Bài giảng Tuần: 1 - Tiết 1: Ôn tập đầu năm (tiết 52)
I. Mục tiêu :
Giúp học sinh hệ thống hoá lại những nội dung cơ bản của hoá học 8 .Trong đó khắc sâu những phần cơ bản ,nhằm chuẩn bị trực tiếp cho việc học nội dung mới
Những nội dung cần đề cập trong tiết ôn tập ,các khái niệm cơ bản ,định luật bảo toàn khối lượng ,mol và tính toán hoá học ,các loại chất đã học và dung dịch
II. Tiến trình lên lớp :
dụng với nước, có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí và để ngửa bình BT 10: GV hướng dẫn HS viết PTHH và đổi các đại lượng 4) Dặn dò: -Nghiên cứu bài mới (cácbon): Tìm hiểu tính chất của các bon vô định hình (than gỗ, than xương, ..) Tiết 33: CACBON Lớp: - 9A Tiết:......Ngày dạy:............................Sĩ số......................... - 9B Tiết:......Ngày dạy:............................Sĩ số......................... Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh biết được -Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và cácbon vô định hình. -Cácbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học nhất -Sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình . -Cácbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: Tác dụng với oxi và một số oxit kim loại , tính chất hóa học đặc biệt của cácbon là tính khử ở nhiệt độ cao. (KTTT) -Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hóa học của cácbon (KTTT) Kĩ năng: -Quan sát thí nghiệm, hình ảnh TN và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của cácbon . -Viết pthh của cacbon với oxi, với 1 số oxit kim loại. -Tính lượng C và hợp chất của C trong phản ứng hoá học, khối lượng chất bị khử và lượng nhiệt toả ra hoặc tiêu thụ trong phản ứng của C. Thái độ: - Say mê tìm hiểu nghiên cứu bộ môn Chuẩn bị: 1) GV: -Dụng cụ, hoá chất thí nghiệm -Giáo án, SGK 2) HS: - Học bài, làm bài tập - Đọc trước bài mới Tiến trình lên lớp: Kiểm tra bài cũ: a.Nêu tính chất hóa học của clo. Viết các PTHH minh họa . b.Viết PTHH khi cho clo, lưu huỳnh, oxi phản ứng với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hóa trị của sắt trong những hợp chất tạo thành. Bài mới: -Giới thiệu bài:Cácbon là 1 trong những nguyên tố hóa học được loài người biết đến sớm nhất, rất gần gũi với đời sống con người, vậy cácbon tồn tại ở dạng nào trong tự nhiên ? cácbon có những tính chất vật lí và hóa học nào? Cácbon có những ứng dụng gì? Để trả lời, chúng ta sẽ nghiên cứu bài cácbon . Hoạt động1:I/ Các dạng thù hình của cácbon: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài ghi -GV gợi ý HS nhớ lại bài oxi ta đã biết oxi có 2 dạng thù hình là O2 và O3, đây là những đơn chất, vậy dạng thù hình là gì? -GV bổ sung và kết luận như sgk -GV giới thiệu cho HS 3 dạng thù hình của cácbon và yêu cầu HS nêu một số tính chất của cácbon vô định hình -HS dựa vào gợi ý của GV để trả lời câu hỏi (dạng thù hình là những đơn chất ...) -HS nhận lượng thông tin và dựa vào sơ đồ để trả lời 1/Dạng thù hình là gì?là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên . Ví dụ:O2 và O3 2/ Các dạng thù hình của cácbon : -Kim cương:Cứng,trong suốt, không dẫn điện -Than chì:Mềm, dẫn điện. -Cácbon vô định hình (than gỗ, than xương...) xốp, không dẫn điện. Hoạt động2:II/ Tính chất của cácbon: -GV thực hiện TN về sự hấp phụ màu của than gỗ. Hướng dẫn HS quan sát dd thu được sau khi chảy qua lớp than gỗ -GV bổ sung và kết luận -GV cho nhiều VD để chứng minh than gỗ có tính hấp phụ chất khí, hơi. (chú ý tới liên hệ thực tế :lọc nước, cơm khê.) -GV thông báo than mới điều chế có tính hoạt tính mạnh -GV nêu vấn đề cácbon là phi kim . cácbon có những tính chất hóa học nào? -GV thông báo cácbon là phi kim hoạt động hóa học yếu điều kiện xảy ra phản ứng của C với H2và kim loại rất khó khăn nên ta chỉ xét 1 số tính chất hóa học có nhiều ứng dụng -GV thực hiện TN đốt cháy cacbon trong oxi và yêu cầu HS quan sát hiện tượng và viết PTHH -GV bổ sung và kết luận. -GV thực hiện thí nghiệm CuO+ C và yêu cầu HS giải thích các hiện tượng: Tại sao nước vôi trong đục, màu của hỗn hợp sau khi nung chuyển từ đen thành đỏ -GV yêu cầu HS nhận xét và rút ra kết luận -GV bổ sung và kết luận -HS quan sát GV làm TN. Nhận xét hiện tượng dd mực sau khi qua lớp than gỗ trở thành dd trong suốt, không màu -HS nhận lượng thông tin -HS thảo luận trả lời về tính chất hóa học chung của phi kim -HS làm theo yêu cầu của GV (cháy trong oxi và tỏa nhiều nhiệt ) -HS quan sát hiện tượng và viết PTHH : CuO + C → CO2 + Cu -HS giải thích các hiện tượng (vì có CO2 tạo thành, Cu tạo thành) -HS rút ra kết luận:C khử được oxít của một số kim loại -Quan sát -Nghe, ghi nhớ -Nhận xét -Nghe, ghi vở 1.Tính chất hấp phụ: -Than gỗ có tính hấp phụ chất màu tan trong dd. -Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi. Than gỗ có tính hấp phụ 2. Tính chất hóa học: a. Cácbon tác dụng với oxi: C + O2 → CO2 + Q b.Cácbon tác dụng với oxít kim loại: CuO +C → CO2 + Cu -Ngoài ra ở nhiệt độ cao C còn khử được một số oxít kim loại như ZnO, PbO ... Hoạt động 3:Ưng dụng của cácbon: -GV yêu cầu HS hãy nêu những ứng dụng có liên quan đến tính chất hóa học của cácbon (than, kim cương, than chì)và giải thích tại sao ?(VD tại sao than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng độc...) -GV bổ sung và kết luận. -HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi (phản ứng cháy → tỏa nhiệt.C có tính khử → luyện gang thép..) và giải thích tại sao ? -Than chì làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì. -Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính. -Than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng độc, làm chất khử màu , khử mùi. -Than đá, than gỗ, được dùng làm nhiên liệu, làm chất khử để điều chế một số kim loại Củng cố: -GV yêu cầu 1 → 2 HS đọc phần ghi nhớ -GV hỏi dạng thù hình của nguyên tố là gì? Nêu các dạng thù hình của cácbon -GV yêu cầu HS giải bài tập 2 sgk C + CuO; C+ PbO; C + CO2; C + FeO (C đóng vai trò là chất khử) -GV hướng dẫn HS giải BT3: A là CuO; B là cácbon ; C là CO2; D là Ca(OH)2. BT4: C + O2 → CO2 độc ...mưa axít , BT5 về nhà Dặn dò: -Về nhà học bài cũ, làm bài tập -Nghiên cứu bài mới : Tìm hiểu về tính chất của các oxít của cácbon Tiết 34: CÁC OXIT CỦA CACBON Lớp: - 9A Tiết:......Ngày dạy:............................Sĩ số......................... - 9B Tiết:......Ngày dạy:............................Sĩ số......................... I, Mục tiêu: Kiến thức:HS biết được -CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao. Là oxit trung tính có tính khử mạnh . -CO2 là oxit axit tương ứng với axit cacbonic Kĩ năng: -Biết quan sát TN và hình ảnh thí nghệm để rút ra tính chất hoá học của CO, CO2 -Xác định pứ có thực hiện được hay không và viết pthh -Nhận biết CO2, một số muối cacbonat cụ thể . -Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO và CO2 trong hỗn hợp Thái độ: -Yêu thích môn học, say mê tìm hiểu nghiên cứu bộ môn II, Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Giáo viên: -Dụng cụ hoá chất thí nghiệm -Giáo án, SGK 2) Học sinh: -Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài mới III, Tiến trình lên lớp: Kiểm tra bài cũ: a. Dạng thù hình của nguyên tố là gì?cho 2 ví dụ b. Viết PTHH của C với các oxit sau :CuO, PbO, CO2, FeO. Hãy cho biết loại phản ứng , vai trò của C trong các phản ứng đó trong sản xuất Bài mới: -Vào bài:GV viết CTHH CO và CO2. Hai oxit này thuộc loại nào? Chúng có những tính chất và ứng dụng gì ? để trả lời chúng ta sẽ nghiên cứu về tính chất và ứng dụng của các oxit này Hoạt động 1: I/ CÁCBON OXIT (CO = 28): HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Nội dung bài ghi -GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk về tính chất vật lí của CO -GV nêu câu hỏi để HS nhớ lại một số phản ứng của CO trong lò cao và cho biết vai trò của CO -GV cho HS quan sát hình vẽ (H 311) và mô tả TN để chứng tỏ tính chất của cácbon oxit -GV yêu cầu HS dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học cho biết ứng dụng của CO -GV bổ sung và kết luận -HS tự đọc sgk và trả lời câu hỏi (tính chất vật lí của CO) -HS trả lời : Viết các PTHH (các oxit sắt +CO) và cho biết vai trò của CO -HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi (nêu được hiện tượng tại sao có chất rắn màu đỏ xuất hiện) -HS trả lời câu hỏi(làm nhiên liệu, chất khử...) -Nghe, ghi nhớ 1/Tính chất vật lí: CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí, rất độc. 2/Tính chất hóa học: a. CO là oxít trung tính :ở nhiệt độ thường CO không phản ứng với nước, kiềm và axít. b. CO là chất khử:ở nhiệt độ cao CO khử được nhiều oxít kim loại CuO+CO àCO2+Cu 3/Ưng dụng: Làm nhiên liệu, chất khử, nguyên liệu trong công nghiệp hóa học Hoạt động 2:CÁCBON ĐI OXIT: CO2 = 44 -GV yêu cầu nêu tính chất vật lí của CO2. Ngoài ra GV cho HS quan sát một số TN như hình 3.12 để bổ sung thêm tính chất vật lí -GV làm TN cho quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước rồi sục khí CO2 vào (h3.13) đun nóng dd và yêu cầu HS quan sát TN, rút ra nhận xét -GV yêu cầu HS viết PTHH của CO2 với NaOH -GV thông báo sản phẩm tạo thành phụ thuộc vào tỉ lệ số mol -GV yêu cầu HS viết PTHH của CaO với CO2 và kết luận -GV yêu cầu HS đọc sgk để nêu ứng dụng của CO2 (chú ý đến phần liên hệ thực tế) -GV bổ sung và kết luận . -HS dựa vào sự hiểu biết về CO2 để trả lời và quan sát hình 3.12 -HS quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét, giải thích (quỳ tím đỏ nhạt ,khi đun nóng chuyển sang màu tím)àH2CO3 là một axít yếu -HS viết PTHH (sản phẩm có thể là Na2CO3 hoặc NaHCO3 hay cả 2 muối -HS viết PTHH và kết luận CO2 là một oxít axít -HS đọc sgk và trả lời câu hỏi -Nghe, ghi vở 1/Tính chất vật lí: CO2 là chất khí không màu , không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy, CO2 bị nén và làm lạnh thì hoá rắn . 2/Tính chất hoá học: a.Tác dụng với nước: CO2 + H2O → H2CO3 b. Tác dụng với dd bazơ: CO2+2NaOHàNa2CO3+H2O 1 mol 2 mol CO2 + NaOH → NaHCO3 1 mol 1 mol 2CO2+3NaOHàNaHCO3+ Na2CO3 2 mol 3 mol Kết luận:CO2 có những tính chất của oxit axit 3/ Ứng dụng: CO2 chửa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất nước giải khát có gaz, sản xuất xôđa, phân đạm urê Củng cố: -GV yêu cầu HS hệ thống lại tính chất quan trọng của khí CO và CO2 , để thấy rõ sự sự giống nhau và khác nhau về thành phần tính chất và ứng dụng -Nếu có điều kiện GV lập bảng so sánh để HS thấy rõ được tính chất khác biệt giữa 2 axit này -GV hướng dẫn HS giải BT sgk. BT3: Dẫn CO, CO2 qua Ca(OH)2 , CuO. BT4: Do Ca(OH)2 tác dụng với khí CO2 trong không khí → CaCO3 BT5: Dẫn C
File đính kèm:
- HOA 9 BIBI.doc