Bài giảng Tuần 12 - Tiết 24 - Bài 17: Bài luyện tập 3 (tiếp theo)

Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về:

 - Phản ứng hóa học (Định nghĩa, bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết).

 - Định luật bảo toàn khối lượng (phát biểu, giải thích và áp dụng).

 - Phương trình hoá học (biểu diễn phản ứng hoá học, ý nghĩa).

 2. Kỹ năng:

 - Phân biệt được hiện tượng hóa học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 12 - Tiết 24 - Bài 17: Bài luyện tập 3 (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vật lí, hiện tượng hoá học phù hợp với quá trình trong bảng sau:
Quá trình
HTVL
HTHH
a.Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
b.Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
c. Bỏ nhôm vào dd axit clohiđric HCl thấy có bọt khí hiđro thoát ra và dd còn lại chứa chất tan là nhôm clorua AlCl3.
d. Dây tóc trong bóng đèn điện nóng đỏ và phát sáng mỗi khi có dòng điện chạy qua.
2/ a. Lập phương trình hoá học của phản ứng sau: 
 Al + HCl ---> AlCl3 + H2. 
 b. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng. 
1/- Hiện tượng vật lí: a, b, d
 - Hiện tượng hoá học: c
2/ 
a. PTHH: 
 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2.
b. Tỉ lệ số nguyên tử Al : Số phân tử HCl : Số phân tử AlCl3 : Số phân tử H2 = 2 : 6 : 2 : 3
2
5
3
 3. Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài: ( 1/ ) 
 Để củng cố các kiến thức về hiện tượng hoá học, phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học. Đồng thời nắm chắc việc áp dụng định luật và cách lập phương trình hoá học, hôm nay các em học “Bài luyện tập 3”. 
 * Tiến trình bài dạy:
TG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10’
HĐ1: Kiến thức cần nhớ 
I / KIẾN THỨC CẦN NHỚ: 
- Yêu cầu HS dựa vào kết quả phần kiểm tra bài cũ hãy trả lời các câu hỏi sau:
1) Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học khác nhau như thế nào?
2) Quá trình biến đổi từ nhôm và axit clohiđric thành nhôm clorua và hiđro gọi là gì?
3) Bản chất của phản ứng hóa học?
 * Chiếu bài tập trắc nghiệm lên bảng: Chọn phương án đúng trong các phương án sau:
Trong một phản ứng hoá học,
A. tổng khối lượng của các sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
B. tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
C. tổng khối lượng của các sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
- Chuẩn xác kiến thức
4) Định luật bảo toàn khối lượng?
5) PTHH dùng để biểu diễn gì? Các bước lập phương trình hóa học? Ý nghĩa PTHH?
– Hiện tượng vật lý: Không có sự biến đổi về chất. Hiện tượng hóa học: có sự biến đổi chất này thành chất khác.
– Quá trình biến đổi từ nhôm và axit clohiđric gọi là phản ứng hóa học.
– Trong phản ứng hóa học: chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử biến đổi (chất biến đổi), còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.
- B đúng
- “Trong phản ứng hoá học tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”
– PTHH biểu diễn ngắn gọn PƯHH.
– Ba bước lập PTHH:
   Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm
   Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố
Hiện tượng vật lí
Hiện tượng hóa học
Phản ứng hóa học
Bản chất của phản ứng hóa học
Nội dung của định luật bảo toàn khối lượng
PTHH (định nghĩa, các buớc lập PTHH, ý nghĩa)
   Viết PTHH 
– Ý nghĩa: PTHH cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng.
- TB: Đây là những kiến thức cần nhớ của chương 2 (SGK)
* Chuyển ý: 
? Với kiến kiến thức đã học ở chương 2 và những bài tập đã chuẩn bị, chúng ta có thể giải được những dạng bài tập nào?
- Các em sẽ lần lượt giải các dạng bài tập đã nêu:
- Giải được 3 dạng bài tập: Phản ứng hoá học, vận dụng định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.
25’
HĐ 2: Bài tập
II. BÀI TẬP:
* Dạng 1: Phản ứng hoá học
 * GV Chiếu đề bài tập 1 lên bảng 
- Yêu cầu HS 
* Dạng 1: Phản ứng hoá học
* Thảo luận nhóm (4’)
(Ghi kết quả vào mảnh bìa)
Bài tập 1 : Cho biết sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí N2 và khí H2 tạo ra ammoniac NH3
H 
H 
H 
N 
H 
H 
N 
N 
H 
H 
H 
H 
H 
N 
H 
H 
Hãy cho biết :
a) Tên các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng.
b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi? phân tử nào được tạo ra?
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao 
nhiêu, có giữ nguyên không ?
- Gọi các nhóm nhận xét.
* Thảo luận nhóm (4’)
- Ghi kết quả vào mảnh bìa
a) Các chất tham gia: Hidro, nitơ. Chất sản phẩm: Ammoniac
b)- s Trước phản ứng: 2H liên kết với nhau và 2N liên kết với nhau.
 s Sau phản ứng: cứ 3H liên với 1N.
 -s Phân tử bị biến đổi: H2, N2.
 s Phân tử được tạo ra : NH3.
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng giữ nguyên: nguyên tử Nitơ là 2, nguyên tử hiđro là 6.
1) Bài 1-SGK tr 60) 
Giải:
a) Các chất tham gia: Hidro, nitơ. Chất sản phẩm: amoniac.
b)s Trước phản ứng: 2H liên kết với nhau và 2N liên kết với nhau.
 s Sau phản ứng: cứ 3H liên với 1N.
 s Phân tử bị biến đổi: H2, N2.
 s Phân tử được tạo ra : NH3.
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng giữ nguyên, số nguyên tử N là 2 và số nguyên tử H là 6.
- Hoàn thiện bài giải
* Liên hệ và giáo dục: Phản ứng giữa N2 và H2 tạo NH3 xảy ra ở nhiệt độ thíc hợp, áp suất cao và có sắt làm xúc tác. NH3 là nguyên liệu dùng để điều chế phân đạm và một số chất quan trọng khác.
- Xem ảnh nhà máy phân đạm
* Chuyển tiếp: Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng. Vậy việc tính khối lượng các chất trong phản ứng như thế nào? Để thực hiện điều này, ta sang dạng 2.
* Dạng 2: Bài tập có vận dụng định luật bảo toàn khối lượng
2) Chiếu đề bài 2 (tr 60, 61-SGK) lên màng hình.
? Em hãy xác định ý 1, ý 2?
 Cho HS thực hiện cá nhân, nhận xét và bổ sung cho nhau 
– GV chuẩn xác.
 (Bài 2 SGK tr 60, 61)
- Trả lời cá nhân, nhận xét và bổ sung cho nhau:
 Đáp án: D
1) Bài 2 tr 60, 61-SGK 
 Giải:
Đáp án: D đúng
* Thảo luận theo bàn (3’)
3) Bài 3- SGK tr 61
* Chiếu đề bài tập 3 SGK tr 61 lên bảng 
* Hướng dẫn HS thực hiện từng bước sau:
a. Viết công thức khối lượng.
b.- Tính đã phản ứng
 - Tính tỉ lệ % CaCO3 trong đá vôi.
* Gọi 1 HS lên bảng giải, các HS khác nhận xét
- GV chuẩn xác bài giải
? Từ bài 3, nếu phản ứng có n chất và biết khối lượng của 
(n-1) chất ta sẽ tính được khối lượng của chất còn lại (áp dụng định luật BTKL)
Thảo luận theo bàn (3’)
3) Bài 3- SGK tr 61
 Đọc đề bài 3 và thực hiện theo hướng dẫn của GV:
a- Công thức khối lượng:
b-= 140 + 110 = 250(kg)
-%CaCO3== 89,3%
2) Bài 3- SGK tr 61
Giải:
a) Công thức khối lượng:
b)=140 + 110 = 250 (kg)
Tỉ lệ % CaCO3 trong đá vôi.
%CaCO3== 89,3%
* Chuyển tiếp: Bài tập 1 và 3 có phản ứng hoá học xảy ra. Vậy lập PTHH của phản ứng như thế nào? Để giải quyết điều này, các em thực hiện dạng 3.
Dạng 3: Phương trình hoá học 
Bài 4 trang 60 – SGK
* Chiếu đề bài 4 trang 60 – SGK lên màng hình.
1) Bài 4 trang 60 – SGK)
* Yêu cầu HS thảo luận nhóm (theo kĩ thuật “khăn trải bàn”) (6’)
Thông báo:
 - Bước 1 (3’): cá nhân đọc đề, thực hiện bài giải khung ngoài khăn trải bàn.
 - Bước 2 (3’): Thư kí ghi lại những nội dung trùng lặp của các cá nhân vào khung giữa của khăn trải bàn 
* Hướng dẫn:
a. Dựa vào công thức hoá học các chất phản ứng và sản phẩm để lập phương trình hoá học
b. Dựa vào hệ số các chất trong phản ứng để rút ra tỉ lệ cần tìm.
- Bước 1: cá nhân thực hiện
- Bước 2: Thư kí ghi lại những nội dung trùng lặp của các cá nhân vào khung giữa của khăn trải bàn
- Yêu cầu 2 nhóm treo kết quả lên bảng.
- Đại diện 2 nhóm treo kết quả lên bảng
- Gọi đại diện nhóm còn lại nhận xét kết quả của 2 nhóm trên bảng.
- Nhận xét
- GV: Chuẩn xác kiến thức, chiếu kết quả lên bảng 
a. PTHH:
- HS về giải bài tập 4 vào vở
Giải:
a. PTHH:
b. Tỉ lệ:
- Số phân tử C2H4 : Số phân tử O2 = 1 : 3
(Cứ 1 phân tử C2H4 phản ứng với 3 phân tử O2).
- Số phân tử C2H4 : Số phân tử CO2 = 1 : 2
(Cứ 1 phân tử C2H4 phản ứng tạo ra 2 phân tử CO2).
b. Tỉ lệ:
- Số phân tử C2H4 : Số phân tử O2 = 1 : 3
(Cứ 1 phân tử C2H4 phản ứng với 3 phân tử O2).
- Số phân tử C2H4 : Số phân tử CO2 = 1 : 2
(Cứ 1 phân tử C2H4 phản ứng tạo ra 2 phân tử CO2).
Bài tập 5:
- GV ghi và chiếu đề bài 5 lên 
bảng
Bài tập 5:
2) Bài tập 5:
Lập phương trình hoá học các sơ đồ phản ứng sau:
a) R + 02 ---> R203
b) R + H2S04---> R2(S04)3 + H2
c*) R + HCl ---> RCln+ H2
- Gọi 1 HS lên bảng giải
? Nhận xét?
- Chuẩn xác bài giải.
Lập phương trình hoá học các sơ đồ phản ứng sau:
a) R + 02 ---> R203
b) R + H2S04 --->R2(S04)3 + H2
c*) R + HCl ---> RCln+ H2
- Giải
- Nhận xét
Giải:
Các phương trình hoá học
a) 4R + 302 ® 2R203
b)2R+3H2S04 ®R2(S04)3 + 3H2
c*) 2R + 2nHCl ® 2RCln+ nH2
1’
HĐ 3: CỦNG CỐ
TB: Các em đã giải 3 dạng bài tập của chương 2, nhưng trong thực tế có những bài tập tổng hợp. Để giải bài tập tổng hợp, các em phải phân tích từng phần để áp dụng phương pháp giải phù hợp. 
 4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2/) 
 + Các em về nhà ôn tập kĩ “kiến thức cần nhớ” 
 + Làm bài tập: 5/61-SGK và các bài tập: 17.1, 17.4, 17.7, 17.9 trang 20, 21-SBT. 
 * Hướng dẫn bài tập 5a trang 61-SGK:
 a) Xác định x, y: - Dựa vào hoá trị Al và nhóm (SO4)
 - Dựa vào qui tắc hoá trị
 - Lập tỉ 

File đính kèm:

  • docHoa 9.doc
Giáo án liên quan