Bài giảng Tuần 1 - Tiết 2 - Bài 1: Tính chất hóa học của oxit khái quát về sự phân loại oxit

- Biết được những tính chất hoá học của oxit axit, oxit bazơ và dẫn ra được những PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất.

 +Hiểu được cơ sở để phân loại oxit axit, oxit bazơ oxit lưỡng tính và oxit trung tính.

- Hình thành kĩ năng:

+ Quan sát, thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. Viết phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất của một số oxit cụ thể. Phân biệt đươc một số oxit cụ thể.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 2 - Bài 1: Tính chất hóa học của oxit khái quát về sự phân loại oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn:22/08./11 
Tiết 2 Ngày dạy:26/08/11
Bài 1.Tính chất hóa học của oxit
khái quát về sự phân loại oxit
 a. Mục tiêu
- Biết được những tính chất hoá học của oxit axit, oxit bazơ và dẫn ra được những PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất.
 +Hiểu được cơ sở để phân loại oxit axit, oxit bazơ oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
- Hình thành kĩ năng:
+ Quan sát, thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. Viết phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất của một số oxit cụ thể. Phân biệt đươc một số oxit cụ thể.
- Có thái độ yêu thích môn học.
 b. Chuẩn bị.
 * Giáo viên: 4 bộ thí nghiệm:
- Dụng cụ: Kẹp gỗ, ống hút, ống nghiệm, giá TN, lọ TT, muôi TT.
- Hoá chất: BaO, CuO, H2O, HCl, P, Ca(OH)2.
* Học sinh: Nghiên cứu trước bài.
c. Hoạt động dạy - học.
I. ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ 
	Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Cho ví dụ và gọi tên.
III. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm a, b. Chú ý thao tác thí nghiệm.
 Yêu cầu:
 + Làm TN theo nhóm theo hướng dẫn.
 + Quan sát các hiện tượng xảy ra.
 + Nêu hiện tượng và giải thích sau đó điền vào phiếu học tập sau:
 - HS: Làm TN theo hướng dẫn, thực hiện các yêu cầu.
 + Báo cáo kết quả
 + Nhận xét, bổ sung.
 + Rút ra kết luận đúng
 - GV: Tóm lại, oxit bazơ có những tính chất hoá học nào?
 - HS: Tương tự, viết PTHH của phản ứng giữa: Na2O, CaO, K2O với H2O.
 - GV: Có kết luận gì về khả năng phản ứng của oxit bazơ với nước?
 - HS: Viết PTHH của phản ứng giữa: ZnO, Fe2O3 với HCl.
 - GV: Có kết luận gì về khả năng phản ứng của oxit bazơ với axit?
- HS: Tương tự, viết PTHH của phản ứng giữa: CaO + CO2, Na2O + SO3, BaO + SO2.
 - GV: Có kết luận gì về khả năng phản ứng của oxit bazơ với oxit axit?
 - GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: a, b.
 - HS: Làm TN theo hướng dẫn, quan sát, nhận xét và giải thích các hiện tượng.
 + Báo cáo kết quả
 + Nhận xét, bổ sung.
 + Viết PTHH minh hoạ.
 - GV: Chốt lại kết luận đúng.
I. Tính chất hoá học của oxit
1. Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào?
a) Tác dụng với nước:
BaO + H2O à Ba(OH)2
- Một số oxit bazơ + H2O à dd bazơ (kiềm).
b) Tác dụng với axit:
CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O
- Oxit bazơ + axit à Muối + nước.
b) Tác dụng với oxit axit:
BaO + CO2 à BaCO3
- Một số oxit bazơ + Oxit axit à Muối.
2. Oxit axit có những tính chất hoá học nào?
a) Tác dụng với nước:
P2O5 + 3H2O à 2H3PO4
- Nhiều oxit axit + H2O à dd axit.
b) Tác dụng với bazơ:
CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O
- Oxit axit + dd bazơ à muối +H2O
c) Tác dụng với oxit bazơ:
 - GV: Giới thiệu cho HS hiểu.
II. Khái quát về sự phân loại oxit
- Oxit bazơ
- Oxit axit
- Oxit lưỡng tính: Al2O, ZnO
- Oxit trung tính: CO, NO
IV. Củng cố
- GV: Khái quát bài.
- HS: + Đọc kết luận SGK.
+ Làm bài tập:
	- Bài tập 1 (SGK - 6)
	- Bài tập 5 (SGK - 6)
V.Hướng dẫn về nhà
- Học, nắm nội dung.
- Làm bài tập 2, 3,4, 6 (SGK - 14)
- Đọc trước bài “Một số oxit quan trọng”.

File đính kèm:

  • docTiet 02. Tinh chat hoa hoc cua oxit.doc