Bài giảng Tuần 12 - Tiết 24 - Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại

- Dạy lớp :

A. Mục tiêu :

- Học sinh biết dãy hoạt động hoá học của kim loại

- Hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại

- Biết cách tiến hành nghiên cứu 1 số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại mạnh, kim loại yếu

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 12 - Tiết 24 - Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 Bài 17 DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC 
Tuần 12 CỦA KIM LOẠI 
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Học sinh biết dãy hoạt động hoá học của kim loại 
- Hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại
- Biết cách tiến hành nghiên cứu 1 số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại mạnh, kim loại yếu 
B. Đồ dùng dạy học :
- Dụng cụ :
 1 giá ống nghiệm, 1 ống nhỏ giọt, 6 ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 cốc thuỷ tinh
- Hoá chất : 
 CuSO4 , AgNO3 , HCl, phenol, Na, đinh sắt, dây đồng 
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài :10’
- Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hoá học của kim loại ? Viết các phương trình hoá học để minh hoạ .
- Giới thiệu : Mức độ hoạt động khác nhau của các kim loại được thể hiện như thế nào ? Có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với các chất khác hay không ? Ta cùng xét bài 17 
2. Phát triển bài : 26’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
20’
6’
I. Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào ?
- Thí nghiệm 1 :
+ Cho Fe vào CuSO4 (1)
+ Cho Cu vào FeSO4 (2)
- Kết quả :
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
- Kết luận :
Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng 
Ta xếp : Fe , Cu
- Thí nghiệm 2 :
+ Cho Cu vào AgNO3 (1)
+ Cho Ag vào CuSO4 (2)
- Kết quả :
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
- Kết luận 
Đồng hoạt động mạnh hơn bạc
Ta xếp : Cu , Ag
- Thí nghiệm 3 :
+ Cho Fe vào HCl (1)
+ Cho Cu vào HCl (2)
- Kết quả :
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
- Kết luận : Ta xếp : Fe , H , Cu
- Thí nghiệm 4 :
+ Cho Na vào H2O (1)
+ Cho Fe vào H2O (2)
- Kết quả :
2Na + H2O 2NaOH + H2
- Kết luận : 
Na hoạt động mạnh hơn Fe
Ta xếp : Na , Fe
Qua nhiều thí nghiệm, người ta sắp xếp các kim loại thành 1 dãy, theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học :
K,Na,Mg,Al,Zn,Fe,Pb,H,Cu,Ag,Au
III. Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào ?
- Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải 
- Kim loại đứng trước Mg, phản ứng được với nước ở điều kiện thuờng, tạo thành kiềm và giải phóng khí hiđro
- Kim loại đứng trước hiđro đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit
- Kim loại đứng trước ( trừ K,Na . . . ) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối 
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 1 . Ghi nhận hiện tượng và viết phương trình ?
- Nhận xét gì qua thí nghiệm 1 ?
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 2 : Cho Cu vào AgNO3 . Quan sát hiện tượng - Nhận xét ( Ống 2 chỉ mô tả )
- Kết luận 
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 3 . Nhận xét và viết phương trình 
- Kết luận 
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 4 ( lưu ý mỗi cốc nước nhỏ vào vài giọt phenol ) . Quan sát hiện tượng và viết phương trình ?
- Kết luận 
- Qua 4 thí nghiệm em hãy sắp xếp các kim loại lại thành 1 dãy theo chiều hoạt động hoá học giảm dần ?
- Giới thiệu dãy hoạt động hoá học của kim loại
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào ?
( Gợi ý :
+ Tính kim loại từ trái sang phải ?
+ Kim loại nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường ?
+ Kim loại đứng sau hiđro có đẩy được hiđro không ? 
+ Kim loại đứng truớc có đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối không ? )
- Kết luận 
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm
 - Kết quả : Ống 1 có phản ứng ; ống 2 không phản ứng 
- Sắt mạnh hơn đồng 
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm 
- Nhận xét : Đồng mạnh hơn bạc
- Tiến hành thí nghiệm . Kết quả : Ống 1 có phản ứng ; ống 2 không phản ứng 
- Tiến hành thí nghiệm 4 
- Nhận xét : Ống 1 xảy ra phản ứng ; ống 2 không phản ứng 
- Sắp xếp :
Na,Fe,H,Cu,Ag
- Ghi kết luận
- Đọc SGK
- Ghi nhớ ý nghĩa 
3. Củng cố : 3’
Gọi 1 học sinh viết lại dãy hoạt động hoá học của kim loại
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4 . Dùng kim loại nào ( Fe,Zn,Cu,Mg )để làm sạch dung dịch ZnSO4 . Giải thích và viết phương trình ?
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : 1,3,4 SGK
- Xem trước bài 18

File đính kèm:

  • docTiết 24 Bài 17 DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI.doc