Bài giảng Tuần 1 - Tiết 2 - Bài 1: Tính chất hóa học của oxit khái quát về sự phân loại oxit (tiếp)

Kiến thức:

 - HS biết được những tính chất hóa học của oxit:

 + Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.

 + Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.

 - HS biết phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.

 2/ Kĩ năng:

 - Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ.

 - Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của một số oxit.

 - Phân biệt được một số oxit cụ thể.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 2 - Bài 1: Tính chất hóa học của oxit khái quát về sự phân loại oxit (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
 Tiết 2
 Chương I : CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
TÍNH CHÂT HÓA HỌC CỦA OXIT
KH QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
 Bài 1
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức:
 - HS biết được những tính chất hóa học của oxit:
 + Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
 + Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
 - HS biết phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
 2/ Kĩ năng: 
 - Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ.
 - Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của một số oxit.
 - Phân biệt được một số oxit cụ thể.
II/CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên:
 + Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thủy tinh.
 + Hóa chất: CuO, CaO, CO2, P2O5, dd HCl, dd Ca(OH)2, phenolphtalein.
 + Bảng phụ: Ghi các thí nghiệm 1,2,3/ SGK/ 4.
 2/ Học sinh: Ôn lại định nghĩa oxit, cách phân loại oxit.
III/PHƯƠNG PHÁP:
 - Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
 - Thực hành TN : TN biểu diễn, TN trực quan.
IV/TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới .
 GV: YC HS nhắc lại oxit là gì ? Có mấy loại oxit?
 Ở chương 4 “ Oxi – không khí ” (lớp 8) đã sơ lược đề cập đến hai loại oxit chính là oxit bazơ và oxit axit. Các oxit đó có những tính chất hóa học nào? Các em hãy tìm hiểu qua bài 1/SGK/4.
Hoạt động 2: I/ Tìm hiểu tính chất hóa học của oxit.
1/ Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào?
a/ Tác dụng với nước:
 BaO + H2O Š 
 Ba(OH)2
* Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm). 
b/ Tác dụng với axit.
CuO + 2HCl š
 CuCl2 + H2O
* Oxit bazơ td với axit tạo thành muối và nước.
 c/ Tác dụng với oxit axit. 
 BaO + CO2 š
 BaCO3 
* Một số oxit bazơ td với oxit axit tạo thành muối. 
GV: YC HS nhắc lại khái niệm về oxit bazơ.
GV: HD HS các thao tác làm TN sao cho tiết kiệm, an toàn.
GV: YC HS tiến hành thí nghiệm.
GV: YCHS quan sát TN, phán đoán giải thích, viết pthh.
 + Nhận xét sự thay đổi trạng thái của các chất ntn? Màu sắc các chất ?
+ Viết pthh?
GV: YC HS nhận xét, kết luận tính chất của oxit vừa TN.
GV: Những oxit bazơ td với H2O ở đk thường là: Na2O, CaO, K2O, BaO. 
GV: Nhận xét sửa sai các ptpứ.
GV: HD HS làm TN 2:
+ Ống ng 1: Cho1 ít bột CuO (đen)
+ Ống ng 2: Một ít bột CaO(trắng).
Nhỏ vào 2 ống nghiệm 2 š 3ml dd HCl lắc nhẹ š quan sát.
GV: YC HS viết ptpứ.
GV: Gọi 1 HS nêu kết luận .
GV Giới thiệu: Bằng TNCM : Một số oxit bazơ: Na2O, K2O, CaO, BaO tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
GV: HD HS viết ptpứ của các oxit trên với oxit axit.
GV: Gọi 1 HS nêu kết luận.
GV:Lưu ý HS không phải tất cả các oxit bazơ đều td được với oxit axit, nước.
GV: YC HS làm BT 1/ SGK/ 6.
HS: Nhắc lại KN oxit bazơ.
HS: Lắng nghe hướng dẫn của GV.
HS:Làm thí nghiệm 1: Cho 1 ít CuO và BaO vào 2 ống nghiệm riêng biệt, rót 5ml H2O vào 2 ống nghiệm.
ð Nhỏ dd phenolphtalein vào 2 ống nghiệm.
HS: Nhận xét: Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm).
HS: Viết ptpứ của các oxit trên với nước.
HS: Tiến hành TN theo hướng dẫn của GV.
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng:
 + Bột màu đen tan š dd xanh lam.
 + Bột màu trắng tan š dd trong suốt.
HS: Viết ptpứ.
HS: Oxit bazơ td với axit tạo thành muối và nước.
HS: Ghi nhận thông tin của GV.
HS: Viết ptpứ:
 BaO + CO2 š BaCO3
HS: Nêu kết luận.
HS: Lưu ý để vận dụng giải BT.
HS: Làm BT 1/SGK/6.
Hoạt động 3: 2/ Oxit axit có những tính chất hóa học nào?
a/ Tác dụng với nước.
P2O5 + 3H2O š 
 2H3PO4
* Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd axit.
b/ Tác dụng với bazơ :
CO2 + Ca(OH)2 š CaCO3 + H2O 
* Oxit axit tác dụng với dd bazơ tạo thành muối và nước.
c/ Tác dụng với oxit bazơ
 CO2 + CaOš 
 CaCO3
* Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối.
GV: YC HS nêu khái niệm oxit axit.
GV: HD HS nghiên cứu nội dung tchh của oxit axit tương tự như oxit bazơ.
GV: Nêu cách tiến hành thí nghiệm 1:
+ Đốt một ít P đỏ để tạo ra P2O5.
+ Rót khoảng 10ml vào lọ, lắc cho P2O5 tan hết trong nước , thử dd bằng giấy quỳ tím.
GV: YC các nhóm quan sát khi thử dd bằng giấy quỳ tím.
GV: YC HS nêu kết luận TN.
GV: YC HS viết ptpứ.
GV: Nhắc lại các gốc axit : 
 SO2 : = SO3 , SO3: = SO4, CO2 : = CO3, P2O5 : PO4
GV: YC HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm nhỏ, với hướng dẫn:
+ Điều chế CO2 từ CaCO3 và dd HCl.
+ Dẫn khí CO2 sinh ra qua dd Ca(OH)2. 
GV: YC các nhóm quan sát TN, khi thấy có hiện tượng thì dừng TN. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
GV: YC các nhóm viết ptpứ.
GV: Gọi 1 HS nêu kết luận.
GV: Nếu thay CO2 bằng những oxit khác như SO2, P2O5  cũng xảy ra phản ứng tương tự.
GV: Từ tính chất (c) của oxit bazơ , nêu nhận xét tính chất của oxit axit.
GV: YC HS viết ptpứ.
GV: Cho HS kết luận chung về tính chất hóa học của oxit axit.
HS: Nêu khái niệm oxit axit.
HS: Tự nghiên cứu tính chất hóa học của oxit axit.
HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
( thực hiện theo các bước của GV hướng dẫn).
HS: Nhận xét : giấy quỳ tím đã chuyển sang màu đỏ.
HS: P2O5 td với H2O tạo thành dd axit H3PO4.
HS: Nêu kết luận về tính chất của oxit axit với nước.
HS: Hợp tác nhóm nhỏ thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng:
 DD Ca(OH)2 vẫn đục, để lâu có kết tủa CaCO3 lắng xuống đáy bình.
HS: Viết ptpứ:
 CO2 + Ca(OH)2 š CaCO3 + H2O.
HS: Nêu kết luận : Oxit axit td với dd bazơ tạo thành muối và nước.
HS: Tự viết ptpứ.
HS: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối.
HS: Viết ptpứ.
HS: Kết luận chung về tính chất của oxit axit theo nội dung đã học.
Hoạt động 4: II/ Khái quát về sự phân loại oxit.
 Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit người ta phân loại như sau:
 + Oxit bazơ: là những oxit tác dụng với dd axit tạo thành muối và nước.
 + Oxit axit: là những oxit tác dụng với dd bazơ tạo thành muối và nước.
 + Oxit lưỡng tính là những oxit td với dd bazơ và td với dd axit tạo thành muối và nước.
 + Oxit trung tính (oxit không tạo muối) là những oxit không td với axit, bazơ, nước
GV: YC HS đọc thông tin ở SGK.
? Căn cứ vào đâu để phân loại oxit?
? Có những loại oxit nào?
GV: Những oxit quan trọng của bậc THCS là oxit bazơ và oxit axit; còn oxit lưỡng tính và oxit trung tính sẽ tìm hiểu ở các lớp sau.
HS: Đọc thông tin.
HS: Căn cứ vào tchh của oxit.
HS: Kể tên 4 loại oxit.
HS: Tìm hiểu thông tin về 2 oxit quan trọng ở bài tiếp theo.
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò.
* Củng cố:
* Dặn dò:
GV: Nhắc lại nội dung chính của bài.
GV: YC HS lên bảng làm bài tập 3/SGK/6.
a/ Kẽm oxit (ZnO), b/ Lưu huỳnh trioxit ( SO3),
c/ Lưu huỳnh đioxit ( SO2), d/ Canxi oxit (CaO),
d/ Cacbon đioxit (CO2).
GV: Gọi HS khác nhận xét – sửa sai.
GV: Nhận xét bài làm của HS.
GV:+ YC HS: -Nắm vững tính chất của oxit.
 - Làm bài tập 2,4,5/SGK/trang 6. HS khá giỏi làm thêm bài tập 6.
 + Tìm hiểu trước nội dung bài mới: Phần A CANXI OXIT.
 - Canxi oxit thuộc loại oxit nào?
 - Canxi oxit có những tính chất và ứng dụng gì? Sản xuất canxi oxit như thế nào?
HS: Lắng nghe, nắm được nội dung chính của bài.
HS: 5 HS lên bảng giải bài tập.
HS: Nhận xét – sửa sai.
HS: Ghi BT vào vở bài tập.
HS: - Học thuộc nội dung bài.
- Làm BT 2,4,5,6 /SGK/trang 6.
+ Xem trước SGK nội dung bài 2, phần A : CANXI OXIT.
 - Canxioxit có những tchh nào?
 - Canxi oxit có ứng dung gì trong đời sống và sản xuất?
 - Nguyên liệu, cách sản xuất canxi oxit ra sao?
*****************@$@*********************
BÀI TẬP
 Câu 1: Có các oxit sau: CaO, SO3, N2O5, CuO, P2O5, BaO, Na2O, SO2
 a/ Những oxit nào là oxit bazơ?
 b/ Những oxit nào là oxit axit?
 Câu 2: Có các oxit: CuO, P2O5, BaO, SO3
 a/ Những oxit nào tác dụng được với axit? Sản phẩm là những chất nào?
 b/ Những chất nào tác dụng được với bazơ? Sản phẩm là những chất nào?

File đính kèm:

  • docBAI 1.doc
Giáo án liên quan