Bài giảng Tuần: 1 - Tiết: 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 8)

HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng . Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.

 - Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta , do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

 - Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.

 

doc72 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần: 1 - Tiết: 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 8), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét .Cho HS gập tự xây dựng sơ đồ về CTHH của đơn chất và hợp chất. 
GV: Nhận xét và giảng thêm để HS hiểu rõ hơn .
GV: Yêu cầu HS nêu khái niệm về hoá trị .
GV: Cho hs viết dạng tổng quát theo quy tắc giải thích và chú thích 
GV: Cho hs nghiên cứu ví dụ trong sgk . Gv giao thêm 2 ví dụ để hs tính và trả lời 
GV: Đưa ra đáp án đúng để hs so sánh 
GV : Hướng dẫn hs cách tính nhẩm nhanh
HS : nghiên cứu lại thông tin sgk ( trang 40 )
HS : Trả lời phiếu học tập theo nhóm 
HS : Lên bảng biểu diễn kiến thức bằng sơ đồ 
HS : Trả lời 
HS : Làm bài tập gv giao 
HS : lắng nghe
I. Kiến thức cần nhớ
 1, Chất được biểu diễn bằng CTHH :
 Chất gồm : Đơn chất và hợp chất 
a, Đơn chất : +, A ( kim loại và 1 số phi kim )
 VD : Cu , Fe , S ,P .
 +, An ( n =2 phi kim )
 VD : H2 , N2 
b, Hợp chất : AxBy và AxByCz 
A, B có thể là nguyên tử hay nhóm nguyên tử 
 2, Hoá trị :
 Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử 
 AaxBby vậy a.x = b .y ( theo quy tắc hoá trị )
 a, Tính hoá trị chưa biết ?
 +, Ala?2OII3 vậy 2. a = II. 3 suy ra a= III , nhôm có hoá trị III
 +, Mna?OII2 vậy a.1 = 2 .II suy ra a = IV . vậy Mn có hoá trị IV
* Hoạt động 2 : Bài tập 
GV : Cho mỗi nhóm làm một bài lần lượt từ nhóm 1 đến nhóm 4 làm từ bài 1 đến bài 4 
GV: Cho hs nhận xét chéo nhau . Sau khi đưa ra đáp án . Sau đó nhận xét và kết luận 
HS : Làm bài tập theo nhóm . Lên trình bày trên bảng 
b, Lập CTHH 
 +, NaIx (OH)Iy vậy x/y = I/I = I suy ra x = 1 , y = 1 
 Ta có CTHH là : NaOH
 +, BaIIxClIy nên x/y = I/II suy ra x = 1 , y = 2 
Vậy CTHH là BaCl2
II. Bài tập : 
4, Củng cố : 
	 - Cho hs nhắc lại cách viết CTHH của đơn chất hợp chất 
	 - Nhắc lại quy tắc hoá trị , lập CTHH , tìm hoá trị của nguyên tố 
5, Hướng dẫn học ở nhà : 
	 - Học kỹ bài luyện tập , ôn thật kỹ giờ sau kiểm tra 1 tiết 
IV. Rút kinh nghiệm
Kiểm tra viết 45 phút
Môn hoá
Đề bài
Câu 1: Hãy điền chữ Đ (Đúng) S ( Sai) ứng với những câu khẳng định sau:
Trong nguyên tử:
1. Số hạt proton bằng số hạt electron (số p = số e)
2. Proton và electron có khối lượng bằng nhau
3. Số hạt nơtron luôn bằng số hạt nơtron (số p = số n)
4. Khối lượng của các hạt proton và nơtron được coi là khối lượng của hạt nhân
5. Khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng của các hạt electron và proton
6. Electron chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp
Câu 2: Dùng chữ số và công thức hóa học, ký hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau:
Năm phân tử oxi:..
Năm nguyên tử oxi:
Một phân tử khí cacbonic:..
Một phân tử đồng:.
Câu 3: 
Phát biểu quy tắc hóa trị và viết biểu thức hóa trị với hợp chất AxBy (a,b lần lượt là hóa trị của A,B)
Tính hóa trị của K, nhóm PO4 trong các hợp chất sau, biết O có hóa trị II, sắt có hóa trị II
 -K2O - Mg3(SO4)
Câu 4: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất tạo bởi :
Nhôm (III) và clo(I)
Canxi (II) và nhóm NO3 (I)
Câu 5: Có hỗn hợp bột các chất sau: muối ăn, nhôm, sắt và gỗ. Trình bày cách tách các chất trên khỏi hỗn hợp./.
Hướng dẫn chấm
Câu 1: (3đ) Đúng: 1, 4, 6 Sai: 2, 3, 5 Mỗi ý đúng 0,5đ
Câu 2 (1đ) Mỗi ý đúng 0,25đ
Câu 3 (2đ) Đúng quy tắc 0,5đ; Đúng biểu thức 0,5đ Mỗi hoá trị đúng 0,5đ
Câu 4 (3đ)Đúng CTHH mỗi ý 1đ PTK 0,5đ
Câu 5 (1đ) Cho vào nước => gỗ nổi, lọc còn sắt và đồng dùng nam châm, nước muối đun cho bay hơi.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần: 9
Ngày soạn:
Tiết: 17
sự biến đổi chất
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: - Phân biệt được :
 +, Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu ( các phân tử không thay đổi )
 +, Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác ( phân tử chất cũ mất đi để tạo ra phân tử chất mới )
2. Kỹ năng: - Rèn luyện một số thao tác thí nghiệm và rèn luyện thói quen quan sát , nhận xét , tìm cách giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm 
3.Thái độ:GD thái độ thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Hoá chất : Bột sắt khử , bột S , đường trắng 
 Dụng cụ : Nam châm , thìa nhựa , đĩa thuỷ tinh , ống nghiệm , kẹp gỗ , đèn cồn 
Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài mới. 
III. Tiến trình dạy học : 1. ổn định lớp.
 2. Kiểm tra .
 3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu hiện tượng vật lí 
GV: Cho hs quan sát hình 2.1 sgk ( 45 )
GV : Tổng kết 
HS : Hoạt động nhóm nêu lên nhận xét về hình 2.1. Nhóm khác bổ sung ý kiến 
I. Hiện tượng vật lí 
 * Quan sát :
 - Nhận xét : Hiện tượng vật lí là hiện tượng mà chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên trạng thái là chất ban đầu
Hoạt động 2
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu hiện tượng hoá học :
GV : Cho hs làm thí nghiệm 
GV : Chất gì bị hút trên nam châm ?
GV : Hiện tượng này được gọi là gì ?
GV : Hướng dẫn hs làm tiếp tục thí nghiệm đun nóng hỗn hợp Fe và S GV: Quan sát màu sắc của chất rắn ? chất rắn có còn bị nam châm hút nữa không? vì sao?Vậy khi đun nóng sắt biến đi đâu ?
GV : Bổ sung và kết luận 
GV: Cho hs làm thí nghiệm đun nóng đường kính 
GV: Nhận xét màu của đường ?Trên thành ống có gì ?
GV : Nếu biết thành phần của đường là Cn(H2O)m thì chất màu đen là chất gì ? 
GV : Cho hs rút ra nhận xét ?
GV : Tổng kết lại . Cho hs làm phiếu học tập 
 Nội dung phiếu :
Các hiện tượng sau đây hiện tượng nào là hiện tượng vật lí , hiện tượng nào là hiện tượng hoá học ?giải thích ?
 a, Cồn để trong lọ không hín bị bay hơi 
 b, Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua 
 c, Đinh sắt để trong không khí bị gỉ 
 d, Cho vôi sống vào nước được vôi tôi 
GV : Treo đáp án . Nhận xét và kết luận 
HS : Làm thí nghiệm theo nhóm trôn đều bột sắt với bột S rồi chia đôi 
HS : Trả lời 
HS : Tiếp tục làm thí nghiệm 
HS Cử đại diện trả lời ,Nhóm khác bổ sung 
HS : Làm thí nghiệm theo nhóm 
HS : Trả lời 
HS : Là than ( C )
HS : Trả lời 
HS : Làm phiếu học tập theo nhóm
HS : Tự sửa sai 
II. Hiện tượng hoá học :
 * Thí nghiệm : SGK ( 45+46 )
 +, Hiện tượng : Đưa nam châm lại gần 1 phần bột sắt bị hút 
Hiện tượng vật lí do sắt vẫn còn nguyên 
- Phần còn lại cho vào ống nghiệm và đun mạnh một lúc 
+, Hiện tượng : Chất rắn không bị nam châm hút hỗn hợp chuyển dần thành chất rắn màu xám 
 Fe + S t0 FeS
 * Thí nghiệm 2 : SGK ( 46 )
Đường trắng chuyển thành chất màu đen và có giọt nước trên thành ống 
 +, Nhận xét : Chất biến đổi có tạo ra chất khác gọi là hiện tượng hoá học 
4, Củng cố : - Cho hs đọc ghi nhớ SGK /47
	 - GV củng cố lại kiến thức trong bài 
	5, Hướng dẫn học ở nhà :
	 - Lấy 3 ví dụ về hiện tượng vật lí , 3 ví dụ về hiện tượng hoá học 
	 - Làm bài tập 2,3 trang 47 - Đọc trước bài phản ứng hoá học 
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Tiết: 18
phản ứng hoá học (T1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS hiểu được :
 + Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác: Chất phản ứng (chất tham gia) là chất ban đầu bị biến đổi trong các phản ứng và sản phẩm là chất được tạo thành.
 + Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng một số thao tác thí nghiệm và rèn luyện thói quen quan sát, nhận xét, tìm cách giải quyết hiện tượng khi làm thí nghịêm.
3. Thái độ:
- GD thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa H2 và O2 
Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài mới. 
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp.
- ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra:
- Hiện tượng vật lý là gì? Hiện tựơng hoá học là gì ? Em hãy cho ví dụ?
- Chữa bài tập 2, 3 SGK?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa phản ứng hoá học:
GV : Cho hs quan sát thí nghiệm :
 - Dùng ống nghiệm chia d d NaOH làm 2 phần 
 +, Nhỏ d d CuSO4 vào phần 1 
 +, Đổ d d HCl vào phần 2 . Nhỏ d d CuSO4 vào d d thu được 
Cho hs nhận xét hiện tượng 
GV : Dựa vào dấu hiệu nào đoán hiện tượng xảy ra là hiện tượng hoá học ?
GV : Như vậy là có phản ứng hoá học xảy ra . ở bài trước khi đun nóng bột sắt với bột S ta được chất gì ? Chất này có bị nam châm hút không ?
GV: Sắt mất đi biến đổi thành chất khác quá trình gọi là gì ?
GV: Hướng dẫn hs cách xác định chất phản ứng và sản phẩm 
HS : - Có kết tủa xanh 
 - Mất màu hồng , không có kết tủa xanh 
HS : ở thí nghiệm đổ d d HCl vào phần 2 không có kết tủa xanh d d không còn NaOH ( chất mới được tạo ra )
HS : Chất Fe , không bị nam châm hút 
HS : Trả lời 
HS : Lấy ví dụ về phản ứng hoá học 
I. Định nghĩa :
 Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học 
 VD : S + Fe to FeS
 đường than + nước ( chất phản ứng ) ( chất sản phẩm )
Hoạt động 2
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu diễn biến của phản ứng hoá học :
GV : Treo sơ đồ hình 2.5 SGK / 48 để hs quan sát 
GV : Đưa ra nhận xét trên bảng phụ 
GV : Kết luận 
GV : Vận dụng bài tập 13.2 trang 16 sách bài tập : Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí H2 và khí Cl2 tạo ra HCl 
GV : Từ sơ đồ hình 2.5 và từ nhận xét em hãy rút ra kết luận 
GV: Nhận xét 
HS : Nghiên cứu thông tin sgk kết hợp với hình 2.5 SGK / 48 . Hoạt động nhóm ghi lại đáp án cho các câu hỏi ở phần II trong SGK 
HS : Trả lời nội dung của câu hỏi SGK phần II ( trang 49 ) 
HS : Quan sát để sửa nếu nhóm nhận xét sai 
HS : Lĩnh hội kiến thức 
HS : Trả lời 
II.Diễn biến của phản ứng hoá học :
 - Các nguyên tử ô xi và các nguyên tử hiđrô liên kết với nhau theo ( O2 và H2 )
 - Sản phẩm phản ứng là một nguyên tử o xi liên kết với 2 nguyên tử H2 
 - Trong qua trình phản ứng số nguyên tử H và nguyên tử O vẫn giữ nguyên 
* , Kết luận : Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác 
	 4, Củng cố :
	 - Hệ thống hoá kiến thức bài học
	 - Đọc ghi nhớ ý 1 , ý 2 SGK / 50 
	 5, Hướng dẫn học ở nhà :
	 - Hoàn thành bài tập 1,2 SGK /50
	 - Nghiên cứu phần III , IV bài phản ứng hoá học
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần: 10
Ngày s

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 8 HKI 3 COT.doc
Giáo án liên quan