Bài giảng Tuần 11 - Tiết 22 - Bài 16: Phương trình hoá học (tiếp theo)

:MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1.Kiến thức: Biết được phương trình dùng để biểu diển phản ứng hoá học.

 Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập công thưc hoá học và viết PTHH.

3.Thái độ: Yêu thích môn học và có tinh thàn tưong tác nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 11 - Tiết 22 - Bài 16: Phương trình hoá học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 20/10/2008
Tiết 22 Ngày dạy: 23/10/2008
Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
I:MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1.Kiến thức: Biết được phương trình dùng để biểu diển phản ứng hoá học.
 Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm 
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập công thưcù hoá học và viết PTHH.
3.Thái độ: Yêu thích môn học và có tinh thàn tưong tác nhóm. 
II:CHUẨN BỊ:
1.GV: Hình 2.5/ 48 SGK.
 Bảng phụ. 
2. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổ định lớp (1’): 8A1.../ 8A2/
2. Bài cũ(10’):
 HS1: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng và biểu thức của định luật.
 HS2: Sữa bài tập 3/ 54 SGK.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Làm cách nào để biểu diễn một phản ứng hoá học? Cách biểu diễn ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Phương trình hoá học(17’)
-GV: Từ phương trình chữ bài tập số 3, yêu cầu HS viết phương trình hoá học bằng cách thay CTHH của các chất.
-GV: Yêu cầu HS so sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế trong PT trên.
-GV: Hướng dẫn HS cách để cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
-GV: Yêu cầu HS so sánh tiếp.
-GV: Hường dẫn HS cân bằng Mg.
-GV: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau Phương trình đã lập đúng 
-GV: Phân biệt các số trong phương trình hoá học. 
-GV: Treo hình 2.5 SGK và yêu cầu HS viết phương trình phản ứng giữa H và O theo các bước hướng dẫn của GV.
-HS: Viết PTHH theo hướng dẫn của GV:
 Mg + O2 MgO
-HS: Dựa vào PTHH để so sánh.
-HS: Thực hiện cân bằng theo hướng dẫn của GV:
 Mg + O2 2MgO
-HS: Oxi bằng nhau
 Mg không bằng nhau.
-HS: Thực hiện:
 2Mg + O2 2MgO
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Viết PTHH
 Hidro + Oxi nước
 2H2 + O2 2 H2O
I. Lập phương trình hoá học
1. Phương trình hoá học
-Ví dụ1 :
 2Mg + O2 " 2MgO
Ví dụ 2:
Hidro + Oxi " nước
2H2 + O2 "2 H2O
Hoạt động 2: Các bước lập phương trình hoá học(10’)
-GV: Qua 2 ví dụ trên các nhóm hãy thảo luận và cho biết các bước lập phương trình hoá học ?
-GV: Đưa bài tập: biết photpho khi bi đốt cháy trong oxi thu được hợp chất diphotpho pentaoxit. Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng. 
-HS: Các bước lập phương trình hoá học:
B1: Viết sơ đồ phản ứng
B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
B3: Viết phương trình hoá học 
-HS: Suy nghĩ và thực hiện viết PTHH:
 4P + 5O2 2P2O5
2. Các bước lập phương trình hoá học:
B1: Viết sơ đồ phản ứng
B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
B3: Viết phương trình hoá học 
4P + 5O2 " 2P2O5
4. Củng cố (6’):
 Bài tập: Cho sơ đồ phản ứng:
Fe + Cl2 -----> FeCl3
SO2 + O2 -----> SO3
Na2SO4 + BaCl2 -----> NaCl + BaSO4
 Lập sơ đồ các phản ứng trên
5. Nhận xét, dặn do(1’)ø:
 Về nhà học bài. 
 Bài tập về nhà: 2,3,4,5,7SGK/ 57.
 Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 12 Ngày soạn: 26/10/2008
Tiết 23 Ngày dạy: 
Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC (tt)
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Nắm được ý nghĩa của phương trình hoá học.
 Biết xác định tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. 
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập công thưcù hoá học.
3.Thái độ: Yêu thích môn học có tinh thâøn tương tác nhóm .
II.CHUẨN BỊ:
1.GV: Bảng phụ có sẵn bài tập.
2.HS: Xem trước bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 8A1/. 8A2/. 
2. Kiểm tra bài cũ(10’):
 HS1: Nêu các bước lập phương trình hoá học.
 HS2, 3: Sữa bài tập 2,3 SGK/54.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ở tiết trước chúng ta đã hocï về cách lập phương trình hoá học. Vậy khi nhìn vào một phương trình hoá học thì chúng ta biết được điều gì?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của phương trình hoá học(10’)
-GV: Ở tiêùt trước chúng ta đã học về cách lập phương trình hoá học. Vậy nhìn vào một phương trình chúng ta biết được những diều gì?
- Gọi đại diện nhóm lên trả lời.
-GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ.
-GV: Vậy các em hiểu tỉ lệ trên là như thế nào?
-GV: Em hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong các phân tử ở bài tập 2 SGK /54.
-HS: Thoả luận trong 3’ và trả lời câu hỏi.
-HS: Đại diện các nhóm trả lời.
-HS: Lấy ví dụ:
 4Al + 3O2 2Al2O3
Tỉ lệ Al : O2 : Al2O3 = 4 : 3 : 2.
-HS: Trả lời câu hỏi của GV.
Bài 2: 
a. 4Na + O2 2Na2O.
Tỉ lệ Na : O2 : Na2O = 4:1 : 2
b. P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Tỉ lệ P2O5 : H2O : H3PO4 = 
= 1 : 3 : 2.
II. Ý nghĩa của phương trình hoá học
Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số phân tử, nguyên tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng 
Ví dụ: 2H2 + O2 "2H2O
Ta có tỉ lệ: Số phân tử H2, số phân tử O2, số phân tử H2O: 2:1:2
- Tỉ lệ đó có nghĩa là cứ 2 phân tử Hidro tác dụng vừa đủ với 1 phân tử oxi tạo ra 2 phân tử nước
Hoat động 2: Luyện tập(23’).
-GV: Yêu cầu HS chắc lại các bước lập phương trình hoá học. 
-GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và làm bài tập 4,5,6,7.
-GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên trả lời
-HS: Nêu các bước lập phương trình hoá học.
-HS: Thảo luận và làm bài:
Bài 7:
a. 2 Cu + O2 CuO
b. Zn + 2HCl ZnCl2 +H2
c. CaO+ 2HNO3 Ca(NO3) +H2O
Bài 4:
Na2CO3+CaCl2"CaCO3+2NaCl
Tỉ lệ: 1: 1: 1: 2
Bài 5:
Mg + H2SO4 " MgSO4 H2
Tỉ lệ: 1: 1: 1: 1
Bài 6:
4P + 5O2 2P2O5
Tỉ lệ: 4: 5: 2
4. Nhận xét, dặn dò (1’):
 Làm lại các bài tập vào vở.
 Xem trước “Bài luyện tập 3”.
5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 16 phuong trinh hoa hoc.doc
Giáo án liên quan