận xét. GV: * Học thuộc bài Nhôm * Làm BT 1,2,3,4,5,6/ SGK / 58. * Chuẩn bị: “ Sắt” + Sắt có những tính chất những tính chất vật lý nào? + Sắt có những tính chất hóa học của kim loại không? HS: Nêu lại nội dung chính của bài. * Nhôm phản ứng với phi kim: 4Al + 3O2 2Al2O3 2Al + 3Cl2 2AlCl3 * Nhôm phản ứng với axit: 2Al + 6HCl AlCl3 + 3H2 * Nhôm phản ứng với dd muối: 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu HS: * Học thuộc bài Nhôm * Làm BT 1,2,3,4,5,6/ SGK / 58. * Xem trước bài: “ Sắt” + Sắt có những tính chất những tính chất vật lý nào? + Sắt có những tính chất hóa học của kim loại không? Duyệt của tổ trưởng Trần Văn Đỏ
File đính kèm:
- Bai 18.doc