Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1: Ôn tập kiến thức hóa (tiếp)

1. Kiến thức: On tập, củng cố kiến thức cơ bản của lớp 8: nguyên tử; phân tử; nguyên tố hóa học; đơn chất; hợp chất; hoá trị; định luật bảo toàn khối lượng (ĐLBTKL); các loại phản ứng hóa học như phản úng hóa hợp, phản ứng thế, phản ứng phân hủy, phản ứng oxi hóa – khử.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng lý thuyết vào giải bài tập

- Rèn kỹ năng tư duy.

3. Thái độ: hình thành thói quen làm việc khoa học và hợp lý.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1: Ôn tập kiến thức hóa (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn: 15/8/2011
Tiết 1	Ngày dạy: 9A2+9A3:17/8/11
ÔN TẬP KIẾN THỨC 	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Oân tập, củng cố kiến thức cơ bản của lớp 8: nguyên tử; phân tử; nguyên tố hóa học; đơn chất; hợp chất; hoá trị; định luật bảo toàn khối lượng (ĐLBTKL); các loại phản ứng hóa học như phản úng hóa hợp, phản ứng thế, phản ứng phân hủy, phản ứng oxi hóa – khử.
2. Kỹ năng: 
- Vận dụng lý thuyết vào giải bài tập 
- Rèn kỹ năng tư duy.
3. Thái độ: hình thành thói quen làm việc khoa học và hợp lý.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: các kiến thức lớp 8, bảng phụ.
* Học sinh: kiến thức hóa 8.
2. Phương pháp dạy học: Đàm thoại tái hiện, làm việc theo nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Mở bài:
* Oån định: (1’) trật tự, sĩ số.
* Vào bài mới: Để học tập tốt hơn chương trình Hóa 9 chúng ta cùng nhau ôn tập những kiến thức đã học trong chương trình Hóa 8. – Vào bài – Những kiến thức cơ bản cần nắm được là gì? – Hđ1 
2. Phát triển bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Oân tập kiến thức cơ bản: (8’)
- Cho HS trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
1. Nguyên tử là gì ? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
2. Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào?
3. Nguyên tố hoá học (NTHH) là gì ? NTHH được biểu diễn như thế nào?
3. Đơn chất là gì ? Cho ví dụ ?
4.Hợp chất là gì ? cho ví dụ ?
5.Phân tử là gì ? cho ví dụ ?
6.Cách tính phân tử khối như thế nào?
I/ Một số khái niệm cơ bản 
1.Nguyên tử : là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp.
2.Nguyên tố hoá học : là tập hợp những ngtử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân (Al; Fe; O2...). NTHH được biểu diễn bằng 1 chữ cái in hoa hoặc 1 chữ in hoa và một chũ thường.
3.Đơn chất : là những chất tạo nên từ một NTHH (O2; H2; Ca; Cl2...)
4.Hợp chất : là những chất tạo nên từ hai NTHH trở lên (H2O; BaCl2...)
5.Phân tử : là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất (HCl; N2; K2SO4..)
6.Cách tính phân tử khối : là khối lượng tính bằng đvC, bằng tổng các nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
Trong hóa học cần phải nhớ những quy tắc và định luật nào? – Hđ2
* Hoạt động 2: Nhắc lại kiến thức về các quy tắc, định luật hóa học (7’)
- Cho HS nhắc lại các kiến thức sau:
1. Phát biểu quy tắc hóa trị? Nêu công thức tổng quát ?
2. Nêu các bước tính hoá trị của 1 nguyên tố chưa biết trong hợp chất 2 nguyên tố ?
3. Từ hóa trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố ta có thể lập được công thức hóa học của chất không?
4. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? 
II/ Một số quy tắc và định luật hóa học:
1. Quy tắc hoá trị : “trong công thức hóa học tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia” .
Xét hợp chất AxBy, A hóa trị a, B hóa trị b ta có: a*x = b*y
2. Dựa vào QTHT để tính hoá trị của 1 nguyên tố chưa biết trong hợp chất 2 nguyên tố: Gọi a là hoá trị cùa ngtố cần tìm, áp dụng QTHT để tìm a. 
3. Dựa vào quy tắc hoá trị để viết công thức hóa học: 
* Nếu hoá trị của 2 ngtố bằng nhau thì chỉ số cũng bằng nhau và đều bằng 1 
* Nếu hoá trị của 2 ngtố không bằng nhau thì áp dụng quy tắc “ hoá trị của nguyên tố này là chỉ số của ngtố kia”
4. Định luật bảo toàn khối lượng: “Trong 1 phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất tạo thành (sản phẩm) bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng”
Thế nào là phản ứng hóa học? Có những loại phản ứng hóa học nào? – Hđ3
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về phản ứng hóa học 
- Cho HS nhắc lại định nghĩa và cách cân bằng phản ứng hóa học?
- Cho HS hoàn thành các PTHH sau và phân loại phản ứng?
a. Na2O+ H2Oà NaOH
b. Al + O2 à Al2O3
c. Fe(OH)3àFe2O3+H2O
d. Mg + HClà MgCl2+H2 
- H: Có mấy loại phản ứng hóa học? Nêu định nghĩa.
- Cho HS nhắc lại định nghĩa sự khử, sự oxi hóa, chất khử và chất oxi hóa.
III/ Phản ứng hóa học: (8’)
1. Định nghĩa: Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
2.Cân bằng phản ứng hoá học:
- Viết sơ đồ phản ứng 
- Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức (chú ý viết hệ số cao bằng kí hiệu hoá học)
- Viết phương trình hoá học 
* VD: Cân bằng các PTHH 
a. Na2O + H2O à 2NaOH => phản ứng hóa hợp
b. 4Al + 3O2 à 2Al2O3 => phản ứng hóa hợp, oxi hóa - khử
c. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O => phản ứng phân hủy
d. Mg + 2HCl à MgCl2 + H2 => phản ứng thế
3.Các loại phản ứng hoá học :
* phản ứng hoá hợp 
* phản ứng thế 
* phản ứng phân huỷ 
* phản ứng ôxi hoá – khử
_ Sự khử, sự oxi hóa
_ Chất khử, chất oxi hóa. 
Có những loại hợp chất nào đã được nghiên cứu trong môn hóa 8? – Hđ4
* Hoạt động 4: Nhắc lại các hợp chất đã học (10’)
- Cho HS nêu định nghĩa oxit, axit, bazơ, muối?
IV/ Oâxit – Axit – Bazơ – Muối 
a. Oxit : là hợp chất 2 ngtố trong đó có 1 ngtố là ôxi 
b. Axit : phân tử axít gồm có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axít, các nguyên tử H này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. 
c. Bazơ :phân tử bazơ gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđrôxit (- OH) 
d. Muối : phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axít.
Ngoài những kiến thức còn cần nắm được những công thức nào? – Hđ5
* Hoạt động 5: Nhắc lại các công thức cần nhớ 
- Cho HS nhắc lại các công thức tính số mol, tỉ khối chất khí, nồng độ mol và nồng độ %.
V/ Các công thức cần nhớ : (5’)
- n = m/M(mol) => m = n. M (g)
- n = V/22,4 (mol) => V = n. 22,4 (l)
- dA/B = MA/MB ; dA/KK =MA/29
- 
- C%= 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: (5’) Cho 28,4 g P2O5 vào cốc chứa 90g nước để tạo thành axít phôtphoríc H3PO4
a. Sau pư chất nào còn dư? khối lượng là bao nhiêu?
b. Tính khối lượng H3PO4 tạo thành? Cho P=31; O=16; H=1.
2. Dặn dò: (1’) Chuẩn bị bài tính chất hóa học của ôxit, phân loại ôxit: Đọc kĩ nội dung bài học sắp tới; ôn kĩ định nghĩa, phân loại và cách đọc tên oxit. Oân lại bài tính chất của oxi và cách nhận biết axit, bazơ.

File đính kèm:

  • docbai 1 on tap dau nam.doc
Giáo án liên quan