Bài giảng Tuần 12 - Tiết : 23: Phương trình hoá học

I.Mục tiêu:

. Kiến thức: + Hiểu được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm CTHH của các chất tham gia và sản phẩm với các hệ số thích hợp.

+ ý nghĩa của phương trình hoá học là cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

. Kĩ năng: Rèn kỹ năng lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm.

3.Thái độ: HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> Ham thích học tập bộ môn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 12 - Tiết : 23: Phương trình hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :8/11/2008
Ngày dạy 11/11/2008
Tuần 12
	Tiết : 23 Phương trình hoá học .
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan: . Lập phương trình chữ của phản ứng hoá học,xác định chất tham gia ,chất tạo thành.Công thức hoá học
I.Mục tiêu: 
. Kiến thức: + Hiểu được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm CTHH của các chất tham gia và sản phẩm với các hệ số thích hợp.
+ ý nghĩa của phương trình hoá học là cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. 
. Kĩ năng: Rèn kỹ năng lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm. 
3.Thái độ: HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> Ham thích học tập bộ môn.
II.Chuẩn bị: 
1.Đồ dùng dạy học 
+ Bảng phụ. 
2.Phương pháp:Nêu vấn đề,giải quyết ván đề,sử dụng bài tập,hoạt động nhóm
III.Các hoạt động dạy và học: 
Nội dung
HĐ của Giáo viên
HĐ của Học sinh
III. ý nghĩa của phương trình hoá học.
1, ý nghĩa: Phương trình hoá học cho biết tỷ lệ số nguyên tử số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
2HgO ->2Hg + O2 (1)
2 Fe(OH)3 -> Fe2O3 +3 H2O3 (2)
VD: 
2HgO ->2Hg + O2 (1)
Số phân tử HgO: Số nguyên tử Hg: Số phân tử O2 = 2 : 2 : 1
Hiểu là: Cứ 2 phân tử HgO phân huỷ tạo ra 2 ngtử Hg và 1 phân tử O2
PT(1): Số phân tử HgO : số nguyên tử Hg : số phân tử O2 = 2 : 2 : 1
Từ (2).
2Fe(OH)->Fe3 +3H2O
Tỷ lệ số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử nước = 2 : 2 : 3.
Cứ 2 phân tử Fe(OH)3 phân huỷ tạo ra 3 phtử H2O
IV. Vận dụng:
1. Bài tập 4 - Tr/ 58 SGK
Na2CO3 + CaCl2 -> CaCO3+ 2 NaCl
Tỷ lệ số phân tử của Na2CO3
.
2. Bài tập5 (Tr58 - Sgk)
- Phương trình hoá học:
Mg +H2SO4 -> MgSO4 + H2 
Tỷ lệ số nguyên tử Mg với số phân tử MgSO4 và với số phân tử H2 đều là: 1 : 1.
( Tuỳ chọn)
3. Bài tập 7:
a. 2 Cu + O2 -> 2CuO
b.Zn +2HCl->ZnCl2+H2
c. CaO + 2 HNO3 - > Ca(NO3)2 + H2O 
Hoạt động 1. ổn định tổ chức.
Hoạt động 2. Kiểm tra:
Hãy nêu các bước lập phương trình hoá học?cho vd?
Hoạt động 3. Bài mới: GV giới thiệu phần mở đầu như Sgk
HĐ3.1.ý nghĩa của phương trình hoá học.
- Kiểm tra: Chữa bài tập 3 - tr/ 58 ( Sgk).
- GV dùng phương trình hoá học (1) của bài tập 3 để vào bài.
- GV nêu vấn đề: Phương trình hoá học cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng tỷ lệ này bằng đúng học sinh mỗi chất trong phân tử
- Số: GV yêu cầu học sinh tìm tỷ lệ số nguyên tử số phân tử trong PT(1); Trong bài tập 3 học sinh vừa giải trên bảng.
- Hỏi: từ tỷ lệ số nguyên tử số phân tử của PT(1) con hiểu như thế nào về tỷ lệ đó.
- GV bổ sung: Lưu ý thường chỉ quan tâm đến tỷ lệ từng cặp chất.
VD: cứ 2 phân tử HgO phân huỷ tạo ra 2 nguyên tử Hg.
Hay: Cứ 2 phân tử HgO phân huỷ tạo ra 1 phân tử O2 .
- GV yêu cầu học sinh làm phiếu học tập cá nhân với VD (2)
- GV yêu cầu HS kiểm tra chéo bài làm của bạn dựa trên đáp án của GV.
- GV: Từ những ví dụ trên con cho biết phương trình hoá học có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động3.2 Vận dụng:
- GV treo bảng phụ đầu bài bài tập 4 Tr/ 58.
- Yêu càu 1 học sinh đọc đầu bài, các nhóm làm bài tập ra phiếu học tập nhóm.
Sau đó GV gọi 1 học sinh đại diện lên viết thành phương trình hoá học
-> 4 HS nhóm lên nêu tỉ lệ số phân tử của các cặp chất: 
Na2CO3 với CaCl2 
Na2CO3 với CaCO3
CaCl2 với CaCO3
Na2CO3 với NaCl
- GV treo bảng phụ đầu bài bài tập 5.
- Gọi 1 học sinh đọc đề.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Gọi 1 học sinh đọc đề.
- GV gợi ý học sinh: Những ngtử hoặc nhóm ngtử có mặt trước phản ứng thì cũng có mặt sau phản ứng để học sinh dự đoán các chất tham gia và các chất T.T ( sự phản ứng của chất TN còn do nó có tác dụng như thế không? - sẽ được học bài sau)
HĐ4. Củng cố:
Học sinh đọc phần (3) kết luận SGK.
Các bước lập phương trình hoá học : Chú ý bước 3
( Gọi là lập phương trình hoá học - Không gọi là cân bằng phương trình hoá học).
HĐ5. Dặn dò: Bài tập: 4, 6 ( TR 58 - Sgk)
 16.4; 16.5; 16.6; 16.7 ( Tr 19, 20 - Sgk)
- HS ghi bài giảng lên bảng:
 Học sinh thảo luận nhóm và đại diện các nhóm trả lời.
- HS làm phiếu học tập các nhân. Từ (2).
- Học sinh đọc đề.
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- 1 HS đại diện nhóm viết thành phương trình hoá học.
- 4 HS / 4 nhóm nêu tỷ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng.
- HS ở dưới lớp có thể tìm thêm tỷ lệ của các chất khác 
- Học sinh đọc đề.
- Viết phương trình hoá học vào vở nháp.
- Theo dõi bài làm của bạn.
- Học sinh đọc đề.
- Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập vào phiếu học tập nhóm.
- 3 Học sinh lên bảng trình bày ý kiến đại diện cho 3 nhóm.
- Học sinh khác bổ sung
Ngày soạn :8/11/2008
Ngày dạy 15 /11/2008
Tuần 12
Tiết : 24 Bài luyên tập 3.
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan: . phản ứng hoá học (định nhgiã, bản chất,điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết) về định luật bảo toàn khối lượng (phát biểy, ghi đúng và áp dụng) và về phương trình hoá học . 
I.Mục tiêu: 
. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phản ứng hoá học (định nhgiã, bản chất,điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết) về định luật bảo toàn khối lượng (phát biểy, ghi đúng và áp dụng) và về phương trình hoá học . 
. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân biệt được hiện tượng hoá học, lập phương trình hoá học khi biết các chất tham gia và sản phẩm. 
3.Thái độ: HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> Ham thích học tập bộ môn.
II.Chuẩn bị: 
1.Đồ dùng dạy học 
+ Các phiếu học tập (theo nội dung triển khai trong tiết dạy).
+ Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng:
	N2 + H2 đ NH3 (bài tập 1/61 SGK). 
2.Phương pháp:Nêu vấn đề,giải quyết ván đề,sử dụng bài tập,hoạt động nhóm
III.Các hoạt động dạy và học: 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Xác định hiện tượng vật lý hiện tượng hoá học.
a. Dây sắt được cắt nhỏ tường đoạn và tán thành đinh.
b. Hoà tan Axitaxetic vào nước dung dịch Axitaxetic loãng.
c. Đốt cháy sắt trong oxi thu được chất sắt màu nâu đen ( Fe3O4).
d. khi mở nút chai nước giải khát có ga thấy có bọt khí.
2. Định luật bảo toàn khối lượng.
- Công thức:
ma + mb =mc + md
a. Phát biểu định luật.
b. Giải thích.
c. Bài tập vận dụng
* Bài tập 3:
a. mCaCO3 + mCaO + mCO2.
b. Khối lượng CaCO3 đã phản ứng. 
140 + 110 = 250 kg.
- Tỉ lệ % về khối lượng của CaCO3 trong đá vôi.
%CaCO3 =.100% = 89,3%.
3. PTHH
- PTHH biểu diễn PƯHH.
- Gồm CTHH của các chất tham gia và sản phẩm với hệ số thích hợp.
 1 HS giải bài tập 4.
* Bài tập 4.
a, Phương trình hoá học của phản ứng.
C2H4 +3O2->2CO2+2H2O
b, Cứ 1 phân tử Etilen tác dụng với 3 phân tử oxi 
Cứ 1 phân tử C2H4 phản ứng tạo ra 2 phân tử H2O.
Hoạt động 1. ổn định.
Hoạt động 2. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ luyện tập.
Hoạt động 3. Bài mới
HĐ3.1. Xác định hiện tượng vật lý hiện tượng hoá học.
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh yêu cầu học sinh chuẩn bị các câu hỏi ( phần 1)
- GVhỏi thêm:
+ Hiện tượng hoá học là gì?
+ Thế nào là phản ứng hoá học?
Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
+ Bản chất của phản ứng hoá học là gì?
+ Điều kiện của phản ứng hoá học?
* Hỏi: 
+ Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng - Viết công thức về khối lượng.
+ Giải thích.
+ Gọi 2 học sinh giải BT (3) và BT ( 4).
- Giáo viên gợi ý BT( 3) Trong đá vôi ngoài CaCO3 còn có tạp chất.
-> Tính thành phần % CaCO3.
HĐ3.2 PTHH
- GV dùng phương pháp đàm thoại.
+ PTHH biểu diễn điều gì?
+ PTHH gồm những gì?
+ Để lập PTHH ta cần phải làm gì?
- Học sinh nhóm thảo luận sau đó ghi lại, hiện tượng vào phiếu học tập cá nhân.
- Phát biểu khi giáo viên yêu cầu.
- Nhận xét bổ sung.
- HS phát biểu định luật
- Giải thích định luật.
- 1 HS lên bảng giải bài tập 3
 Phát biểu định luật.
Giải thích.
 Bài tập vận dụng
HS:trả lòi
1 HS giải bài tập 4.
II. Bài tập
1. Bài tập 1 trang 60:
a, Chất tham gia: Khí Nitơ, khí Hiđro. Chất SP: Khí Amoniăc.
b, Trước phản ứng, hai nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử Nitơ cũng vậy. sau phản ứng cứ 3 nguyên tử H liên kết với 1 ngtử N.
Phân tử H2 và phân tử N2 biến đổi và phân tử NH3 được tạo ra.
c, Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng nguyên tử H là 6 và nguyên tử N là 2.
2. Bài tập 5 trang 61.
a, Chỉ số x = 2; y = 3.
b, Phương trình hoá học.
Al+3CuSO4->Al2(SO4)3+3Cu
Tỉ lệ số ngtử Al : Số ngtử Cu = 2 : 3
Tỉ lệ số phân tử CuSO4 ; số phtử Al2(SO4)3 là:3 : 1.
HĐ3.3 Bài tập
- GV sử dụng hình vẽ sơ đồ phản ứng giữa N2 và H2.
- Gọi 1 Hs đọc đề bài tập (1)
- GV dùng phương pháp đàm thoại hướng dẫn học sinh giải bài tập và giải thích
- GV treo bảng phụ đầu bài bài tập (5)
- gọi 1HS đọc đề.
* Hỏi: Muốn tìm x; y trong công thức AlX(SO4)Y ta phải căn cứ vào đâu?
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
HĐ4. Củng cố: Các bước lập PTHH?
 ý nghĩa của PTHH?
HĐ5. Hướng dân về nhà: Ôn tập các kiến thức cơ bản của chương theo bài ôn tập.
Làm bài tập 2 ( Trang 60 Sgk) ; 17.2; 17.4; 17.5; 17.8; 
Trang 20 - 21 ( SBT) - chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
- HS đọc đề
- Theo dõi hình vẽ và trả lời các câu hỏi.
- Học sinh cá nhân làm vào phiếu học tập
- 2 Học sinh trao đổi bài chấm chéo.
- Báo cáo kết quả.
Chữ ký BGH
Ngày ..tháng.năm 2008

File đính kèm:

  • docTuÇn 12.doc