Bài giảng Tuần 12 - Tiết 23: Dãy hoạt động hoá học của kim loại
1 Kiến thức:
Học sinh biết được dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Học sinh hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.
1.2 Kỹ năng:
- Vận dụng được ý nghĩa dy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dd axit, với nước và với dd muối
một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động hóa học mạnh yếu, từ đó biết cách sắp xếp của dãy. - Viết được PTHH, xét phản ứng của kim loại với chất khác có xảy ra không? 1.3 Thái độ: Vận dụng những hiểu biết để làm bài tâp, tích cực tìm hiểu và từ đó kích thích lòng yêu thích bộ môn. 2. NỢI DUNG HỌC TẬP Dãy hoạt đợng hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào ? Ý nghĩa dãy hoạt đợng hoá học của kim loại. 3.CHUẨN BỊ 3.1 GV: tranh H2.7 SGK /52 Hóa chất: đinh sắt, dd CuSO4, dây đồng, dd FeSO4, dd AgNO3, dd HCl, Na, H2O, giấy phenolphtalêin. Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thủy tinh, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt. 3.2 HS: đọc bài ở nhà, bài 17:” Dãy hoạt động hóa học của kim loại” SGK / 52 Viết dãy sắp xếp hoạt đợng hoá học của kim loại. Dãy hoạt đợng hoá học của kim loại có ý nghĩa gì ? 4. TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức & kiểm diện:Kiểm tra sĩ sớ HS 4.2 Kiểm tra miệng Câu hỏi: Câu 1: kim loại có những tính chất hóa học nào? Viết PTHH minh họa.(9đ) Câu 2: viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau đây:( 8đ) Zn + H2SO4 Zn + AgNO3 Na + S Ca + Cl2 Trả lời: GV: gọi 2 HS làm bài. HS1: Kim loại tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối hoặc oxit bazơ. PTHH: 3Fe + 2 O2 Fe3O4 2Na + Cl2 2NaCl Một số kim loại tác dụng được với dung dịch axit (HCl, H2SO4 l) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro. PTHH: Zn + 2HCl " ZnCl2 +H2 Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới PTHH: Cu + 2AgNO3 " Cu(NO3 )2 + 2Ag HS 2: Zn + H2SO4 " ZnSO4 +H2 Zn + 2AgNO3 " Zn(NO3 )2 + 2Ag Na + S Na2S Ca + Cl2 CaCl2 GV: gọi 1 HS khác ở lớp nhận xét, sửa sai nếu có và kết luận chấm điểm cho 2 HS. 4.3Tiến trình bài học HOẠT ĐỢNG 1: (20’) I.Dãy hoạt đợng hoá học của kim loại (1) Mục tiêu: Kiến thức: - Học sinh biết được dãy hoạt đợng hoá học của kim loại được sắp xếp như thế nào? - Học sinh hiểu được sự sắp xếp phải theo mợt quy luật có trật tự. Kĩ năng: Học sinh thực hiện được những thí nghiệm đơn giản, mô tả hiện tượng, nhận xét, và rút ra kết luận kim loại nào đứng trước hay sau ; kim loại nào mạnh hay yếu .. (2) Phương pháp, phương tiện, dạy học: nêu và giải quyết vấn đề; vấn đáp, tìm tòi; sử dụng thí nghiệm. (3) Các bước của hoạt đợng: HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV:hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 - Cho đinh sắt vào ống 1 đựng dd CuSO4 và cho mẩu dây đồng vào dd FeSO4. -Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích, viết PTHH. HS: làm thí nghiệm, xong trả lời. - Hiện tượng:ống 1:có lớp màu đỏ bám vào đinh sắt, ống 2: không có hiện tượng. - Giải thích: ở ống 1: sắt đẩy đồng ra khỏi dd CuSO4, lớp màu đỏ là đồng. PTHH: Fe + CuSO4 " FeSO4 + Cu (r) (dd) (dd) (r) Trắng xám xanh biển lục nhạt đỏ Cu + FeSO4 : không phản ứng. GV:em hãy nêu nhận xét hoạt động hóa học của 2 kim loại này? HS: sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng. GV: vậy ta xếp sắt đứùng trước đồng: Fe, Cu. GV: đưa tranh H2.7 SGK /52 lên bảng và mô tả thí nghiệm. - Cho mẩu dây đồng vào ống nghiệm 1 đựng dd AgNO3 và mẩu dây bạc vào ống nghiệm 2 đựng dd CuSO4. - Dựa vào tranh nêu hiện tượng xảy ra, giải thích, viết PTHH. HS: nhìn vào tranh trả lời: - Hiện tượng :ống 1: có chất rắn màu xám bám vào dây đồng, còn ống 2: không có hiện tượng. - Giải thích: ở ống 1 : đồng đẩy được bạc ra khỏi dd muối AgNO3 - PTHH: Cu + 2AgNO3 " Cu(NO3)2 + 2Ag (r) (dd) (dd) (r) Đỏ không màu xanh lam xám Ag + Cu(NO3)2 : không phản ứng. GV: các nhóm khác có bổ sung điều gì không? GV: em hãy nêu nhận xét hoạt động hóa học của 2 kim loại này? HS: đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc GV: vậy ta xếp 2 kim loại này như thế nào? HS: ta xếp đồng đứng trước bạc: Cu, Ag. GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3: - Cho đinh sắt và lá đồng vào 2 ống nghiệm riêng biệt. Tiếp theo cho từ 1 – 2 ml dd HCl vào từng ống nghiệm. - Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích, viết PTHH. HS: làm thí nghiệm, xong trả lời: - Hiện tượng: ống 1: trên bề mặt sắt có bọt khí thoát ra, còn ống 2: không có hiện tượng. - Giải thích: ở ống 1: sắt đẩy được hiđro ra khỏi dd axit, còn đồng thì không. - PTHH: Fe + 2HCl " FeCl2 + H2 # Cu + HCl : không phản ứng. GV: nhóm khác có bổ sung gì không? GV: 2 kim loại sắt và đồng ta sắp xếp như thê nào? HS: ta xếp sắt đứng trước hiđrô, còn đồng thì đứng sau hiđrô : Fe, (H) , Cu. GV: làm thí nghiệm 4: - Có 2 cốc đựng nước: cho mẩu Natri vào cốc 1, đinh sắt vào cốc 2. - Nêu hiện tượng xảy ra? HS:quan sát, trả lời: Hiện tượng: cốc 1: mẩu natri nóng chảy thành giọi tròn chạy trên mặt nước và tan dần, còn cốc 2: không có hiện tượng. GV:dùng 2 mẩu giấy phênolphtalêin nhúng vào 2 cốc, ta có điều gì? HS: cốc 1: làm cho phênphtalêin không màu chuyển sang hồng. GV:vì sao phênolphtalêin không màu chuyển sang hồng ? HS: dd trong cốc 1 là kiềm. GV: em hãy viết PTHH xảy ra. HS: 2Na + 2H2O " 2NaOH + H2 # Fe + H2O : không phản ứng. GV: :em hãy nêu nhận xét hoạt động hóa học của 2 kim loại này? Và chúng được sắp xếp như thế nào? HS: Natri hoạt động hóa học mạnh hơn sắt Ta xếp natri đứng trước sắt: Na, Fe. GV:các em cần lưu ý rằng: ngay ở đk thường kim loại Na phản ứng được với nước, và phản ứng này tỏa nhiều nhiệt rất nguy hiểm, cho nên sử dụng kim loại natri hết sức cẩn thận! GV: căn cứ vào kết quả của 4 thí nghiệm trên, ta xếp các kim loại này thành dãy như thế nào? HS:Na, Fe, (H), Cu, Ag GV: bằng nhiều thực nghiệm các nhà hóa học đã xếp được kim loại thành dãy theo chiều mức độ hoạt động hóa học giảm dần , đó là:K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Thí nghiệm 1: - PTHH: Fe + CuSO4 " FeSO4 + Cu (r) (dd) (dd) (r) Trắng xám xanh biển lục nhạt đỏ Cu + FeSO4 : không phản ứng. - Vậy: sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng. Ta xếp sắt đứùng trước đồng: Fe, Cu. Thí nghiệm 2: - PTHH: Cu + 2AgNO3 " Cu(NO3)2 + 2Ag (r) (dd) (dd) (r) Đỏ không màu xanh lam xám Ag + Cu(NO3)2 : không phản ứng. - Vậy: đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc. Ta xếp đồng đứng trước bạc: Cu, Ag Thí nghiệm 3: - PTHH: Fe + 2HCl " FeCl2 + H2 # Cu + HCl : không phản ứng. -Vậy: sắt đẩy được hiđro ra khỏi dd axit, còn đồng thì không. Ta xếp: sắt đứng trước hiđrô, còn đồng thì đứng sau hiđrô : Fe, (H) , Cu. Thí nghiệm 4: PTHH : 2Na + 2H2O " 2NaOH + H2 # Fe + H2O : không phản ứng. Vậy: Natri hoạt động hóa học mạnh hơn sắt Ta xếp natri đứng trước sắt: Na, Fe. Kết luận: Ta có dãy hoạt động hóa học của một số kim loại được xếp theo mức độ giảm dần đó là:K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. HOẠT ĐỢNG 2: (10’) II.Dãy hoạt đợng hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào ? (1) Mục tiêu: Kiến thức: - Học sinh hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt đợng hoá học của kim loại. Kĩ năng: Vận dụng làm mợt sớ bài tập hoá học. (2) Phương pháp, phương tiện, dạy học: vấn đáp, tìm tòi, thảo luận nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn), giấy Ao, bút dạ. (3) Các bước của hoạt đợng: HOẠT ĐỢNG CỦA GV VÀ HS NỢI DUNG BÀI HỌC GV: nhìn vào dãy hoạt động hóa học của kim loại cho ta biết điều gì? HS: Làm việc theo khăn trải bàn, nêu các ý nghĩa của dãy hoạt động hĩa học của kim loại. GV:Gọi 2,3 nhĩm trình bày và nhận xét. Kết luận - Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải. - Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2 - Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit( HCl, H2SO4 loãng..) giải phóng khí H2 - Kim loại đứng trước (trừ Na, K) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Bài tập: (gv: dùng bảng phụ đưa bài tập lên bảng) 1. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần? K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe 2. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho: nhôm vào dung dịch đồng (II) clorua? Đáp án: chọn C. Hiện tượng:có lớp màu đỏ bám vào lá nhôm, dd nhạt màu dần và cuối cùng là không màu. PTHH: 2Al + 3CuCl2 " 2AlCl3 + 3Cu Tích hợp GD hướng nghiệp: GV: Dãy hoạt động hĩa học của kim loại cĩ ý nghĩa như thế nào trong sản xuất hĩa học ? HS: giúp chúng ta làm việc một cách cĩ khoa học, khơng máy mĩc, mị mẫn và tiết kiệm thời gian nghiên cứu vấn đề cũng như trong việc thử nghiệm; tiết kiệm hĩa chất. Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết: - Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải. - Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2 - Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit( HCl, H2SO4 loãng..) giải phóng khí H2 - Kim loại đứng trước (trừ Na, K) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. 5.TỞNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.1 Tởng kết GV: Em hãy trình bày 1 phút với nội dung sau: Dãy hoạt động hĩa học của kim loại cho em biết ý nghĩa gì ? GV: Tóm tắt ý nghĩa của
File đính kèm:
- Bai 17 Day hoat dong hoa hoc cua kim loai.docx